Tin Ngân hàng nổi bật trong tuần: Loạt ngân hàng báo lỗ quý 4/2021; Hơn 2,26 triệu khách hàng được miễn, giảm lãi suất
Ngành ngân hàng tuần qua chứng kiến loạt thông tin đáng chú ý như: Nhiều nhà băng nhỏ báo lỗ nặng trong quý 4/2021 như Saigonbank, NCB; lãi suất huy động rục rịch tăng tại nhiều ngân hàng.
Loạt ngân hàng báo lỗ quý 4/2021
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank - Mã: SGB) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV với lợi nhuận năm 2021 đạt hơn 154 tỷ đồng, tăng 27,2% so với cùng kỳ, vượt 14% kế hoạch năm (135 tỷ đồng).
Tính riêng quý IV, ngân hàng ghi nhận lỗ trước thuế hơn 40 tỷ đồng, giảm so với số lỗ của cùng kỳ 2020 là 56 tỷ đồng.Theo đó, thu nhập lãi thuần giảm 5,9% xuống còn 135,9 tỷ. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối giảm lần lượt 40,7% và 15%.
Ở chiều tích cực, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần tăng gấp 89 lần cùng kỳ từ 1,2 tỷ đồng lên gần 107 tỷ đồng.
Không chỉ Saigonbank, Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank - BVB) cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2021 với khoản lỗ trước thuế là 74 tỷ đồng.

Phía ngân hàng cho biết chuyển từ lãi ở báo cáo cùng kỳ năm trước sang lỗ ở kỳ này chủ yếu do tác động bất lợi của dịch COVID-19, đồng thời ngân hàng cũng thực hiện chính sách miễn giảm lãi, cơ cấu lại nợ, miễn giảm phí,... cho khách hàng.
Dù vậy, dễ thấy chi phí hoạt động tăng 33,9% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 33,6%, có giá trị lên đến 474 tỷ đồng cũng góp phần khiến ngân hàng này phải chịu khoản lỗ trước thuế trong quý IV/2021.
Tương tự tại ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB, HNX: NVB) báo lãi trước thuế năm 2021 vỏn vẹn hơn 2,3 tỷ đồng, chủ yếu do trích các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc.
Tính riêng trong quý 4/2021, kết quả kinh doanh của NCB nhìn chung kém khả quan khi hoạt động chính sụt giảm 72% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 171 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Các nguồn thu ngoài lãi lại tăng trưởng hơn so với cùng kỳ như lãi từ dịch vụ (gấp 2.6 lần), lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư (gấp 3.7 lần), lãi từ hoạt động khác (gấp 3 lần). Riêng hoạt động kinh doanh ngoại hối ghi nhận khoản lỗ hơn 21 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 9 tỷ đồng.
Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của NCB giảm 55% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 220 tỷ đồng. Trong quý 4, NCB dành ra hơn 97 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 10 lần cùng kỳ. Thêm vào đó, Ngân hàng trích hơn 326 tỷ đồng cho các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc. Do đó, NCB báo lỗ hơn 203 tỷ đồng trong quý 4, cùng kỳ năm trước nhà băng này chỉ lỗ gần 25 tỷ đồng.
Ngoài ra, một số ngân hàng khác cũng ghi nhận lợi nhuận quý 4/2021 giảm mạnh như PGBank, ABBank.
Hơn 2,26 triệu khách hàng được miễn, giảm lãi suất
Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đên các ngân hàng đã miễn, giảm lãi suất cho trên 2,26 triệu khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch với dư nợ hơn 3,9 triệu tỷ đồng. Các ngân hàng cho vay mới lãi suất thấp hơn so với trước dịch Covid-19 với doanh số lũy kế từ 23/1/2020 đến nay đạt trên 7,6 triệu tỷ đồng cho khoảng 1,32 triệu khách hàng.
Tổng số tiền lãi các tổ chức tín dụng miễn, giảm cho khách hàng khoảng gần 37.500 tỷ đồng trong gần 2 năm qua. Trong đó, 16 ngân hàng thương mại (chiếm 75% tổng dư nợ nền kinh tế) đã thực hiện có kết quả việc giảm lãi suất cho vay theo cam kết với Hiệp hội Ngân hàng, tổng số tiền lãi đã giảm lũy kế từ 15/7/2021 đến 30/11/2021 cho khách hàng là khoảng 18.095 tỷ đồng, đạt 87,78% so với cam kết.
Còn đối với chương trình cho vay trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất với lãi suất 0%/năm, không có tài sản bảo đảm theo Nghị quyết 68, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân trên 63 tỉnh, thành phố với số tiền hơn 2.011 tỷ đồng đối với 2.333 doanh nghiệp sử dụng lao động để trả lương ngừng việc và trả lương phục hồi sản xuất cho 530.474 lượt người lao động.
Ngoài ra, các tổ chức cũng đã miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch Covid-19. Ước tính số lượng giao dịch được miễn phí chiếm khoảng 80%. Dự kiến tổng số tiền phí dịch vụ thanh toán qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng và qua hệ thống chuyển mạch bù trừ (hệ thống Napas) đã giảm cho khách hàng từ năm 2020 đến hết năm 2021 khoảng 2.557 tỷ đồng và giảm trên 250 tỷ đồng tiền khai thác dịch vụ thông tin tín dụng trong năm 2021.
Năm 2022 các ngân hàng tiếp tục không được chia cổ tức bằng tiền mặt
Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp tục triển khai quyết liệt, thiết thực, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Các TCTD cắt giảm chi phí hoạt động, giảm chỉ tiêu lợi nhuận, không chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm 2022 để phấn đấu tiếp tục giảm lãi suất cho vay. Ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 và doanh nghiệp có hệ thống quản trị tốt, có khả năng phục hồi sản xuất, kinh doanh tốt.

Bên cạnh đó, các TCTD cần xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính năm 2022 bám sát các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ, NHNN.
Thống đốc cũng giao các ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, chú trọng chất lượng tín dụng, kiểm soát và xử lý nợ xấu. Trong đó, tín dụng cần hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, tín dụng tiêu dùng với mức lãi suất hợp lý, đảm bảo an toàn vốn vay và tuân thủ quy định pháp luật liên quan, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng.
Ngoài ra, các nhà băng cũng phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp...; thực hiện cho vay bằng ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ và NHNN về hạn chế tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế.
Ngân hàng rục rịch tăng lãi suất huy động
Tháng đầu tiên năm 2022, đường đua lãi suất huy động tiết kiệm bỗng sôi nổi trở lại. Mức cao nhất trên thị trường hiện nay là 11,6%/năm thuộc về Ngân hàng (NH) TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) áp dụng đối với tháng gửi đầu tiên trong kỳ hạn 15 tháng tiết kiệm Prime Savings, cao hơn mức cũ 1%/năm.
Trước đó, một số nhà băng cũng điều chỉnh tăng lãi huy động tiết kiệm tiền đồng từ 0,15 - 0,4%/năm.
Chẳng hạn ngày 18/1, Techcombank tăng lãi suất tiết kiệm tiền đồng kỳ hạn 36 tháng 0,3 - 0,4%/năm, lên 5,2 - 5,4%/năm tùy theo khách hàng trên hay dưới 50 tuổi.
Sacombank tăng lãi suất 0,1 - 0,2%/năm, mức lãi suất cao nhất là 6,8%/năm cho kỳ hạn 36 tháng… SCB cũng vừa tăng lãi tiết kiệm thêm 0,15%/năm ở các kỳ hạn, mức lãi suất cao nhất của nhà băng này là 7%/năm ở kỳ hạn 12 tháng. Trường hợp khách hàng gửi tiết kiệm online, mức lãi suất cao nhất là 7,35%/năm.
Từ ngày 10/1, biểu lãi suất huy động tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) được điều chỉnh tăng từ 0,1 - 0,3%/năm so với tại hầu hết các kỳ hạn so với ghi nhận hồi tháng trước.
Trong đó, các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng và 3 tháng có cùng mức tăng là 0,15% điểm %; kỳ hạn 4 tháng tăng 0,1 điểm % còn kỳ hạn 5 tháng chỉ tăng 0,05 điểm %. Đặc biệt, từ kỳ hạn 6 tháng đến 36 tháng, ngân hàng này điều chỉnh tăng đồng loạt 0,2 điểm % cho mỗi kỳ hạn.

Tại Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank), biểu lãi suất được điều chỉnh tăng chủ yếu ở hình thức gửi tiết kiệm online áp dụng từ ngày 14/1.
Theo đó, lãi suất tiền gửi online tại Nam A Bank có sự điều chỉnh tăng cho các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Do đó, phạm vi lãi suất tiền gửi online trong tháng này dao động từ 3,95%/năm đến 7,4%/năm, trải dài từ kỳ hạn 1 - 36 tháng.
Mức lãi suất Ngân hàng Nam Á cao nhất đang được ghi nhận hiện là 7,4%/năm được áp dụng cho các khoản tiền gửi online có kỳ hạn 16 - 36 tháng.
Bước sang tháng 1/2022, biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Đông Á tiếp tục điều chỉnh tăng tại nhiều kỳ hạn và có lãi suất cao nhất là 6,5%/năm được áp dụng cho tiền gửi ở kỳ hạn 13 tháng lãi cuối kỳ đối với mức lãi suất theo khung 365 ngày/năm.
Theo các chuyên gia, việc tăng lãi suất huy động lần này trước mắt chưa ảnh hưởng đến lãi suất cho vay bởi sự việc chỉ mang tính chất thời điểm.
Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành thẻ bằng nhựa tái chế
Ngân hàng TNHH Một thành viên HSBC Việt Nam (HSBC Việt Nam) vừa cho ra mắt loại thẻ thanh toán bằng nhựa PVC tái chế (recycled Polyvinyl chloride – rPVC). Thẻ mới được làm từ 85% nhựa tái chế có nguồn gốc từ chất thải công nghiệp.
Đây là một trong những động thái nằm trong chiến lược giảm phát thải các-bon và đạt mục tiêu phát thải ròng bằng không (net-zero) trong vận hành và chuỗi cung ứng của Tập đoàn vào năm 2030 hoặc sớm hơn.
Ngân hàng này có tham vọng loại bỏ hoàn toàn thẻ PVC nhựa dùng một lần vào cuối năm 2026 và thay bằng thẻ nhựa rPVC.
Chương trình chuyển đổi thẻ sẽ bắt đầu được triển khai từ tháng 1/2022 với thẻ tín dụng Premier MasterCard, thẻ ghi nợ Premier và thẻ ghi nợ Visa Chuẩn. Việc chuyển đổi đối với các sản phẩm thẻ khác dự kiến sẽ áp dụng từ tháng 5/2022.
Nhằm tận dụng tối đa vòng đời sử dụng của thẻ hiện tại, khách hàng sẽ nhận được thẻ nhựa tái chế thay thế sau khi thẻ cũ hết hạn.
Tín dụng tăng tốc trong tháng cuối cùng 2021, các ngân hàng bơm 253.000 tỷ đồng ra nền kinh tế

Trong Báo cáo thị trường tiền tệ tuần 10/1 - 14/1/2022, Bộ phận Phân tích Chứng khoán SSI (SSI Research) dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tăng trưởng tín dụng tiếp tục ghi nhận mức tăng tương đối mạnh trong những ngày cuối tháng 12.
Cụ thể, tính đến cuối tháng 12, tín dụng đạt 10,4 triệu tỷ đồng, tăng 13,5% so với cuối năm 2020.
Như vậy, tương tự như diễn biến cuối năm 2020, tín dụng đã tăng tốc trong giai đoạn cuối năm 2021 khi chỉ tính trong tháng 12, các ngân hàng thương mại đã cho vay thêm khoảng 253.000 tỷ đồng, tăng 38% so với tổng mức cấp tín dụng mới trong tháng 11.
Trong năm 2022, tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng ở mức 14% và NHNN tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng, tập trung vào gói hỗ trợ lãi suất và mục tiêu có thể cắt giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5 - 1% trong hai năm.
TIN LIÊN QUAN
-
Tin Ngân hàng nổi bật trong tuần: VPBank mua lại Chứng khoán ASC, Techcombank và ACB bổ nhiệm nhân sự cấp cao
-
Tin ngân hàng nổi bật trong tuần: Techcombank 'lĩnh' hơn 600 tỷ đồng cổ tức từ TCBS, lợi nhuận Agribank đạt hơn 14.000 tỷ đồng
-
Tin ngân hàng nổi bật trong tuần: MSB hoàn tất bán công ty con AMC, Agribank tiếp tục đề xuất tăng vốn
Sacombank thay đổi nhân sự cấp cao
Hội đồng quản trị Sacombank (HĐQT) đã thông qua quyết định thôi nhiệm vị trí Tổng giám đốc của bà Nguyễn Đức Thạch Diễm và tuyển dụng, bổ nhiệm ông Nguyễn Thanh Nhung làm Quyền...
Điểm tin ngân hàng ngày 22/5: Người dân gửi tiền vào ngân hàng tăng kỷ lục
Ngành Ngân hàng đẩy mạnh tín dụng xanh, hướng tới tăng trưởng bền vững; VietABank trả cổ tức "khủng" nhất năm 2025; Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế CEO Sacombank sau 8 năm;...
Giá vàng tăng gần 2 triệu đồng
Giá vàng tăng mạnh gần 2 triệu đồng trong phiên sáng nay, chạm mốc 121 triệu đồng/lượng.
Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin: Hành trình 18 năm chắp cánh tri thức, lan tỏa yêu thương
Bước sang năm thứ 18, Quỹ học bổng Thắp Sáng Niềm Tin tiếp tục khẳng định hành trình bền bỉ và nhân văn - nơi những cơ hội học tập được trao đi, niềm tin...
Điểm tin ngân hàng ngày 21/5: Mua bán USD trái phép có thể bị phạt tới 100 triệu đồng
Hoàn thiện khung pháp lý để xử lý triệt để nợ xấu; Tăng cường giám sát hóa đơn bán vàng, siết chặt quản lý thị trường; Tín dụng bất động sản TPHCM tháng 4/2025 tăng...
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
Không cần vốn, không tốn nhiều thời gian, ứng dụng ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho người dùng mọi nơi...
FinanceAsia: SHB là “Ngân hàng Tốt nhất cho Khách hàng Khu vực công” năm 2025 tại Việt Nam
Trong khuôn khổ FinanceAsia Awards 2025, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) được vinh danh là “Ngân hàng Tốt nhất cho Khách hàng Khu vực công” tại Việt Nam....
Đảng bộ BIDV tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị, Kế hoạch 07-KH/ĐU ngày 29/4/2025 của Đảng ủy Chính phủ, trong hai ngày 18-19/5/2025 tại Hà Nội, Đảng bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư...
Đề xuất NHNN được quyết cho vay đặc biệt không cần tài sản bảo đảm, lãi suất 0%
Sáng 20/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng. Một trong những nội dung...
Giá vàng trong nước biến động ngược chiều
Nhiều tín hiệu tích cực từ thuế quan và địa chính trị đang tạo ra áp lực cho đà tăng của vàng.
Điểm kinh doanh vàng miếng phải treo biển nhận diện
Các điểm kinh doanh vàng miếng phải treo bảng hiệu, niêm yết công khai giấy phép để người dân nhận diện là điểm mua bán vàng miếng hợp pháp.
Điểm tin ngân hàng ngày 20/5: Tỷ giá USD thế giới giảm mạnh, “chợ đen” quay đầu tăng
SHB chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt năm 2024; Agribank Đà Nẵng đấu giá khoản nợ hơn 1.134 tỷ đồng liên quan dự án Central Coast; Yêu cầu các điểm mua bán vàng miếng...
Techcombank tiếp tục dẫn dắt ngành ngân hàng với nhiều top 1 toàn ngành
Techcombank công bố kết quả kinh doanh quý I với nhiều chỉ số ấn tượng. Cùng với chỉ số Sức khỏe thương hiệu giữ vị trí số 1 (theo NielsenIQ), Techcombank đã vươn lên đứng...
Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 5/2025: Tự sinh lãi đến 4,4% khi lưu tiền trong tài khoản Techcombank
Techcombank cho phép số tiền nhàn rỗi trong tài khoản thanh toán tự động được luân chuyển để sinh lời theo ngày, với lãi suất lên đến 4,4%/năm, vượt xa lãi suất tài khoản vãng...
Bưu điện TP. Hồ Chí Minh và PVcomBank tổ chức lễ triển khai gói hỗ trợ tài chính dành cho người lao động tham gia...
Ngày 17 tháng 5 năm 2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Bưu điện TP. Hồ Chí Minh (HCM Post) phối hợp với Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tổ chức Lễ triển khai...
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết...
Điểm tin ngân hàng ngày 19/5: Nợ xấu ngân hàng tăng mạnh trong quý I/2025
Kinh doanh vàng miếng không phép có thể bị phạt tới 400 triệu đồng;Thanh toán số lên ngôi trong xu hướng toàn cầu hóa; Gói vay nhà ở xã hội ở Quảng Bình vẫn “đóng...
[Infographic] Diễn biến giá vàng tuần qua (12/5-18/5)
Tuần qua (12-18/5) giá vàng thế giới giảm mạnh từ 3.323 USD/ounce xuống 3.202 USD/ounce, đánh dấu tuần giảm thứ tư liên tiếp. Trong nước, vàng miếng SJC mất 3,5 triệu đồng, xuống 118,5 triệu.
Điểm tin ngân hàng ngày 17/5: Lãi suất huy động chạm đáy, liệu có sớm đảo chiều?
HDBank tung gói tín dụng 20.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số; BAC A BANK thuộc Top 5 ngân hàng có giao dịch ngoại hối lớn nhất Việt Nam...
Xem nhiều




