Trung Quốc xin gia nhập CPTPP: Nỗ lực mở rộng ảnh hưởng
Theo truyền thông quốc tế, động thái này là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm mở rộng ảnh hưởng kinh tế của mình đối với trật tự toàn cầu.
Ngày 16/9, Trung Quốc đã chính thức đệ đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn thông cáo của Bộ Thương mại nước này cho biết Trung Quốc đã đệ đơn xin gia nhập Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP.
Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Wang Wentao đã gửi đơn xin gia nhập tới Bộ trưởng Thương mại New Zealand Damien O'Connor.
Hai bộ trưởng cũng đã có cuộc điện đàm và thảo luận về các bước thủ tục tiếp theo. New Zealand là quốc gia đang giữ vai trò như là thư ký và lưu trữ của Hiệp định CPTPP.
Cuối năm 2020, phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) trực tuyến ngày 20/11/2020, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết "chắc chắn sẽ cân nhắc" ý tưởng tham gia CPTPP.
Giới chức ngoại giao Trung Quốc cho rằng khả năng mở rộng thành viên "có thể nằm trong chương trình thảo luận" giữa các quốc gia thành viên của hiệp định, đồng thời hy vọng việc Trung Quốc tham gia CPTPP sẽ sớm được thông qua.
Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc nhận định, việc Bắc Kinh xin gia nhập CPTPP là một động thái mang tính bước ngoặt thể hiện cam kết của nước này đối với tự do hóa thương mại toàn cầu bất chấp tác động của đại dịch COVID-19 và những nỗ lực tăng cường của Mỹ để cô lập và kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc.
Tờ báo Trung Quốc dẫn lời ông Gao Lingyun, một chuyên gia tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, nhận xét, CPTPP là một thỏa thuận thương mại tiêu chuẩn cao, bao gồm nhiều lĩnh vực hơn RCEP, một trong số các thỏa thuận thương mại tự do khác mà Trung Quốc đã ký kết, chẳng hạn như các vấn đề về lao động và môi trường.
"Động thái này là một bước phát triển quan trọng đối với sự tham gia của Trung Quốc trong việc thiết lập các thỏa thuận kinh tế và thương mại quốc tế và có xu hướng đưa Trung Quốc vào vị trí tốt hơn trong việc quyết định các quy tắc thương mại trong tương lai", Gao nói.
Thỏa thuận này cũng được kỳ vọng sẽ bổ sung cho những nỗ lực hiện có trong nước nhằm cải cách sâu rộng và mở cửa, đặc biệt khi liên quan đến việc bãi bỏ quy định thương mại và đầu tư.
Bên cạnh đó, theo vị chuyên gia, mặc dù RCEP, vẫn đang được phê chuẩn, phần lớn là một hiệp ước tập trung vào châu Á, nhưng CPTPP có tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn về mặt địa lý. Ông cho rằng việc công bố đơn đăng ký gây tiếng vang về mặt chính trị đối với các nước thành viên CPTPP.
Song Wei, một nhà nghiên cứu tại Học viện Hợp tác Kinh tế và Thương mại Quốc tế Trung Quốc thì cho rằng, việc nộp đơn cho thấy lập trường không thay đổi của Trung Quốc đối với sự mở cửa thương mại toàn cầu bất chấp sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại toàn cầu trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Trung Quốc đang hy vọng CPTPP sẽ đưa thương mại và hợp tác kinh tế toàn cầu đi đúng hướng, nhấn mạnh nhu cầu về chủ nghĩa đa phương, qua đó vực dậy cả nền kinh tế Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu trong thời kỳ hậu COVID-19.
Quan trọng hơn, bước đi mới nhất của Trung Quốc nhằm ổn định quan hệ đối tác với các thành viên CPTPP, chắc chắn sẽ khiến Mỹ phải chịu áp lực lớn.
Nhận định về động thái của Trung Quốc, tờ Nikkei Asia (Nhật Bản) cho rằng, việc xin gia nhập CPTPP là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm mở rộng ảnh hưởng kinh tế của mình đối với trật tự toàn cầu.
Tuy nhiên, Trung Quốc cần có sự đồng ý của tất cả 11 thành viên để tham gia. Nước này cũng sẽ phải thực hiện các cải cách trong nước để đủ điều kiện. CPTPP cấm các hành vi như trợ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước làm sai lệch cạnh tranh. Theo Nikkei Asia, Trung Quốc đã và đang củng cố khu vực nhà nước, vì vậy các cuộc đàm phán để tham gia có thể gặp trở ngại ngay từ đầu.
"Khi vai trò của nhà nước trở nên phổ biến hơn trong nền kinh tế Trung Quốc, Bắc Kinh dường như đang rời xa các quy tắc tiêu chuẩn cao của CPTPP dựa trên thị trường", cựu Quyền Phó Đại diện Thương mại Mỹ Wendy Cutler nói với Nikkei.
Cutler, hiện là Phó chủ tịch Viện Chính sách Xã hội Châu Á, người đã tham gia đàm phán về việc Mỹ tham gia hiệp định dưới thời chính quyền Obama nói: “Các ứng cử viên phải chứng tỏ sự sẵn sàng tuân thủ các quy tắc tiêu chuẩn cao hiện có của CPTPP, cũng như sẵn sàng thực hiện các cam kết mở cửa thị trường toàn diện”.
"Đơn xin gia nhập CPTPP của Trung Quốc là một điểm dữ liệu nữa về lý do tại sao Washington cần đẩy mạnh can dự kinh tế ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, bao gồm cả về thương mại", ông nói và cho rằng, Luật bảo mật dữ liệu mới của Trung Quốc có hiệu lực trong tháng này bao gồm lệnh cấm đưa dữ liệu ra khỏi đất nước, điều này có thể vấp phải sự phản kháng từ các nước thành viên.
CPTPP có ba nguyên tắc đảm bảo tính minh bạch và công bằng trong việc phân phối dữ liệu, trong đó có quy định cấm buộc các công ty tiết lộ mã nguồn. Tại Trung Quốc, các công ty đã bị chính quyền địa phương buộc phải tiết lộ công nghệ để có được giấy phép.
Ngoài ra, CPTPP kêu gọi chấm dứt phân biệt đối xử giữa các công ty nước ngoài và trong nước trong hoạt động mua sắm chính phủ. Trong khi đó, Bắc Kinh đã ban hành hướng dẫn "mua hàng Trung Quốc" đối với hoạt động mua sắm của chính phủ đối với một số sản phẩm nhất định. Con đường trở thành thành viên CPTPP của Trung Quốc vì thế sẽ khó khăn vì Trung Quốc ưu tiên lợi ích của mình.
CPTPP tiền thân là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ban đầu, các cuộc đàm phán TPP có 12 thành viên, song Tổng thống Mỹ Donald Trump đã rút Mỹ ra khỏi TPP vào năm 2017.
Hiệp định TPP sau đó đổi tên thành CPTPP và có hiệu lực từ năm 2018, gồm 11 nước thành viên là Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Ước tính khu vực thương mại tự do này chiếm 13% GDP toàn cầu.
Quốc gia gần đây nhất đệ đơn xin tham gia Hiệp định CPTPP là Anh. Theo đó, London ngày 1/2/2021 đã chính thức đưa ra đề nghị gia nhập hiệp định, qua đó trở thành nước đầu tiên ngoài các nước thành viên sáng lập nộp đơn tham gia thỏa thuận này.
Nhật Bản, nước Chủ tịch Hội đồng CPTPP năm 2021, và các nước thành viên hoan nghênh động thái này của London, coi đây là động lực mở rộng thương mại tự do dựa trên các quy định thương mại và đầu tư tiêu chuẩn cao. Dự kiến, Anh sẽ bắt đầu đàm phán với các nước thành viên vào mùa Xuân này.
Ngoài Anh và Trung Quốc đã chính thức đệ đơn, hiện nay còn một số quốc gia khác cũng đang ngỏ ý sẵn sàng tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ mới này, trong đó có Hàn Quốc và Philippines.
Sửa đổi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế
Sáng 22/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về dự án Luật Thuế...
Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 23,28 tỷ USD
Trong kỳ 1 tháng 11/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 31 triệu USD. Theo đó, lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2024, cán cân thương mại hàng hóa...
Hà Nội: Bãi bỏ các Quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ý ban hành Quyết định số 67 2024 QĐ-UBND ngày 21/11/ 2024 về việc bãi bỏ Quyết định số 19/2019 QĐ-UBND ngày 15/10/2019...
Cần rà soát lại nội dung Điều 15 dự thảo Luật Thuế GTGT
Mới đây, tại Tọa đàm “Áp thuế giá trị gia tăng phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững” do Tạp chí Năng lượng Mới/PetroTimes tổ chức, đại biểu Quốc hội...
Nguyên nhân chậm tiến độ giai đoạn 1 sân bay Long Thành
Chiều 20/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).
Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
Trong một báo cáo từ Stratas Advisors gửi đến AFP vào cuối ngày thứ Năm, công ty này cảnh báo rằng các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường sản lượng dầu có thể kích thích phản ứng từ OPEC+.
6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm từ ngày 14/1/2025
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu khai thác bay đêm từ 0h - 24h hàng ngày tại 6 Cảng hàng không từ ngày 14/1/2025.
Giá xăng dầu hôm nay 16/11: Thấp nhất trong 1 tháng trở lại đây, RON 95 sẽ còn giảm tiếp!
Cập nhật giá xăng dầu mới nhất chiều ngày 16/11.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở thương mại,...
UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh,...
Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 - nhiệm kỳ V
Ngày 15/11, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 – Nhiệm kỳ V...
Kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng
Theo Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain & Company, năm 2024, kinh tế số Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng hai con số...
Miễn, giảm và ghi nợ tiền sử dụng đất cho hộ khó khăn
Theo phản ánh của cử tri tỉnh Cà Mau, hiện nay vẫn còn nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không đủ điều kiện đăng ký quyền sử dụng đất,...
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 14/11/2024,...
Meta (Facebook), Google, Apple... nắm giữ 90% thị phần thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
Theo Tổng cục Thuế, các nhà cung cấp lớn như Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... hiện nắm giữ khoảng 90% thị phần doanh thu từ dịch vụ thương mại điện tử...
Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế thế giới 10 tháng năm 2024 tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức nhưng dần ổn định khi thương mại hàng hóa...
Hà Nội: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ số hoá Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 3710/UBND-KSTTHC ngày 8/11/2024 về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai...
Hàng hóa mua từ sàn TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký tại Việt Nam sẽ không được thông quan
Ngày 8/11, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan các địa phương không thông quan với những tờ khai vận chuyển hàng hóa có khai thông tin website...
Đại biểu Quốc hội đề nghị NHNN xem xét mua lại vàng miếng từ người dân
Theo Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán vàng miếng nhưng không mua lại từ thị trường, khiến người dân phải bán vàng ở "chợ đen"....