Trung Quốc xây "siêu thủy điện", Ấn Độ ra đòn trả đũa
Căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc thêm một điểm mới khi Bắc Kinh đang chuẩn bị xây
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava ngày 3/12 cho biết phản ứng của nước này trước việc Trung Quốc sắp xây một đập thủy điện lớn trên thượng nguồn sông Brahmaputra.
![]() |
Việc Trung Quốc dự định xây đập thủy điện trên sông Brahmaputra đã khiến Ấn Độ lo ngại. Ảnh: Reuters |
Theo ông Srivastrava, nước này bày tỏ quan ngại trước thông tin cho biết Trung Quốc sắp xây một đập thủy điện lớn trên thượng nguồn sông Brahmaputra tại Tây Tạng mà Trung Quốc gọi là sông Yarlung Zhangbo.
Con sông này khởi nguồn từ Tây Tạng, chảy qua dãy Himalaya xuống bang Assam của Ấn Độ, và Bangladesh trước khi hòa vào sông Hằng để tạo ra một vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn.
Trả lời câu hỏi của báo chí, ông Srivastava cho biết chính phủ Ấn Độ đang xem xét kỹ các các diễn biến mới liên quan tới sông Brahmaputra và tiếp tục làm việc chặt chẽ với nước láng giềng để giải quyết các vấn đề.
"Với tư cách là quốc gia ở hạ nguồn, Ấn Độ có quyền sử dụng chính đáng nước của các con sông xuyên biên giới. Do đó, Ấn Độ đã bày tỏ quan điểm một cách nhất quán với cơ quan chức năng Trung Quốc, đề nghị đảm bảo lợi ích của các nước hạ nguồn, không để các hoạt động trên thượng nguồn gây thiệt hại. Trong một số lần tiếp xúc, phía Trung Quốc đã khẳng đình rằng họ chỉ tiến hành các dự án thủy điện trên sông, không liên quan tới việc thay đổi dòng chảy của sông Brahmaputra”.
Trước đó, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc mới đây cho biết nước này đang lên kế hoạch xây dựng một đập thủy điện lớn tại Tây Tạng nằm trên sông Brahmaputra.
Dự án này đã được đưa vào Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc và sẽ bắt đầu được triển khai từ năm 2021.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ, các vấn đề liên quan tới các dòng sông xuyên biên giới giữa hai nước được bàn bạc trong khuôn khổ Cơ chế cấp chuyên gia từ năm 2006, cũng như qua các kênh ngoại giao. Sông Brahmaputra có chiều dài khoảng 3.800 km, là nguồn cung cấp nước và giao thông quan trọng cho các nước trong khu vực.
Năm 2015, Trung Quốc bắt đầu vận hành dự án thủy điện đầu tiên tại Zangmu ở Tây Tạng, trong khi ba con đập khác đang được xây dựng trên sông Brahmaputra.
Với việc Trung Quốc dự định xây đập thủy điện, Ấn Độ cũng đang cân nhắc xây dựng nhà máy thủy điện 10 GW trên sông Brahmaputra.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) ngày 1/12 dẫn lời ông TS Mehra tại Bộ Tài nguyên Nước Ấn Độ cho biết: “Điều cần thiết bây giờ là xây đập thủy điện lớn tại bang Arunachal Pradesh để giảm thiểu tác động của dự án ở Trung Quốc.
Đề xuất của chúng tôi đang được cân nhắc ở cấp cao nhất trong chính phủ”. Theo ông TS Mehra, Ấn Độ dự định tạo nguồn trữ nước khổng lồ để bù đắp cho tác động từ đập thủy điện Trung Quốc định xây với dòng nước sông Brahmaputra.
Nhiều nhà phân tích nhận định rằng việc xây đập trên sông Brahmaputra có thể dẫn đến căng thẳng khác giữa hai nước láng giềng khi dự án thi công đập thủy điện của Trung Quốc tiến gần đến biên giới với Ấn Độ, bên cạnh các căng thẳng liên quan đến căng thẳng quân sự ở biên giới.
Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc – ông Yan Zhiyong khi phát biểu tại một hội thảo đã đánh giá việc xây đập thủy điện trên sông Yarlung Tsangpo là “cơ hội lịch sử”.
Ông Sayanangshu Modak tại Quỹ Nghiên cứu Observer trụ sở ở New Delhi đánh giá Ấn Độ sẽ lo ngại nếu Trung Quốc xây đập thủy điện quanh đoạn khúc uốn cong của sông Yarlung Tsangpo trước khi vào biên giới Ấn Độ, khu vực con sông này nhận lượng nước quan trọng.
Ông Sayanangshu Modak đồng thời nhận định khu vực này bất ổn về mặt địa lý và việc xây đập thủy điện sẽ có nhiều khó khăn.
Các dự án thủy điện trên những con sông lớn chảy qua nhiều nước tại châu Á đã gây ra tranh cãi trong thời gian qua. Theo Al Jazeera, Trung Quốc đã vấp phải cáo buộc rằng những đập thủy điện nước này xây trên sông Mekong khiến tình trạng khô hạn tồi tệ hơn ở những quốc gia hạ lưu. Bắc Kinh đã phủ nhận điều này.
TIN LIÊN QUAN
Hoa Kỳ tạm dừng áp thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia đối tác thương mại không trả đũa; riêng đối với Trung Quốc,...
Thuế đối ứng của Mỹ chính thức có hiệu lực
Hàng hóa nhập khẩu từ các nước vào Mỹ bắt đầu chịu mức thuế mới từ hôm nay, theo đúng kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.
Vì sao CPI quý I/2025 tăng 3,22%?
Theo Cục Thống kê, trong quý I/2025, giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát. Bình quân quý I/2025, CPI...
Thủ tướng: Đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục giảm thuế VAT trong 2025 và 2026
Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% sẽ có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, người dân và hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ...
"Đòn thuế" của Tổng thống Mỹ: Thế giới rúng động, người tiêu dùng lo chi tiêu tăng
Những dòng thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố lập tức làm rung chuyển các nền kinh tế lớn và thổi bùng căng thẳng thương mại toàn cầu...
7 giải pháp hỗ trợ xuất khẩu, ứng phó với chính sách thuế quan của các nước
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 6/4, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đã làm rõ nhiều nội dung về phản ứng của Việt Nam...
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
Trung Quốc hôm thứ Sáu (4/4) cho biết sẽ áp thuế đáp trả 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ kể từ ngày 10/4/2025.
Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng...
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
Xem nhiều




