"Việt Nam nên huỷ luôn chặng đua xe công thức 1"
Đó là nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế khi cho rằng Việt Nam cần tập trung nguồn lực để phục hồi nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 khó định đoán.

Huỷ chặng đua xe công thức 1 là quyết định đúng đắn
Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội, Công ty TNHH Hiệp hội Thể thao Xe động cơ (VMA) và Công ty TNHH Việt Nam Grand Prix (VGPC) vừa chính thức thông báo hủy chặng đua xe công thức 1 tại Việt Nam năm 2020 sau nhiều thảo luận với Liên đoàn Ô tô quốc tế (FIA) và Tập đoàn Formula 1.
Trước đó, chặng đua F1 Hà Nội theo kế hoạch sẽ diễn ra tháng 4 năm nay. Sự kiện được công bố đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều các nhà đầu tư và du khách trong, ngoài nước. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, ban tổ chức phải tuyên bố tạm hoãn hồi tháng 3 rồi sau đó dừng hẳn.
Nhìn nhận về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế cho rằng: "Việt Nam nên huỷ luôn chặng đua xe công thức 1". Cơ sở của nhận định này dựa trên bối cảnh thực tế nền kinh tế trong nước và những thách thức từ bức tranh kinh tế chung của thế giới.
Theo đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế nhấn mạnh: "Chặng đua F1 nên dừng tổ chức tại Việt Nam mà không cần tạm hoãn. Quyết định này sẽ tốt cho nền kinh tế Việt Nam có khoảng thời gian để dồn lực ổn định an sinh xã hội, phục hồi nền kinh tế".
Phân tích sâu hơn về nhận định này, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, việc đầu tư vào giải đua F1 sẽ cần một khoản tiền khổng lồ trong khi những hiệu quả lại rất khó đong đếm. "Dịch bệnh khiến nhiều người mất công ăn việc làm, tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Chúng ta cần những du khách nước ngoài nhưng họ đang gặp khó vì có thể mất việc, giao thông kết nối giữa các nước không thuận lợi do Covid-19 gây ra. Lượng khách đến Việt Nam sẽ không thể như kỳ vọng. Điều này có nghĩa, lợi nhuận khổng lồ hay quảng bá thương hiệu Việt Nam cũng là điều khó diễn ra".

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia tài chính cũng nhấn mạnh, việc dừng sự kiện F1 là cần thiết nhằm tránh lãng phí nguồn lực, đầu tư dàn trải, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn.
Phân tích sâu hơn về tác động của việc dừng sự kiện F1, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng, các doanh nghiệp tham gia sự kiện đã đầu tư sẽ phải chịu thiệt thòi khi bỏ ra khoản chi phi lớn.
Tuy nhiên, nếu nhìn rộng hơn, về lâu dài, đây là quyết định cần thiết. Thực tế, lượng khách quốc tế sẽ khó đến Việt Nam trong 1 - 2 năm tới do ảnh hưởng bởi dịch dẫn tới giao thông khó khăn. Chính công việc của họ cũng bị ảnh hưởng dẫn tới thu nhập thấp. Trong khi đó, không ít người dân Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng mất việc. Doanh nghiệp cũng khó khăn vì dịch. Việc huỷ chặng đua sẽ tránh lãng phí đầu tư khi hiệu quả đem lại ít.
Cần tập trung nguồn lực để phát triển kinh tế
Thông tin về giải đua F1 từng được kỳ vọng sẽ mang đến những nguồn lợi lớn trong quảng bá hình ảnh Thủ đô cũng như tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế. Đó là lý do khiến thông tin hoãn sự kiện đã tạo ra sự nuối tiếc của nhiều người.
Phân tích ở góc độ kinh tế, dựa trên cục diện còn khó khăn và chưa định đoán về diễn biến tương lai khi Covid-19 còn khó kiểm soát hoàn toàn, các chuyên gia đều chỉ ra rằng, việc huỷ sự kiện F1 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
"Huỷ sự kiện F1 không phải là đánh mất đi cơ hội tốt trong ngắn hạn mà thực tế, đó là lùi một bước để bảo toàn lực lượng. Với bối cảnh kinh tế như hiện nay, Việt Nam cần dành các nguồn lực để ưu tiên các mục tiêu khác, hướng tới vấn đề giải quyết việc làm, hỗ trợ doanh nghiệp, phục hồi nền kinh tế" - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nhấn mạnh.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng cho rằng, Việt Nam cần ưu tiên phục hồi nền kinh tế bằng việc đảm bảo nguồn lực, sử dụng khoản đầu tư hợp lý, tránh dàn trải. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp có khoản nhựa sống để nuôi bộ máy, đảm bảo tình trạng thất nghiệp không gia tăng, góp phần vào ổn định an sinh. Trong bối cảnh Covid-19 vẫn chưa xác định khi nào sẽ kiểm soát và nền kinh tế thế giới phục hồi trở lại, Việt Nam cần sử dụng nguồn lực tiết kiệm, duy trì sinh tồn và phát triển của các doanh nghiệp lớn.

Đồng quan điểm đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng khẳng định, việc tạm dừng giải đua F1 sẽ giúp các nhà đầu tư dồn nguồn lực để tập trung phát triển kinh tế, nuôi dưỡng bộ máy, đảm bảo công ăn việc làm cho những người lao động.
Ông Hiếu cho rằng, sự kiện F1 nên huỷ luôn bởi những chương trình giải trí xa xỉ như hiện tại chưa phù hợp với bối cảnh của Việt Nam giai đoạn này. “Khách quốc tế đến Việt Nam vì yêu đất nước và con người Việt Nam. Chúng ta có nhiều cơ hội để quảng bá hình ảnh của dải đất hình chữ S, mà không nhất thiết phải là cuộc đua xe ô tô. Hiện tại, tôi cho rằng, nhiệm vụ trước mắt nên tập trung vào ổn định dân sinh, phục hồi và phát triển kinh tế” - TS. Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Xem nhiều




