Trung Quốc trả đòn Mỹ: Không phải đất hiếm mà...nhiều hơn thế
Bắc Kinh sẽ kiểm soat chặt chẽ các sản phẩm quân sự và hạt nhân, hàng hóa, công nghệ trước khi xuất khẩu sang Mỹ.
Cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã bước sang một giai đoạn mới. Đó là sự phản đòn từ phía Bắc Kinh.

Hôm 17/10, Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc - cơ quan lập pháp hàng đầu Trung Quốc đã thông qua luật hạn chế xuất khẩu các mặt hàng bị kiểm soát.
Mục đích là cho phép chính phủ hành động chống lại các quốc gia lạm dụng kiểm soát xuất khẩu theo cách làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc.
Các mặt hàng bị kiểm soát bao gồm các sản phẩm quân sự và hạt nhân, hàng hóa, công nghệ và dịch vụ khác cùng dữ liệu liên quan.
Tân Hoa xã cho biết luật này được "xây dựng với mục đích bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia". Luật mới sẽ có hiệu lực vào ngày 1/12/2020.
Luật hạn chế xuất khẩu các mặt hàng bị kiểm soát mới được Trung Quốc ban hành được cho là có sự chuẩn bị từ lâu.
Hồi tháng 5/2020, tờ Thời báo Hoàn Cầu của nhà nước Trung Quốc đưa tin, Trung Quốc sẽ đưa ra các biện pháp đáp trả hành động tấn công các hãng công nghệ Trung Quốc của Mỹ.
Các biện pháp này sẽ nhắm vào các công ty Mỹ như Apple, Cisco Systems, Qualcomm, đồng thời đình chỉ việc mua máy bay Boeing.
Hôm 23/8, Bộ Thương mại Trung Quốc đã ban hành một danh sách sửa đổi 23 danh mục công nghệ bị cấm hoặc hạn chế xuất khẩu. Trang CNBC cho biết, một trong những mặt hàng bị hạn chế là công nghệ “đề xuất nội dung cá nhân hóa dựa trên phân tích dữ liệu”.
Điều này có nghĩa là công ty công nghệ ByteDance sẽ phải xin phép Chính phủ Trung Quốc nếu muốn bán thuật toán đề xuất của ứng dụng TikTok gây sốt tại Mỹ, trong bất kỳ giao dịch nào.
Đến hôm 19/9, Bộ Thương mại Trung Quốc đã ban hành các quy tắc về danh sách “các thực thể không đáng tin cậy” được đề xuất. Chúng sẽ nhắm vào các công ty cùng cá nhân nước ngoài gây nguy hiểm cho chủ quyền và an ninh của Trung Quốc.
Về danh sách thực thể không đáng tin cậy, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết: “Danh sách này sẽ nhắm vào các công ty và cá nhân nước ngoài vi phạm các giao dịch thị trường bình thường ở nước này, làm gián đoạn các giao dịch với các công ty Trung Quốc hoặc thực hiện các biện pháp phân biệt đối xử với các công ty Trung Quốc”.
Bộ Thương mại Trung Quốc tiết lộ danh sách này sẽ giúp “bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích an ninh và phát triển, duy trì trật tự kinh tế, thương mại quốc tế công bằng và tự do, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Trung Quốc, các tổ chức hoặc cá nhân khác”.
Động thái mới nhất từ Bắc Kinh được cho là nhằm trực diện vào kế hoạch hạn chế xuất khẩu sản phẩm Mỹ cho công ty SMIC (Semiconductor Manufacturing International - nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc) và thực hiện nhiều bước chống lại Huawei cùng các công ty Trung Quốc khác.
Các công ty Mỹ theo đó phải có giấy phép từ chính phủ để bán các sản phẩm, chẳng hạn phần mềm và thiết bị sản xuất chip, cho SMIC. Đây là một công ty sản xuất chip của Trung Quốc nhưng đều phụ thuộc vào các quy trình tiên tiến và các thiết bị quan trọng do công ty Mỹ cung ứng. Các quy trình sản xuất chip 14 nanomet và 7 nanomet của họ đều bị trì hoãn lại do các lệnh cấm mới, được cho là ban hành vào giữa tháng 9 từ phía Mỹ.
Rõ ràng, nếu SMIC muốn được cung cấp chip tiên tiến cho hãng công nghệ viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc đều phải dựa vào sản phẩm của Mỹ, nay đã được yêu cầu phải do giới chức Mỹ cấp phép chứ không còn là chuyện tự do thương mại.
Sự bấp bênh về tương lai của SMIC và của cả Huawei đã ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của ngành công nghệ Trung Quốc. Buộc phía Bắc Kinh phải khởi động một cuộc chiến khác.
Trung Quốc từng coi đất hiếm là chiến lược
Đất hiếm được cho là một trong những quân bài quan trọng của Bắc Kinh. Đáng chú ý khi Mỹ và Trung Quốc tiến vào cuộc chiến thương mại, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thúc đẩy kế hoạch sản xuất đất hiếm của họ, đồng thời giảm bớt số lượng đất hiếm xuất khẩu sang Mỹ.
Nhưng đất hiếm cũng có thể được sản xuất tại Mỹ, bằng chứng là việc Bộ Quốc phòng nước này đang tích cực dùng nhiều cách khác nhau, bao gồm cả quy trình máy móc của Trung Quốc trong vận hành khai thác, chiết xuất 17 nguyên tố của đất hiếm. Lầu Năm Góc thậm chí đã lôi kéo sự tham gia của hàng loạt các quốc gia trên thế giới chống lại sự độc quyền của Bắc Kinh trong việc cung cấp đất hiếm xuất khẩu.
Trước diễn biến này, Trung Quốc đã công bố luật mới, yêu cầu mọi việc xuất khẩu các hàng hóa phạm tới lợi ích quốc gia của Trung Quốc sẽ bị hạn chế. Dẫu không đề cập trực tiếp đến đất hiếm song Bắc Kinh đã chỉ tên hàng loạt hàng hóa trong danh sách này như sản phẩm quân sự và hạt nhân, hàng hóa, công nghệ và dịch vụ khác.
Có thể thấy rằng, Bắc Kinh đã thực sự chuẩn bị cho cuộc chiến trở nên khốc liệt hơn dẫu họ chưa biết sau ngày 3/11, ai sẽ trở thành Tổng thống Mỹ và chính sách đối ngoại với Trung Quốc liệu sẽ mềm mỏng hơn chăng. Sự chuẩn bị này cũng là một trong những bước đi tiến gần tới tham vọng phát triển các ngành công nghiệp của nước này tới năm 2025.
Chính quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ lâu đã công bố về kế hoạch quốc gia “Trung Quốc 2025” đặt mục tiêu Trung Quốc nắm giữ các mạng viễn thông hiện đại, tiêu chuẩn kỹ thuật và nền tảng công nghệ hiện đại để hình thành nền tảng của nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21.
Ông Tập Cận Bình còn từng tuyên bố “Trung Quốc 2025” chỉ là một phần của hàng loạt mục tiêu sẽ hoàn tất vào năm 2049, tức kỷ niệm 100 năm quốc khánh Trung Quốc.
TIN LIÊN QUAN
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Xem nhiều




