Tin ngân hàng nổi bật trong tuần: Lợi nhuận Vietcombank và MB dự báo tăng, cho vay bất động sản tiếp tục bị siết
Tuần qua, loạt tin ngân hàng như: Lợi nhuận Vietcombank được dự báo vượt 33.000 tỷ đồng trong năm 2022; tại MB tăng 30% trong năm 2022;...
Lợi nhuận Vietcombank được dự báo vượt 33.000 tỷ đồng trong năm 2022
Theo báo cáo cập nhật Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), CTCP Chứng khoán VNDirect dự báo tăng trưởng lợi nhuận ngân hàng sẽ cao hơn kế hoạch. Cụ thể, các chuyên gia dự báo lợi nhuận 2022 sẽ tăng 21,4% đạt 33.128 tỷ đồng và năm 2023 tăng 20,4%, đạt 40.153 tỷ đồng.
Các chuyên gia cũngdự báo thu nhập lãi thuần (NII) tăng 9,5 và 14,8%, tăng trưởng cho vay đạt 14,5% và 13% trong năm 2022 và 2023. Thu nhập ngoài lãi dự kiến tăng trưởng mạnh đạt 28,7% và 21,3% trong hai năm 2022 và 2023 nhờ thu nhập từ phí và hoạt động ngoại hối.
Tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao đạt 424,4% và tỷ lệ nợ xấu thấp 0,64% vào cuối năm 2021 sẽ khiến cho chi phí trích lập dự phòng của ngân hàng có thể giảm trong hai năm tới.
Theo các chuyên gia, do chất lượng tài sản tốt và tất cả các khoản vay tái cơ cấu đều đã được trích lập dự phòng trong năm 2021 nên việc Thông tư 14 hết hiệu lực vào cuối quý II sẽ không ảnh hưởng đáng kể đến ngân hàng trong năm 2022.

Trong quý I, cho vay của ngân hàng Vietcombank tăng 7,1% so với đầu năm vàlà ngân hàng vẫn còn dư địa tăng trưởng tín dụng trước khi chạm ngưỡng giới hạn tín dụng.
Vì vậy theo VNDirect, ngân hàng có thể đạt được mức tăng trưởng ổn định trong các quý tiếp theo, nhưng sẽ khó đạt được mức tăng trưởng tín dụng cao từ Ngân hàng Nhà nước trong giai đoạn 2022-2023.
Theo lộ trình được Chính phủ phê duyệt, Vietcombank sẽ nhận lại một tổ chức tín dụng đang chịu sự giám sát đặc biệt của NHNN với chi phí bằng không và sẽ được tăng trưởng tín dụng không giới hạn nhưng vẫn phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn bắt buộc (CAR).
Vietcombank cũng là một trong số ít các ngân hàng có NIM cải thiện trong quý đầu năm nhờ lợi suất tài sản tăng và chi phí vốn giảm (do CASA tăng).
Lợi nhuận trước thuế tại MB tăng 30% trong năm 2022
Cụ thể, báo cáo cập nhật Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, Mã: MBB), Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo rằng lợi nhuận trước thuế năm 2022 của MB đạt 21.479 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2021.
Về tăng trưởng tín dụng, VCBS cho rằng với việc nhận chuyển giao bắt buộc, ngân hàng sẽ được ưu tiên tăng trưởng tín dụng thêm 5-10% trong năm 2022 và các năm tới có thể tăng khoảng 30%/năm mà vẫn đảm bảo an toàn với tỷ lệ CAR duy trì ở mức 10-11%.
Ngoài ra, ngân hàng sẽ gia tăng mức độ hợp tác với Viettel với việc chào bán 70 triệu cổ phiếu riêng lẻ, nâng tỷ lệ sở hữu lên 20%, MB cũng dự kiến sẽ mỗi năm sẽ chào bán cổ phiếu riêng lẻ với tỷ lệ 1-2% vốn điều lệ cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, fintech, kinh doanh nền tảng viễn thông và kinh doanh chuỗi.
VCBS cũng cho rằng MB có thể có mức tỷ suất sinh lời cao hơn nhờ vào việc mở rộng cho vay bán lẻ, tài chính tiêu dùng và cho vay doanh nghiệp siêu nhỏ (micro-SME). Bên cạnh đó, chi phí vốn sẽ tiếp tục duy trì thấp khi CASA tăng trưởng nhờ các chương trình thu hút khách hàng và phát triển ứng dụng số.

Quý I/2022, MB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 5.910 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. quy mô tín dụng của Mb đạt 466.170 tỷ đồng, tóc độ tăng trưởng tín dụng đạt 14,8%, gần chạm trần tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp ban đầu và là mức tăng cao nhất hệ thống
Cho vay khách hàng đạt 415.549 tỷ đồng, tăng 14,3% kể từ đầu năm. Nhóm ngành bất động sản và xây dựng chiếm 12,9% tổng dư nợ tín dụng, trong đó trái phiếu doanh nghiệp bất động sản chiếm 3,98%. Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt gần 162 nghin tỷ đồng, giảm 5,7% kể từ đầu năm, tỷ lệ CASA theo đó giảm xuống 41,4%.
Ngân hàng cũng dự kiến tăng vốn điều lệ lên 46.882 tỷ đồng trong năm 2022 thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 20%, phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược và ESOP.
Ngân hàng nhà nước tìm cách “bịt cửa” cho vay bất động sản trá hình
Tin ngân hàng đáng chú ý tuần qua là vấn đề cho vay bất động sản.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước dự kiến bổ sung nhiều quy định nhằm hạn chế hoạt động cho vay liên quan tới việc sử dụng vốn vay tiêu dùng, sinh hoạt liên quan như một dạng trá hình đến bất động sản, nhằm kiểm soát rủi ro.
Cụ thể, số liệu thống kê từ cơ quan này cho biết, tính đến cuối tháng 4/2022, tổng dư nợ cho vay đối với lĩnh vực bất động sản của các tổ chức khoảng 2,288 triệu tỷ đồng, tăng 10,2% so với cuối năm 2021 và chiếm 20,44% tổng dư nợ đối với nền kinh tế. Trong đó, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản ước 800.000 tỷ đồng, chiếm 7% tổng dư nợ tín dụng.
Qua đó, Ngân hàng Nhà nước cũng nhận thấy, một số tổ chức tín dụng cho khách hàng cá nhân vay với mục đích tiêu dùng, sinh hoạt liên quan đến bất động sản với số tiền lớn. Điều này tiềm ẩn rủi ro nếu xảy ra biến động trên thị trường bất động sản.
Vì vậy, để kiểm soát rủi ro đối với khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống liên quan đến bất động sản, cơ quan quản lý cho rằng cần quy định chặt chẽ hơn về quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục, phương án sử dụng vốn vay, kế hoạch trả nợ... đối với các khoản cho vay phục vụ nhu cầu đời sống để mua nhà ở; xây dựng, cải tạo nhà ở; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để xây nhà.
Ngoài ra, cũng tại dự thảo, Ngân hàng Nhà nước dự kiến bổ sung một loạt nhu cầu vốn mà các ngân hàng không được phép cho vay. Trong đó, các ngân hàng không được cho vay để khách hàng chứng minh khả năng tài chính trong các giao dịch dân sự với bên thứ ba.
Không được cho vay góp vốn hợp tác đầu tư, kinh doanh mà vốn góp hình thành vốn điều lệ hoặc không hình thành vốn điều lệ; không cho vay nhận chuyển nhượng vốn góp; không cho vay thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch tương lai chưa đủ điều kiện; không cho vay bù đắp vốn tự có/hoàn tiền vay để mua bất động sản/hàng hóa.
Nêu quan điểm về dự thảo này, Hiệp hội Bất động sản Tp.Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng Dự thảo Thông tư 39 chủ yếu hướng tới việc kiểm soát chặt chẽ mục đích sử dụng vốn của khách hàng vay và kiểm soát rủi ro tín dụng.
HoREA cho rằng việc bổ sung quy định tổ chức tín dụng “không được cho vay thanh toán tiền đặt cọc để thực hiện các giao dịch trong tương lai mà tại thời điểm đặt cọc chưa đủ điều kiện để thực hiện theo quy định của pháp luật (trích dự thảo thông tư )” là cần thiết.
Ngân hàng Nhà nước rút gần 100.000 tỷ qua kênh tín phiếu
Số liệu mới được cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, cơ quan này đã thực hiện hút thêm gần 30.000 tỷ đồng khỏi hệ thống ngân hàng thông qua nghiệp vụ bán tín phiếu trong hai phiên giao dịch 27/6 và 28/6.
Cụ thể, mỗi phiên NHNN đã bán thành công 15.000 đồng tín phiếu kỳ hạn 7 ngày cho thành viên tham gia. Tuy nhiên, lãi suất trúng thầu đã giảm xuống 0,65% từ mức 0,7% trong những phiên trước đó.
Đây là phiên hút ròng tiền Đồng khỏi thị trường thứ 6 liên tiếp của cơ quan quản lý tiền tệ. Trong tuần trước, NHNN thực hiện hút ròng gần 69.800 tỷ qua kênh tín phiếu kỳ hạn 7 ngày và lô đầu tiên 200 tỷ phát hành vào ngày 21/6 đã đáo hạn vào hôm qua. Như vậy, chỉ sau 6 phiên giao dịch vừa qua, NHNN đã rút khỏi thị trường 99.600 tỷ đồng qua kênh tín phiếu.
Đáng chú ý, hoạt động hút thanh khoản quyết liệt của NHNN diễn ra sau khi cơ quan này chỉ mới sử dụng lại kênh tín phiếu từ ngày 21/6 sau 2 năm liên tục duy trì ở tình trạng đóng băng. Đây là bước đi đặc biệt của nhà điều hành sau một thời gian dài liên tục ''buông'' kênh này nhằm duy trì thanh khoản hệ thống, chủ động giữ lãi suất siêu thấp trong và sau đại dịch Covid.
Việc mở trở lại kênh hút tiền của NHNN diễn ra khi thanh khoản hệ thống liên tục ở trạng thái dồi dào, khiến lãi suất VND liên ngân hàng giảm về mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021. Theo giới phân tích, thanh khoản hệ thống dư thừa một phần do hạn mức tăng trưởng tín dụng không còn nhiều và tăng trưởng huy động phục hồi.
Số liệu của Chứng khoán Rồng Việt cho thấy, số dư của hệ thống ngân hàng trên tài khoản CITAD được duy trì ở mức cao trong lịch sử, hơn 400 nghìn tỷ đồng. Số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng quốc doanh khoảng 110 nghìn tỷ đồng, tiếp tục hỗ trợ thanh khoản tiền đồng. Trong tuần qua, Kho bạc Nhà nước đã mua 75 triệu USD từ các ngân hàng thương mại, tương đương khoảng 1.741 tỷ đồng được bơm vào hệ thống ngân hàng.

Thực tế, trong đợt điều tiết lần này, NHNN đã không ấn định lãi suất phát hành như những trước đó mà sử dụng hình thức đấu thầu lãi suất. Thanh khoản dư thừa trong hệ thống khiến lãi suất phát hành chỉ ở mức 0,65 - 0,7%, thấp hơn nhiều so với lãi suất kỳ hạn 7 ngày trên thị trường liên ngân hàng.
Phản ứng sau hoạt động hút thanh khoản của NHNN, lãi suất VND kỳ hạn qua đêm trên thị trường liên ngân hàng đã tăng lên 0,6 - 0,7% từ mức 0,3 - 0,4% trước đó. Diễn biến này sẽ phần nào giúp điều chỉnh đà tăng của tỷ giá hối đoái và giảm áp lực lên dự trữ ngoại hối.
Tiền gửi thanh toán của người dân lần đầu vượt 1 triệu tỷ đồng
Tin ngân hàng tiếp theo liên quan tới tiền gửi thanh toán của người dân.
Theo thống kê từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết quý I số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán cá nhân trong hệ thống ngân hàng đạt 1,04 triệu tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm và cao hơn 40% so với cùng kỳ năm 2021. Theo thống kê, tiền gửi trên tài khoản thanh toán cá nhân trong hệ thông ngân hàng tăng liên tục 8 quý liên tiếp từ quý I/2020.
Cùng với đà tăng tiền gửi tài khoản thanh toán cá nhân, đến hết tháng 3, toàn hệ thống ngân hàng có 118,6 triệu tài khoản thanh toán thuộc sở hữu của khách hàng cá nhân, tăng 3% so với cuối năm 2021 và cao hơn 14% so với quý I năm trước, ứng với khoảng 14,5 triệu tài khoản được mở mới.
Nếu trong quý I/2021, bình quân mỗi tài khoản thanh toán của người dân để khoảng 7,1 triệu đồng thì đến cuối quý I/2022, số dư này đã tăng lên 8,8 triệu đồng/tài khoản.

Tiền gửi thanh toán là tiền gửi không kỳ hạn được sử dụng với mục đích chủ yếu là thực hiện các giao dịch thanh toán qua ngân hàng bằng các phương tiện thanh toán như: séc lĩnh tiền mặt, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền điện tử... Các khoản tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất phổ biến khoảng 0,1-0,3%/năm. Hiện nay, một trong những mục tiêu được các ngân hàng chú trọng là tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn trong cơ cấu nhằm giảm chi phí huy động vốn.
Top 5 ngân hàng có tỷ lệ CASA cao nhất vào cuối tháng 3 vẫn là Techcombank, MB, MSB, Vietcombank, ACB, không thay đổi so với cuối năm 2021. Techcombank là quán quân" về tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn, duy trì trong 3 năm gần đây. Đến 31/3, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) đạt 50,4%. Ngân hàng có đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ CASA sẽ đạt tới 55%.
Tính đến 20/06, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 8,51%
Tăng trưởng tín dụng cũng là tin ngân hàng gây chú ý trong tuần qua.
Tính đến thời điểm 20/6/2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 3.3% so với cuối năm 2021 (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3.48%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 3.97% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 3.13%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 8.51% (cùng thời điểm năm 2021 tăng 5.47%).
Trong 6 tháng đầu năm 2022, lãi suất được điều hành phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp nhằm giảm lãi suất cho vay hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh. Tín dụng được định hướng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ tín dụng trong lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Tỷ giá trung tâm được điều hành chủ động, linh hoạt phù hợp với tình hình thị trường trong và ngoài nước, các cân đối vĩ mô và mục tiêu chính sách tiền tệ; qua đó, góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế và ổn định lạm phát. Thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ. Thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục được đẩy mạnh.
TIN LIÊN QUAN
-
Sau đại dịch, ngân hàng 'ồ ạt' rao bán tài sản đảm bảo là căn hộ chung cư
-
Techcombank tổ chức Chiến dịch thu hút nhân tài Quốc tế đầu tiên tại Singapore và London
-
Ngân hàng đẩy lãi suất tiết kiệm online tăng cao
-
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ổn định tỷ giá
-
Tin ngân hàng nổi bật trong tuần: OceanBank rao bán chủ dự án sân golf Đầm Vạc, ACB đứng đầu doanh thu phí bảo hiểm
-
Ngân hàng Agribank lại miệt mài rao bán loạt bất động sản để thu hồi nợ xấu
-
Nhân viên ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Co-opBank lừa đảo hàng trăm người
-
Ngân hàng OCB đã vay hơn 3.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu
BIDV góp phần mở rộng, tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong nền kinh tế
Trong Diễn đàn thường niên lần thứ 5 về “Mở rộng sự tham gia của phụ nữ trong nền kinh tế” do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tổ chức tại Nhật Bản...
SHB năm thứ ba liên tiếp được vinh danh Ngân hàng Việt Nam có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất
SHB là đại diện duy nhất của Việt Nam được Global Finance trao tặng giải thưởng "Ngân hàng có hoạt động Tài trợ Bền vững tốt nhất năm 2025”, ghi nhận cho những nỗ lực...
Giá vàng phi mã 1 triệu đồng, xác lập kỷ lục mới
Giá vàng trong nước tăng áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng cùng xu hướng hồi phục mạnh mẽ từ thị trường thế giới sau khi Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh chính sách áp thuế.
VPBank hợp tác cùng GTEL tạo ra sản phẩm tài chính công nghệ ưu việt
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Tổng công ty Công nghệ - Viễn thông Toàn cầu (GTEL) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mang đến những sản phẩm tài chính...
Điểm tin ngân hàng ngày 3/4: Nhiều ngân hàng lãi đậm từ kinh doanh vàng
Lãnh đạo ngân hàng nhận lương tiền tỷ; VietBank đặt mục tiêu lãi tăng 55%, muốn niêm yết lên HoSE vào năm 2025; Đề nghị Standard Chartered hỗ trợ xây dựng trung tâm tài chính...
Bảo hiểm tín dụng thương mại: Giải pháp thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu
Mới đây, Công ty Cổ phần FiinGroup Việt Nam (FiinGroup) phối hợp cùng Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) đồng tổ chức tọa đàm “Thúc đẩy tài trợ chuỗi cung ứng thông qua bảo...
Giá vàng giảm sau khi lập kỷ lục mới
Giá vàng trong nước quay về mốc 101 triệu đồng/lượng sau khi cán mốc kỷ lục mới 102 triệu đồng/lượng vào phiên hôm qua.
VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam
VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa...
Giới thiệu mở thẻ tín dụng PVcomBank, cơ hội nhận quà lên đến 11 triệu đồng
Từ ngày 01/04/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) triển khai chương trình “Mời bạn mở thẻ, quà về liền tay” dành cho các khách hàng hiện hữu với nhiều cơ hội nhận...
Điểm tin ngân hàng ngày 2/4: MSB lên kế hoạch thoái vốn TNEX Finance và mua công ty chứng khoán
BIDV trở thành ngân hàng được gửi tiền nhiều nhất Việt Nam; LPBank và VPBank giảm lãi suất tiết kiệm cuối tháng; Giải ngân vốn đầu tư công đạt khoảng 9% trong 3 tháng đầu...
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
Nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình tri ân “Đón mưa quà sinh nhật” với tổng trị giá lên đến hơn 5 tỷ đồng, áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Agribank và Sun Group ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) và Công ty Cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) vừa tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện.
Liên tiếp tăng vốn, NCB đặt mục tiêu cung cấp giải pháp tài chính tốt nhất trên thị trường
Liên tục tăng vốn lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB đã thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc nâng cao năng lực tài chính...
Giá vàng đã tăng 20% kể từ đầu năm
Thị trường vàng đang trong một đợt tăng giá dường như không thể ngăn cản. Chỉ mất chưa đầy 2 tuần để giá đạt được cột mốc quan trọng khác sau khi vượt qua mức...
Giá vàng lập kỷ lục mới, vượt 102 triệu đồng
Giá vàng không ngừng lập đỉnh mới, vàng trong nước cán mốc 102 triệu đồng/lượng trong xu hướng leo thang của thị trường thế giới khi vượt 3.140 USD/ounce.
Điểm tin ngân hàng ngày 1/4: Gần 3 triệu tỷ đồng bất động sản thế chấp tại Agribank
Thêm hai tổ chức nước ngoài nắm trên 1% vốn Sacombank; Khoảng 17 triệu người Việt sở hữu tiền mã hóa; BIDV lùi thời gian họp Đại hội cổ đông thường niên 2025 đến ngày...
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 vượt mốc 2.000 tỷ đồng
Lợi nhuận hợp nhất sau thuế của Tập đoàn Bảo Việt đạt 2.194 tỷ đồng, tăng trưởng 16,6%; Tổng tài sản hợp nhất đạt 251.286 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm 2023; Hoạt động...
Điểm tin ngân hàng ngày 31/3: Cần cẩn trọng khi ứng dụng AI và blockchain vào hoạt động ngân hàng
Lợi nhuận ngân hàng quý I/2025 dự báo phân hóa mạnh; Agribank rao bán tài sản để thu hồi nợ xấu hơn 100 tỷ đồng; Phân hóa chiến lược ngân hàng - Thách thức mới...
VietinBank iConnect DX: Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Vừa qua, Tạp chí uy tín The Asian Banker đã trao tặng giải thưởng Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam cho nền tảng VietinBank iConnect DX.
Xem nhiều




