Việt Nam là quốc gia sản xuất giày vải lớn nhất thế giới
Dù chỉ đứng thứ 2 trong lĩnh vực xuất khẩu dày dép, tuy nhiên, riêng mặt hàng giày vải Việt Nam đã vượt xa Trung Quốc và trở thành quốc gia sản xuất giày vải lớn nhất thế giới.
Theo số liệu thống kê từ World Footwear Yearbook, bất chấp sự ảnh hưởng của COVID-19 lên mọi mặt, hoạt động sản xuất giày dép trên toàn thế giới trong giai đoạn 2010 - 2019 tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 2,2%. Năm 2019, ngành công nghiệp tăng trưởng chậm lại, chỉ tăng 0,6% so với năm 2018, đạt mức kỷ lục sản xuất mới với 24,3 tỷ đôi.
Cũng theo World Footwear Yearbook, những con số cập nhật cũng cho thấy châu Á vẫn là nơi sản xuất giày dép lớn nhất trên thế giới khi chiếm 87% tổng sản lượng giày dép thế giới. Như vậy, cứ mỗi 10 đôi giày dép được bán ra trên thị trường, sẽ có 9 đôi là sản phẩm từ các nhà xưởng châu Á.
Các số liệu cũng cho biết, Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu giày dép, với lượng đạt 7,402 tỷ đôi, chiếm 61,1% thị phần. Tuy nhiên, trong 10 năm qua, thị phần xuất khẩu giày dép của Trung Quốc đã sụt giảm mạnh, từ 73,1% xuống còn 61,1%. Sự sụt giảm này đến từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam, Indonesia và một số quốc gia khác.

Với các lợi thế về con người, chính sách và các hiệp định thương mại, ngành sản xuất giày tại Việt Nam đang ngày càng 'nở rộ' bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19
Cụ thể, Việt Nam xếp thứ hai thế giới về xuất khẩu giày dép, với lượng xuất khẩu đạt 1,233 tỷ đôi trong năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam vượt qua mức 10% tổng số lượng giày dép xuất khẩu của thế giới, chiếm 10,2%, tăng 4,4 lần so với năm 2011.
Đặc biệt, Việt Nam cũng đã trở thành nước xuất khẩu giày vải lớn nhất (về giá trị), vượt xa Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ khi xuất bản World Footwear Yearbook, Trung Quốc không dẫn đầu xuất khẩu đối với một loại giày dép.
Hiện nay, các sản phẩm giày dép 'made in Vietnam' đã được xuất khẩu tới hơn 150 thị trường trên thế giới, trong đó, tập trung ở những thị trường chính như: Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Anh…
Nhờ có các lợi thế từ Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 1/8/2020, các sản phẩm giày dép của Việt Nam trong những năm gần đây cũng được đánh giá là có lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các sản phẩm đến từ Trung Quốc, Myanmar, Ấn Độ và Campuchia… khi xuất khẩu tới các thị trường châu Âu.
Bên cạnh các lợi thế truyền thống về nhân công, môi trường chính trị, tham gia vào các FTA song phương và đa phương, việc kiểm soát tốt dịch bệnh được dự báo sẽ mang lại ưu thế lớn giúp doanh nghiệp Việt Nam sản xuất giày sẽ có thể đón được đơn hàng dịch chuyển từ các quốc gia khác.
TIN LIÊN QUAN
Sẽ có sàn giao dịch carbon trong kỷ nguyên mới
Trong bối cảnh cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trở nên cấp bách và toàn cầu hóa hơn bao giờ hết, Việt Nam- một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề...
Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Luật Hàng không dân dụng
Mới đây, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 363/TB-VPCP, truyền đạt kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về dự thảo Luật Hàng không dân dụng Việt Nam...
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8,3-8,5%, phấn đấu đạt 10% vào năm 2026
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 8,3-8,5%, tạo nền tảng cho giai đoạn phát triển bứt phá 2026-2030. Các địa phương đầu tàu như Hà Nội...
Bộ Công an đề xuất siết quản lý, tăng thanh tra thị trường vàng
Trước thực trạng thị trường vàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu minh bạch, Bộ Công an vừa có văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi,...
TP. HCM sẽ có trung tâm dữ liệu 250 triệu USD
Trung tâm dữ liệu có công suất thiết kế ban đầu 30 MW, sẽ mở rộng lên 120 MW trong tương lai, phục vụ nhu cầu tính toán khổng lồ cho phát triển AI và các ngành kinh tế số.
Kinh doanh trên mạng xã hội phải nộp thuế như thế nào cho đúng luật?
Bán hàng online là kênh kinh doanh tiềm năng, người bán cần tuân thủ nghiêm túc quy định về thuế, không chỉ là nghĩa vụ, mà giúp hoạt động bền vững trong môi trường pháp lý ngày càng chặt chẽ.
UOB: "Chính sách thuế vẫn là rào cản lớn với Việt Nam"
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất về thuế quan đã qua, United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên mức 6,9% và nhận định...
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả chứa mã độc
Theo Bộ Công an, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện từ thuê bao di động thông thường hoặc tổng đài ảo, giả mạo danh nghĩa cơ quan, tổ chức giới thiệu...
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Xem nhiều




