VnFinance
Thứ sáu, 18/06/2021, 17:13 PM

Ưu đãi cho công nghiệp hỗ trợ: Lại làm béo FDI?

FDI ngày càng đẩy mạnh đầu tư vào công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp Việt không cạnh tranh được, lại khó tham gia vào chuỗi cung ứng của FDI.

Nghị định 57/2021/NĐ-CP bổ sung điểm g khoản 2 Điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển vừa được ban hành.

Theo đó, Nghị định 57 bổ sung đối tượng doanh nghiệp được ưu đãi thuế TNDN khi đáp ứng các điều kiện sau: Có dự án đầu tư (đầu tư mới và đầu tư mở rộng) sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, thực hiện trước ngày 01/01/2015, đáp ứng các điều kiện của dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ theo Luật sửa đổi các luật về thuế 2014 và được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

Trước đó, Chính phủ đã có Nghị định 12/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 218/2013/NĐ-CP nhưng không quy định chuyển tiếp đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được cấp phép và hoạt động trước ngày 01/01/2015.

Do đó, Nghị định 57/2021/NĐ-CP được ban hành để giải quyết ưu đãi đầu tư về thuế TNDN đối với dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ hoạt động trước ngày 01/01/2015 đúng quy định của pháp luật.

Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Kỹ sư ô tô Việt Nam thẳng thắn cho rằng, đối tượng được hưởng lợi chủ yếu từ nghị định mới ban hành chính là doanh nghiệp FDI, nhất là khi FDI ngày càng đầu tư sâu rộng vào công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam với nhiều dự án lớn, đặc biệt ở mảng linh kiện điện tử.

Ông  nhận xét, thời gian qua, công nghiệp hỗ trợ được đặc biệt quan tâm và định hướng là một trong những ngành ưu tiên phát triển và được ưu đãi đầu tư. Các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ với nhiều chính sách mới đã được đưa ra với kỳ vọng sẽ tạo nên cú hích lớn cho công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến, chế tạo.

Dù vậy, ông lưu ý, công nghiệp hỗ trợ rất đa dạng, cơ quan quản lý cần phải xem ngành công nghiệp hỗ trợ nào trong nước đang làm và có khó khăn thì đặt vấn đề giúp đỡ, hỗ trợ, không thể làm theo kiểu dàn trải, "bình quân chủ nghĩa".

Đối với doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển thì cũng cần xem tổng  thể nền công nghiệp phát triển thế nào, ưu tiên dựa trên tiêu chuẩn gì.

Doanh nghiệp FDI quan tâm và rót vốn mạnh vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp hỗ trợ cho các ngành chế tạo máy móc, điện tử, chế biến sâu... Ảnh minh họa

"Phải xem sản phẩm của doanh nghiệp đó là gì, đang phục vụ ngành công nghiệp nào, ngành công nghiệp đó có đang bế tắc để phải hỗ trợ, ưu tiên hay không...

Chẳng hạn, cùng là doanh nghiệp dệt may nhưng doanh nghiệp A khác doanh nghiệp B về điều kiện sản xuất, nguồn cung ứng vật liệu, tay nghề công nhân, quy mô sản xuất... Vấn đề ở chỗ sản phẩm của doanh nghiệp có quan trọng không, nếu sản phẩm của doanh nghiệp ấy có đóng góp quan trọng vào một khâu nhất định mà những ngành khác không đảm bảo được thì nên ưu tiên.

Nói cách khác, khi muốn ưu đãi, ưu tiên thì phải cụ thể hóa. Ngại nhất là quản lý chung chung, rồi cuối cùng ai ai cũng đua nhau đòi phần, dẫn tới tình trạng sử dụng đồng tiền đầu tư không hợp lý, không mang lại hiệu quả, trong khi nguồn lực nhà nước có hạn", PGS.TS Nguyễn Lê Ninh chỉ rõ.

Nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội Kỹ sư ô tô Việt Nam đề nghị, những người làm công tác quản lý ngành công nghiệp cần có cái nhìn sâu sát để đề xuất, tư vấn chính sách cho công nghiệp hỗ trợ một cách hợp lý. Như doanh nghiệp FDI có thế mạnh về tài chính, công nghệ, quản lý, vì thế cần xem xét FDI đã đầu tư vào những mảng nào, lĩnh vực nào, còn lại những gì trong nước thiếu sót mà FDI chưa đầu tư, chưa cung ứng thì cần động viên, khuyến khích doanh nghiệp trong nước tham gia cho đồng bộ.

"Khi đầu tư, có thể có những thứ yêu cầu công nghệ cao, hoặc có yêu cầu khác thì Nhà nước cần cụ thể từng mặt hàng công nghiệp hỗ trợ, xem công nghệ cao thấp ra sao để có chính sách đầu tư, động viên doanh nghiệp trong nước làm, dù có nhỏ nhưng nó bổ sung những cái FDI không làm", ông nói.

 Đối với trường hợp mảng công nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đang làm mà FDI lại đầu tư đúng vào mảng ấy, ông Ninh đề nghị phải xem xét hiệu quả kinh tế. Nếu hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp Việt thấp hơn doanh nghiệp FDI thì doanh nghiệp Việt nên chuyển hướng đầu tư.

"Thực tế hiện nay, doanh nghiệp FDI, với tiềm lực tài chính, công nghệ mạnh, đầu tư ngày càng sâu rộng vào công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, phần còn lại cho doanh nghiệp Việt được bao nhiêu? Doanh nghiệp Việt cũng không dễ có được cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI, vậy nên khó mà chạy đua, cạnh tranh được với FDI vì sức yếu. 

Lúc này, doanh nghiệp Việt Nam phải xem trong nền kinh tế chỗ nào đang thiếu chưa có ai đầu tư thì phải chuyển hướng đầu tư, không nhất thiết cứ phải làm một sản phẩm ấy", PGS.TS Nguyễn Lê Ninh lưu ý. 

Ông chỉ rõ, FDI vào Việt Nam đầu tư là để kiếm lời, sử dụng lao động giá rẻ, hỗ trợ FDI bao nhiêu cũng là không đủ đối với họ. Chưa kể tình trạng chuyển giá, trốn thuế của một số doanh nghiệp FDI khiến Việt Nam bị thua thiệt nhiều. Vấn đề này đặt ra yêu cầu người quản lý phải sáng suốt, sâu sát và có tầm nhìn.

Một điểm khác được PGS.TS Nguyễn Lê Ninh nhấn mạnh, đó là người quản lý, người làm chính sách phải lường trước được những tình huống xấu có thể xảy ra để chống đỡ ngay từ đầu, mà một trong những tình huống ấy chính là khi FDI thấy không có lời ở Việt Nam nữa, họ sẽ rút đi, để lại khoảng trống nếu phía doanh nghiệp Việt Nam không kịp lấp vào.

"Trong những ngành công nghiệp hỗ trợ FDI có đầu tư thì trong nước vẫn phải có những đơn vị có khả năng làm những sản phẩm căn bản ấy. Đương nhiên tỉ lệ đó chỉ ở mức độ nhất định và cần có sự hỗ trợ của Nhà nước vì xác định khó cạnh tranh được với FDI nhưng đó là việc làm cần thiết để Việt Nam giữ khả năng tự lực của mình, để trong trường hợp FDI rút đi, chúng ta không bị hụt hẫng sản phẩm ấy", PGS.TS Nguyễn Lê Ninh nói và cho biết, những doanh nghiệp ấy có thể là doanh nghiệp nhà nước, song nếu là doanh nghiệp tư nhân tâm huyết, tự nguyện làm và có sự hỗ trợ của Nhà nước thì càng  tốt.

"Chúng ta phải đứng vững trên hai chân của mình. Đừng để khi họ rút đi, chúng ta sẽ chới với", vị chuyên gia kết luận.


TP HCM công khai 278 doanh nghiệp nợ thuế hơn 3,8 nghìn tỷ đồng
TP HCM công khai 278 doanh nghiệp nợ thuế hơn 3,8 nghìn tỷ đồng
03/05/2024 Tin nóng

Mới đây, Cục Thuế TP HCM thông báo về việc công khai danh sách người nộp thuế nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước. Tính đến tháng 3/2024, có 278 người nộp thuế còn nợ tiền thuế với số tiền hơn 3,8 nghìn tỷ đồng.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng
Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng
03/05/2024 Tin nóng

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng,...

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy...
Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy...
03/05/2024 Tin nóng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo ...

Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam đạt 6,28 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam đạt 6,28 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm
02/05/2024 Tin nóng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước...

Giá xăng dầu đi lên kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng
Giá xăng dầu đi lên kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng
30/04/2024 Tin nóng

Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước. So với tháng 12/2023 CPI...

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024
29/04/2024 Tin nóng

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục có xu hướng tăng trưởng tích cực; Hoạt động vận tải tháng 4 diễn ra sôi động; Vốn đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm...

4 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư dự kiến đạt gần 116.000 nghìn tỷ đồng
4 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư dự kiến đạt gần 116.000 nghìn tỷ đồng
29/04/2024 Tin nóng

Theo ước tính của Bộ Tài chính, tỷ lệ vốn đầu tư công thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/4/2024 dự kiến đạt 115.906,9 tỷ đồng, đạt 16,41% tổng kế hoạch...

Việt Nam lần đầu lọt top 5 nước xuất khẩu thủy sản vào Singapore
Việt Nam lần đầu lọt top 5 nước xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore, theo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản...

Nắng nóng khủng khiếp, cao hơn 42- 43 độ C ở nhiều khu vực
Nắng nóng khủng khiếp, cao hơn 42- 43 độ C ở nhiều khu vực
29/04/2024 Tin nóng

Nhiệt độ lúc 13h chiều ngày 28/4 có nơi trên 41 độ như: Yên Châu (Sơn La) 41.8 độ, Hương Khê (Hà Tĩnh) 42.4 độ, Đồng Hới (Quảng Bình) 42.0 độ, Đông Hà (Quảng Trị)...

IMF: Pháp sắp trượt khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới
IMF: Pháp sắp trượt khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới
29/04/2024 Tin nóng

Tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Thành phố Hồ Chí Minh: Giao quyền cho các địa phương để đẩy nhanh đầu tư công
Thành phố Hồ Chí Minh: Giao quyền cho các địa phương để đẩy nhanh đầu tư công
28/04/2024 Tin nóng

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định ủy quyền cho UBND quận, huyện điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu trên địa bàn (trừ Thành phố Thủ Đức)...

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 5/2024
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 5/2024
28/04/2024 Tin nóng

Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần từ ngày 15/5/2024; Quy định mới về nhập khẩu gạo, lá thuốc lá khô từ Campuchia năm 2023, 2024;...

Ngân hàng Thế giới cảnh báo leo thang ở Trung Đông có thể gây ra cú sốc giá dầu, thúc đẩy lạm phát
Ngân hàng Thế giới cảnh báo leo thang ở Trung Đông có thể gây ra cú sốc giá dầu, thúc đẩy lạm phát
28/04/2024 Tin nóng

Hôm thứ Năm 25/4, Ngân hàng Thế giới cảnh báo sự bùng nổ của một cuộc xung đột lớn ở Trung Đông có thể gây ra cú sốc năng lượng đẩy giá dầu lên trên 100 USD/thùng, thúc đẩy lạm phát và dẫn đến lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.

Tiêu thụ vàng của Trung Quốc tăng gần 6% trong quý I
Tiêu thụ vàng của Trung Quốc tăng gần 6% trong quý I
27/04/2024 Tin nóng

Hiệp hội Vàng Trung Quốc (CGA) hôm thứ Sáu (26/4) công bố, mức tiêu thụ vàng của nước này trong quý đầu tiên của năm 2024 tăng 5,94% so với cùng kỳ năm 2023,...

Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE
Cảnh báo lừa đảo khi giao dịch xuất nhập khẩu với đối tác tại UAE
26/04/2024 Tin nóng

Bộ Công Thương (Vụ Thị trường châu Á – châu Phi) nhận được Thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng...

Tăng chuyến dịp nghỉ lễ: Liệu 'cơn sốt' vé máy bay có 'hạ nhiệt'?
Tăng chuyến dịp nghỉ lễ: Liệu "cơn sốt" vé máy bay có "hạ nhiệt"?
25/04/2024 Tin nóng

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng xem xét bổ sung ngay tải cung ứng trên các đường bay từ Hà Nội, TP HCM đến các địa phương vào ngày 27/4...

Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 3,5% vào năm 2024
Lạm phát được dự báo sẽ tăng nhẹ lên 3,5% vào năm 2024
25/04/2024 Tin nóng

Ngân hàng Thế giới dự báo, lạm phát sẽ tăng nhẹ từ mức bình quân 3,2% năm 2023 lên 3,5% vào năm 2024. Trong khi đó, lạm phát CPI sẽ chững lại còn 3%...

Chuyển đổi số là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Chuyển đổi số là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
25/04/2024 Tin nóng

Ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, trọng tâm là phát triển kinh tế số.

Dự án nào được ký kết hợp đồng BOO?
Dự án nào được ký kết hợp đồng BOO?
24/04/2024 Tin nóng

Dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), gồm hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (BOO) phải thuộc lĩnh vực, quy mô và đáp ứng điều kiện...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance