VnFinance
Thứ hai, 13/07/2020, 08:34 AM

Từ chuyện Bphone tố bị 'đánh' ngẫm về hàng 'Made by Vietnam'

Định hình sản phẩm “Made by Vietnam” hay “Made in Vietnam” tức là xác định chúng ta được hưởng những lợi ích kinh tế gì trong thương mại.

Đó là phát biểu của PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp của Bộ Công thương khi trao đổi với Đất Việt về câu chuyện hàng Việt.

Cảnh giác để không rơi vào trò cạnh tranh thiếu trung thực

PV: - CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng mới đây đưa ra một nghi vấn rất đáng quan tâm, đó là việc có doanh nghiệp nước ngoài thuê đánh sản phẩm điện thoại Bphone của BKAV "có tổ chức" nhằm dọn thị trường cho các sản phẩm nước ngoài....

Theo ông, nghi vấn của CEO BKAV về việc sản phẩm điện thoại của doanh nghiệp này bị doanh nghiệp nước ngoài thuê người tấn công, nói xấu có căn cứ hay không, nhất là trong bối cảnh các sản phẩm công nghệ cao của doanh nghiệp Việt lâu nay vẫn mang tiếng là chỉ nhập linh phụ kiện về lắp ráp, mà chưa thể hiện được trí tuệ Việt cũng như những ưu thế nổi bật hơn các sản phẩm ngoại nhập?


PGS.TS Phạm Tất Thắng: - Việc sản phẩm được cấp C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa), ghi các nhãn xuất xứ “Made in Vietnam” hay “Made by Vietnam” rất quan trọng, nó thể hiện quyền lợi kinh tế của doanh nghiệp Việt, sản phẩm Việt trong quá trình kinh doanh quốc tế.

Do đó, đây là một trận địa mà ở đó chuyện các doanh nghiệp đánh nhau, lợi dụng nhau, triệt hạ nhau hoàn toàn có thể diễn ra một cách khốc liệt, bởi ở đâu có nhiều lợi ích thì ở đó đồng thời sẽ sinh ra sự cạnh tranh khắc nghiệt, đối chọi, dùng thủ đoạn để tiêu diệt nhau.

Ngày nay, rất nhiều sản phẩm của nước ngoài muốn đội lốt hàng “Made in Vietnam” để né thuế cao đối với sản phẩm của họ. Doanh nghiệp nước ngoài có thể mua chuộc doanh nghiệp Việt, lấy danh nghĩa, đội mũ sản phẩm Việt Nam để hưởng lợi. Và người tiếp tay cho doanh nghiệp nước ngoài làm việc đó có thể được hưởng chút lợi lộc, nhưng doanh nghiệp nước ngoài mới là người hưởng lợi chính ở đây. Đương nhiên, cái hại thì doanh nghiệp Việt, đất nước Việt Nam gánh chịu.

PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công thương


Một kiểu khác là doanh nghiệp nước ngoài có thể mượn tay cá nhân hay tổ chức để “đánh” doanh nghiệp Việt, đẩy doanh nghiệp Việt cùng sản phẩm Việt đến chỗ bị mất uy tín, thậm chí bị tiêu diệt và doanh nghiệp nước ngoài sẽ nổi lên, đưa sản phẩm của họ vào thế chân. Rất có thể Bphone nằm trong trường hợp này, tuy nhiên họ phải thu thập chứng cứ, chứng minh được điều đó.

Dù với cách nào đi chăng nữa thì doanh nghiệp Việt cũng phải hết sức cảnh giác để không bị rơi vào trò cạnh tranh thiếu trung thực.

Một ví dụ có thể thấy rất rõ là từ năm ngoái, khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung diễn ra, Tổng thống Donald Trump đã chính thức tăng mức thuế từ 10 đến 25% đối với khoảng 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Thời điểm đó, giới chuyên gia đã cảnh báo việc kiểm soát thiếu hiệu quả khiến hàng hóa từ Trung Quốc không chỉ tràn vào Việt Nam để tiêu thụ với giá rẻ, mà còn tìm cách núp bóng xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ và các nước khác.

Khi ấy, hàng hóa Việt Nam sẽ phải hứng chịu đòn trừng phạt thuế rất cao của Mỹ. Một số mặt hàng như thép, gỗ… của Việt Nam đã từng bị “vạ lây” từ hàng Trung Quốc tràn vào núp bóng xuất xứ hàng Việt để né thuế.

PV: - Trong trường hợp nghi vấn của CEO BKAV về việc doanh nghiệp nước ngoài thuê người "đánh" sản phẩm Bphone là có cơ sở, ông hình dung việc này có tác động như thế nào đến hình ảnh, thương hiệu và uy tín của Bphone? Trong trường hợp đó Bphone nên hành động thế nào? Ông đã từng chứng kiến thương hiệu nào của Việt Nam rơi vào tình cảnh tương tự chưa? Nếu có, họ ứng xử ra sao?

PGS.TS Phạm Tất Thắng: - Đương nhiên nếu thực sự sản phẩm của doanh nghiệp Việt bị cạnh tranh không lành mạnh như vậy, nó sẽ khiến uy tín của doanh nghiệp Việt và hàng Việt bị hủy hoại, thiệt hại về mặt lâu dài là rất lớn.

Điều nguy hiểm ở chỗ, trong trường hợp có kẻ tiếp tay cho doanh nghiệp ngoại bêu xấu, hạ bệ sản phẩm của doanh nghiệp Việt, tức là đã dọn đường cho doanh nghiệp ngoại lớn lên, xâm nhập vào thị trường Việt Nam, rồi sau đó chính doanh nghiệp ngoại sẽ quay lại “nuốt chửng” doanh nghiệp Việt, thậm chí “nuốt” cả những kẻ tiếp tay.

Trường hợp Asanzo là một điển hình. Đó là một thương hiệu Việt vừa bắt đầu gây dựng được chỗ đứng thì vướng lùm xùm. Dù nghi vấn nhập hàng Trung Quốc dán mác “Made in Vietnam” chỉ ghi nhận ở một loại sản phẩm, nhưng sức tiêu thụ của các mặt hàng khác cũng bị ảnh hưởng lớn.

Điều đáng nói, Việt Nam là nền kinh tế gia công, việc nhập khẩu linh kiện Trung Quốc về để lắp ráp là chuyện rất phổ biến và hàm lượng giá trị gia tăng của Việt Nam ở trong đó rất thấp. Lỗi của doanh nghiệp ở đây chính là sự mập mờ, cùng với sự chỉ trích của dư luận và truyền thông thì doanh nghiệp này đã bị làm cho bầm dập.

Trong trường hợp của Bphone, trước thông tin sản phẩm điện thoại này là của Trung Quốc gắn mác BKAV, doanh nghiệp hoàn toàn có thể công khai tỷ lệ nhập linh kiện từ nước ngoài là bao nhiêu, tỷ lệ gia công là bao nhiêu, giá trị của sản phẩm nằm ở phần nào, phần nào do BKAV làm chủ... Từ đó, mới có cơ sở để khẳng định sản phẩm Bphone có thực sự là hàng “Made in Vietnam” hay không.

Có ý kiến đề xuất nên khởi kiện ra tòa, nói chuyện với nhau bằng luật pháp quốc tế, nhưng tôi nghĩ phải xem xét từng trường hợp cụ thể, bởi ra tòa thì phải mất chi phí, được hay thua đều ảnh hưởng đến danh tiếng của doanh nghiệp.

“Made in Vietnam” hay “Made by Vietnam”, mấu chốt là lợi ích kinh tế

PV: - Từ câu chuyện của Bphone, trước đó là Asanzo, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do, có ý kiến cho rằng nếu muốn thực sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, giảm thiểu rủi ro khi đối mặt với các yêu cầu chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa của các thị trường khó tính, thì việc Việt Nam có các sản phẩm “Made by Vietnam” (nôm na là sản phẩm hàng hóa được "tạo ra bởi người Việt") trở nên quan trọng hơn "Made in Vietnam” (làm tại Việt Nam).

Ông chia sẻ với quan điểm này thế nào? Nếu vậy, phải ứng xử thế nào với các sản phẩm của doanh nghiệp Việt mà người Việt chưa hoàn toàn làm chủ công nghệ?


CEO BKAV tố sản phẩm Bphone của doanh nghiệp này bị ‘đánh’ bầm dập

 

PGS.TS Phạm Tất Thắng: - Phải thừa nhận rằng trong thế giới toàn cầu này, hội nhập quốc tế được thể hiện ngay trong một sản phẩm. Mỗi sản phẩm ấy không phải là của riêng một quốc gia nào mà đó là sản phẩm của trí tuệ đến từ nhiều quốc gia.

Con cá tra của Việt Nam là một ví dụ, nó được nuôi trên đất Việt Nam, bằng nguồn nước Việt Nam, công sức của người Việt Nam, nhưng trong con cá tra vẫn có nhiều yếu tố nước ngoài, như chế phẩm sinh học để bảo vệ sức khỏe cho con cá, thức ăn, máy móc để chế biến cá đều nhập từ nước ngoài.

Một hãng lắp ráp hàng điện tử coi sản phẩm của mình là “Made in Vietnam”, nhưng nhiều ý kiến cho rằng đó chỉ là hàng lắp ráp tại Việt Nam mà thôi, vì doanh nghiệp chỉ nhập linh phụ kiện của nước ngoài về lắp ráp.

Từ đây đặt ra một vấn đề, việc định hình sản phẩm “sản xuất tại Việt Nam” hay “sản xuất bởi Việt Nam” cần được phân biệt với các tiêu chí rõ ràng. Dựa vào đó, mới có thể cấp C/O và quan trọng là đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất cũng như quyền lợi của quốc gia xuất khẩu hàng hóa đó.

Trong các hiệp định thương mại tự do đều có các quy định hết sức cụ thể liên quan đến nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Khi chứng minh được nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa của quốc gia đó sẽ được hưởng lợi ích thuế suất bằng 0 hoặc các ưu đãi khác.

Như hàng may mặc, nếu ở Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam - EU nguồn gốc xuất xứ tính từ vải, thì ở Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nguồn gốc xuất xứ được tính từ sợi, nghĩa là sợi đó phải do Việt Nam sản xuất thì mới được chứng nhận C/O của Việt Nam để được hưởng thuế suất bằng 0.

Bên cạnh đó, trong yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa còn có tiêu chí tính gộp: Nếu không tự sản xuất ra được thì Việt Nam có quyền nhập khẩu từ các quốc gia cùng ký FTA với mình để tính quy tắc xuất xứ theo yêu cầu của FTA đặt ra.

Bởi hàng hóa không ở mức độ thuần túy nên việc chứng minh xuất xứ trở nên khó khăn và phức tạp. Đây cũng là một lý do khiến yêu cầu phải có quy định pháp lý, tiêu chí về hàng “Made in Vietnam” hay “Made by Vietnam”, đo lường bằng con số cụ thể, trong trường hợp nào thì áp dụng mỗi cách ghi như vậy.

Tôi được biết Bộ Công thương hiện đang có đề tài nghiên cứu về vấn đề này để từ đó đưa ra đề xuất và quy định trong nghị định một cách rõ ràng, tránh tranh cãi lộn xộn như hiện nay.

Nhiều ý kiến cho rằng có được sản phẩm “Made by Vietnam” mới giúp Việt Nam có thể thực sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời đó cũng là một khía cạnh quan trọng trong định vị thương hiệu quốc gia. Nhưng cũng cần lưu ý rằng, dù là “Made by Vietnam” hay “Made in Vietnam” thì cuối cùng chúng cũng phải được thể hiện thông qua lợi ích kinh tế, tức nhờ đó mà hàng Việt được hưởng các ưu đãi về thuế quan và các ưu đãi khác trong thương mại ở mức độ nào, chứ không đơn thuần chỉ là danh tiếng hay niềm tự hào chung chung.

Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta phải chấp nhận và không có gì phải chê trách khi có rất nhiều sản phẩm của doanh nghiệp Việt mà người Việt chưa hoàn toàn làm chủ được công nghệ. Chúng ta cũng không thể mong muốn một sản phẩm nào đó hoàn toàn do Việt Nam sản xuất, trái lại một sản phẩm chứa đựng nhiều trí tuệ của nhân loại thì nên lấy làm mừng. Quan trọng là chúng ta nắm ở khâu nào, nắm với lượng bao nhiêu, tùy theo sản phẩm, để từ đó có thể đưa ra quyết định tổ chức sản xuất cho phù hợp.

Cũng vì lẽ đó, nhiều năm trở lại đây, Nhà nước ta đã đặt ra vấn đề phải phát triển công nghiệp hỗ trợ. Khi Việt Nam có được công nghiệp hỗ trợ, tự sản xuất được các yếu tố đầu vào để cung cấp cho quá trình làm ra một sản phẩm hoàn chỉnh thì dần dần hàm lượng mang tính chất “của Việt Nam”, được ‘tạo ra bởi người Việt Nam” sẽ nâng lên. Còn khi chưa thể có được nền công nghiệp hỗ trợ như vậy thì đương nhiên phải chấp nhận nhập khẩu của nước ngoài.

PV: - Để tiến tới có được sản phẩm "tạo ra bởi người Việt" thay vì "làm tại Việt Nam", theo ông, phải làm gì để khuyến khích, bảo vệ các doanh nghiệp Việt kèm theo những yêu cầu cam kết thế nào khi trước mắt họ chưa thể làm chủ được công nghệ?

PGS.TS Phạm Tất Thắng: - Tôi nghĩ đòi hỏi đầu tiên là phải có sự đầu tư về mặt trí tuệ, công nghệ. Doanh nghiệp Việt phải làm chủ được về mặt công nghệ, đi sâu vào nghiên cứu và phát triển để nâng cao năng lực sáng tạo, từ đó tích lũy, kết tinh nó trong sản phẩm. Sáng tạo càng lớn thì hàm lượng “Việt Nam” trong sản phẩm càng nhiều.

Ví dụ, BKAV có thể nhập các linh kiện của nước ngoài về để làm nên chiếc điện thoại Bphone. Điều đó không quan trọng bằng việc sự sáng tạo, trí tuệ Việt ở trong chiếc điện thoại đó chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nó nằm ở phần thiết kế sản phẩm, phần mềm, hệ điều hành và đó mới là những yếu tố quyết định sản phẩm có phải là hàng của Việt Nam hay không, được tạo ra bởi người Việt Nam hay không.

Đòi hỏi thứ hai là phải có một hệ thống công nghiệp hỗ trợ để sản xuất ra linh kiện, yếu tố đầu vào cho sản phẩm.

Ví dụ, muốn phát triển ngành dệt may, được hưởng ưu đãi thuế quan từ các FTA mà Việt Nam đã ký kết thì Việt Nam phải sản xuất ra sợi. Khâu sợi Việt Nam đang làm rất tốt, năng lực sản xuất dư dả, đủ sức cung cấp cho doanh nghiệp dệt may trong nước và cả xuất khẩu.

Tuy nhiên, từ sợi để trở thành nguyên liệu cho ngành dệt may cần phải trải qua khâu hoàn tất, nhuộm, tẩy, xử lý, mà khâu này Việt Nam rất yếu. Vướng mắc nằm ở chỗ sự phối hợp giữa các doanh nghiệp, bộ, ngành, địa phương để triển khai công nghiệp sợi ở một số địa phương chưa đồng bộ. Do lo ngại ô nhiễm môi trường nên nhiều địa phương đã từ chối, không muốn nhận công nghiệp sợi hoàn tất.

Một khó khăn khác, Việt Nam rất giỏi trong việc biến vải thành một sản phẩm hoàn chỉnh, nhưng sáng tạo ra kiểu mẫu thế nào có khi phải mua của nước ngoài. Hay trong công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may có nhánh phụ trợ với hàng nghìn sản phẩm khác nhau, tùy theo đơn hàng khác nhau mà có những yêu cầu khác nhau. Khi doanh nghiệp Việt Nam triển khai khâu này thì vấp phải vấn đề quy mô sản xuất không đủ lớn để hạ giá thành.

Các loại chỉ, móc, cúc, khóa đặc thù cho đến nay Việt Nam vẫn phải nhập của Trung Quốc. Thực ra nếu doanh nghiệp Việt đầu tư thì vẫn có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất, chất lượng sản phẩm, nhưng lại không mang lại hiệu quả kinh tế vì quy mô không đủ lớn. Do đó, các sản phẩm này vẫn phải nhập khẩu.

Bất kỳ việc gì cũng có mặt được, mặt mất, không thể vì lợi ích kinh tế mà đánh đổi môi trường. Cùng với đó, phải đặt ra vấn đề vốn ở đâu; công nghệ ở đâu? Nếu không giải quyết được các khâu cơ bản này thì không thể phát triển nền kinh tế.

Cho nên, trong quá trình phát triển kinh tế, phát triển ở mức nào thì cần tính toán giữa cái được với cái mất, doanh nghiệp ta làm chủ công nghệ đến đâu, có nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu đó đến đâu... Nếu mong muốn tỷ trọng hàng Việt Nam cao lên, nhưng lại không có điều kiện để thực hiện, thì đó mãi chỉ là ước vọng mà thôi.


 

Theo Thành Luân/Báo Đất Việt

 

Link nguồn: https://baodatviet.vn/kinh-te/thi-truong/tu-chuyen-bphone-to-bi-danh-ngam-ve-hang-made-by-vietnam-3412309/


Bài 1: Điểm danh những khu “đất vàng' ở Hà Nội nhưng thất thu
Bài 1: Điểm danh những khu “đất vàng" ở Hà Nội nhưng thất thu
25/04/2024 Doanh nghiệp

Câu chuyện lãng phí đất công không chỉ xảy ra ở các thành phố lớn mà còn diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước. Tình trạng này đã gây thất thoát,...

Quảng Nam: Bị xử phạt 80 triệu đồng vì chiếm hơn 6.000m2 đất, Công ty TNHH Nông nghiệp Đông Giang xin nộp phạt nhiều lần
Quảng Nam: Bị xử phạt 80 triệu đồng vì chiếm hơn 6.000m2 đất, Công ty TNHH Nông nghiệp Đông Giang xin nộp phạt nhiều lần
25/04/2024 Doanh nghiệp

UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra nội dung đơn của Công ty TNHH Nông nghiệp Đông Giang...

An Gia (AGG) đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 43%, huy động vốn điều lệ lên 1.938 tỷ đồng
An Gia (AGG) đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 43%, huy động vốn điều lệ lên 1.938 tỷ đồng
24/04/2024 Doanh nghiệp

Với thành quả đạt được từ năm trước và kế hoạch triển khai các dự án cụ thể, An Gia đặt kế hoạch lợi nhuận năm nay tăng 43%. Công ty lên kế hoạch...

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng
24/04/2024 Doanh nghiệp

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.000 tỷ...

Thay đổi thượng tầng, TTC Land chuẩn bị nguồn lực cho “cuộc chơi mới”
Thay đổi thượng tầng, TTC Land chuẩn bị nguồn lực cho “cuộc chơi mới”
23/04/2024 Doanh nghiệp

Theo TTC Land, việc thay đổi loạt nhân sự cấp cao nhằm tăng cường nguồn lực nhiều kinh nghiệm, am hiểu thị trường nhằm ưu tiên phát triển mảng bất động sản công nghiệp...

Câu chuyện thứ Hai: Doanh nghiệp Việt khẳng định thương hiệu bằng những mục tiêu táo bạo
Câu chuyện thứ Hai: Doanh nghiệp Việt khẳng định thương hiệu bằng những mục tiêu táo bạo
23/04/2024 Doanh nghiệp

MB đã chứng tỏ sự vững chắc với mục tiêu tăng trưởng ấn tượng, trong khi LPBank tái định hình mình với một bản sắc mới và những mục tiêu táo bạo. PNJ tiếp tục...

Tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Mai
Tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch HĐQT Công ty Hoàng Mai
23/04/2024 Doanh nghiệp

Theo thông tin từ Tổng cục Thuế, ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Hoàng Mai (Công ty Hoàng Mai) vừa bị tạm hoãn xuất cảnh.

Thủ tục chuyển nhượng vốn góp giữa các nhà đầu tư nước ngoài
Thủ tục chuyển nhượng vốn góp giữa các nhà đầu tư nước ngoài
22/04/2024 Doanh nghiệp

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài nhận chuyển nhượng 100% vốn góp trong tổ chức kinh tế cho nhà đầu tư nước ngoài (có quốc tịch khác)...

CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay
CEO Group đưa khu nghỉ dưỡng 5 sao đi vào hoạt động, còn hơn 800 tỷ nợ vay
22/04/2024 Doanh nghiệp

CEO Group vừa khai trương Khu nghỉ dưỡng Wyndham Garden Sonasea Van Don trong bối cảnh ĐHĐCĐ thường niên 2024 bất thành. Đặc biệt, CEO đặt kế hoạch kinh doanh năm 2024 lạc quan...

Xử phạt Công ty cổ phần Hóa chất Minh Đức hơn 440 triệu đồng
Xử phạt Công ty cổ phần Hóa chất Minh Đức hơn 440 triệu đồng
22/04/2024 Doanh nghiệp

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định xử phạt hành chính CTCP Hóa chất Minh Đức 442,5 triệu đồng do không công bố...

Bắc Giang: Loạt doanh nghiệp bị cưỡng chế, phong tỏa tài khoản do nợ thuế
Bắc Giang: Loạt doanh nghiệp bị cưỡng chế, phong tỏa tài khoản do nợ thuế
21/04/2024 Doanh nghiệp

Mới đây, Cục Thuế tỉnh Bắc Giang đã công bố quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản...

Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình
Tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình
20/04/2024 Doanh nghiệp

Bà Lương Hoàng Lan, đại diện pháp luật của Công ty Đô thị sinh thái Dầu khí Hòa Bình bị tạm hoãn xuất cảnh do công ty nợ thuế 1.045 tỷ đồng.

Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu
Bông Sen Corp thua lỗ triền miên, gánh hơn 1.000 tỷ tiền lãi và phạt trái phiếu
19/04/2024 Doanh nghiệp

Dù sở hữu loạt khu đất vàng nhưng CTCP Bông Sen (Bông Sen Corp) lại kinh doanh yếu kém, thua lỗ hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, số liệu công bố...

Xử phạt loạt doanh nghiệp kinh doanh vàng giả khu vực miền Nam
Xử phạt loạt doanh nghiệp kinh doanh vàng giả khu vực miền Nam
19/04/2024 Doanh nghiệp

Thông tin từ Tổng cục QLTT - Bộ Công Thương cho biết, Cục QLTT ở các tỉnh phía Nam thời gian qua liên tục kiểm tra, xử phạt đối với nhiều cửa hàng,...

Doanh nghiệp kinh doanh vàng: SJC lãi mỏng, lợi nhuận PNJ áp đảo DOJI
Doanh nghiệp kinh doanh vàng: SJC lãi mỏng, lợi nhuận PNJ áp đảo DOJI
17/04/2024 Doanh nghiệp

Trước diễn biến giá vàng trên thị trường liên tục “nhảy múa”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh...

Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui
Loạt ngân hàng chia cổ tức tiền mặt, cổ đông chuẩn bị đón tin vui

Năm 2024, tổng số tiền mà các ngân hàng dự kiến dùng để chi trả cổ tức tiền mặt lên tới khoảng 26.000 tỷ đồng...

Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng
Capitaland Tower thua lỗ triền miên, nợ phải trả hơn 16.700 tỷ đồng
16/04/2024 Doanh nghiệp

Năm 2023, Capitaland Tower không chỉ làm ăn thua lỗ hàng nghìn tỷ đồng mà vốn chủ sở hữu còn âm nặng, nợ phải trả tính đến cuối năm hơn 16.000 tỷ đồng...

Xu hướng giá vé máy bay toàn cầu
Xu hướng giá vé máy bay toàn cầu
15/04/2024 Doanh nghiệp

Giá vé máy bay trên thế giới hiện nay và trong thời gian tới đây sẽ có xu hướng tăng cao hơn so với thời điểm trước.

Lợi nhuận của Hòa Phát ước đạt 2.800 tỷ đồng trong quý I/2024
Lợi nhuận của Hòa Phát ước đạt 2.800 tỷ đồng trong quý I/2024
15/04/2024 Doanh nghiệp

Theo ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hòa Phát, kết thúc quý I/2024, doanh nghiệp đạt 31.000 tỷ đồng doanh thu và 2.869 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance