VnFinance
Thứ sáu, 04/12/2020, 09:30 AM

Việt Nam xuất siêu kỷ lục: Không chủ quan...

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, những khiếm khuyết không hề nhỏ vẫn tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam và cần được khắc phục.

Trong 11 tháng năm 2020, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam ước tính xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 10,8 tỷ USD), trong đó khu vực trong nước nhập siêu 12,4 tỷ USD; khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 32,5 tỷ USD.

Trong kim ngạch xuất khẩu, khu vực kinh tế trong nước đạt 73 tỷ USD, tăng 1,6%, chiếm 28,7% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 181,6 tỷ USD, tăng 6,9%, chiếm 71,3%.

Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 90,2 tỷ USD, tăng 1,5%. Nhóm hàng nông, lâm sản đạt 18,7 tỷ USD, giảm 0,1%. Nhóm hàng thủy sản đạt 7,7 tỷ USD, giảm 0,9%.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng với kim ngạch đạt 69,9 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Trong kim ngạch nhập khẩu, khu vực kinh tế trong nước đạt 85,43 tỷ USD, giảm 9,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 149,07 tỷ USD, tăng 9,2%.

Trong 11 tháng năm 2020 có 34 mặt hàng đạt kim ngạch nhập khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 89,4% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 4 mặt hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD, chiếm 49,3%).

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 11 tháng năm 2020, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước tính đạt 218,8 tỷ USD, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu; nhóm hàng tiêu dùng ước tính đạt 15,7 tỷ USD, tăng 0,5% và chiếm 6,7%.  

Trung Quốc vẫn tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước tính đạt 73,9 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Hàn Quốc, thị trường ASEAN; Nhật Bản; EU; Hoa Kỳ.

Bất chấp Covid-19, Việt Nam vẫn xuất siêu hơn 20 tỷ USD nhưng thành tích ấy thuộc về doanh nghiệp FDI

Doanh nghiệp nội luôn nhập siêu

"Không nên chủ quan với thành tích xuất siêu kỷ lục này", PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương) nói như vậy với Đất Việt khi trao đổi về số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố.

Theo vị chuyên gia, từ năm 2011 trở về trước Việt Nam luôn nhập siêu, nhưng từ năm 2012 luôn có thặng dư. Năm 2019 chúng ta xuất siêu gần 11 tỷ USD và 11 tháng năm nay xuất siêu kỷ lục bất chấp dịch bệnh Covid-19.

Bởi vậy, đánh giá tổng thể, PGS.TS Nguyễn Văn Nam cho rằng đây là một bước tiến của nền kinh tế Việt Nam nhưng đi sâu vào thì vẫn tồn tại những khiếm khuyết không phải là nhỏ cần phải khắc phục.

Chẳng hạn, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập siêu lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam nhập khẩu rất nhiều thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu từ Trung Quốc để sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Dù mấy năm qua cơ quan quản lý hành động quyết liệt, nhập siêu từ thị trường Trung Quốc có giảm một chút song đến nay vẫn chưa giải quyết được.

Một điểm khác, nhiều năm qua, khu vực trong nước luôn nhập siêu và khu vực FDI luôn xuất siêu, thậm chí như năm 2020 xuất siêu rất lớn, vượt cả các năm trước, đặt ra khả năng Việt Nam không nhập được nguyên liệu về.

Từ trước đến nay, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu vẫn là nhập tư liệu sản xuất. Như năm nay, tư liệu sản xuất chiếm hơn 93% cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam, thậm chí nhiều mặt hàng gần như là hoàn chỉnh được nhập về, Việt Nam chỉ hoàn thiện khâu cuối cùng như lắp ráp lại rồi xuất khẩu.

"Dịch Covid-19 khiến doanh nghiệp không có đơn hàng nên không nhập khẩu nguyên liệu, hoặc có đơn hàng xuất khẩu nhưng chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị đứt gãy", nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu nên khả năng.

Đối với doanh nghiệp FDI, vị chuyên gia khẳng định, khu vực này cũng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 nhưng mức độ đứt gãy không nhiều như doanh nghiệp Việt Nam, họ xuất siêu mạnh là nhờ giữ được đơn hàng, tổ chức được nguồn cung cấp nguyên liệu cho quá trình sản xuất.

"Các doanh nghiệp FDI có mối quan hệ khách hàng tốt, kể cả mối liên hệ kinh tế trong nội bộ tập đoàn với nhau nên trong điều kiện nào họ cũng vẫn xuất được. Họ có thể xuất khẩu cho một doanh nghiệp cùng thuộc tập đoàn, hoàn chỉnh, nâng cao rồi tiếp tục xuất đi.

Còn doanh nghiệp nội của Việt Nam hầu như chưa xây dựng được chuỗi cung ứng như vậy do nhỏ lẻ, phân tán, thiếu liên kết", PGS.TS Nguyễn Văn Nam chỉ rõ.

Lý giải thực tế doanh nghiệp Việt luôn luôn nhập siêu và chủ yếu nhập nguyên liệu của các nước, ông Nam cho biết, doanh nghiệp Việt chủ yếu làm gia công, như dệt may, nếu liên quan đến máy móc thiết bị thì cũng chỉ lắp ráp khâu cuối cùng, nhiều trường hợp chỉ để lấy xuất xứ Việt Nam. Ngay mặt hàng nông sản vốn là thế mạnh của Việt Nam cũng chủ yếu là xuất thô, chưa qua chế biến hay chế biến sâu. Cho nên, nếu vui thì cũng chỉ là vì bán được nhiều, còn giá trị gia tăng không đáng kể,

"Thời gian qua hàng Trung Quốc xuất đi bị nhiều nước đánh thuế cao, trong khi Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, thuế rất thấp, do đó nhiều khi doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam chỉ để lấy xuất xứ Việt Nam. Doanh nghiệp Việt thì yếu về công nghệ, vốn liếng, thị trường nên chỉ làm gia công, lắp ráp.

Các chuyên gia cũng đánh giá, thời gian qua đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, trong đó có Trung Quốc, rất mạnh. Tuy nhiên, quy mô dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam rất nhỏ lẻ, đó chứng tỏ Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam để làm trung gian xuất khẩu", vị chuyên gia nói

FDI xuất siêu mạnh, Việt Nam được hưởng bao nhiêu?

Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại tái khẳng định, FDI xuất siêu càng nhiều thì phần chi trả sở hữu thuần ra nước ngoài càng lớn, lợi nhuận của khu vực FDI được chuyển về nước họ.

Về bản chất xuất khẩu của FDI là xuất khẩu của nước chủ sở hữu mượn thị trường Việt Nam do có sự ưu đãi đặc biết sang những nước thứ ba khác. Nếu hàng hóa do khu vực đầu tư nước ngoài sản xuất nhưng bán tại Việt Nam thì thực chất là họ xuất khẩu sang Việt Nam và lợi nhuận cao hơn khi họ sản xuất trong nước họ rồi xuất khẩu sang Việt Nam do họ nhận được nhiều ưu đãi và nhân công rẻ. Điều này phần nào được thể hiện qua đóng góp của khu vực FDI trong GDP tuy giá trị xuất khẩu rất lớn nhưng giá trị gia tăng của khu vực này trong GDP thấp.

Đáng lưu ý, doanh nghiệp Việt khó tham gia được chuỗi cung ứng của FDI vì trình độ công nghệ thấp, quản lý kém. Tỷ lệ nguyên liệu doanh nghiệp FDI mua của doanh nghiệp Việt Nam rất thấp, FDI chủ yếu  sử dụng thiết bị, nguyên liệu của doanh nghiệp nước họ và doanh nghiệp các nước khác sản xuất tại Việt Nam.

Từ những phân tích ở trên, PGS.TS Nguyễn Văn Nam nhấn mạnh, chúng ta chỉ nên vui khi thành tích xuất siêu là của người Việt Nam, do doanh nghiệp Việt Nam làm ra. Và để khắc phục những khiếm khuyết của nền kinh tế, cần phải tạo điều kiện cho nền kinh tế nội địa phát triển tốt hơn, cân đối hơn.


Thị trường dầu mỏ đang tập trung chú ý vào đâu?
Thị trường dầu mỏ đang tập trung chú ý vào đâu?
06/05/2024 Tin nóng

Giá dầu ổn định hôm thứ Năm tuần này gần mức thấp nhất trong 7 tuần qua, dao động trong biên độ hẹp và chịu áp lực từ nhu cầu toàn cầu yếu hơn, tồn kho tăng và kỳ vọng lãi suất giảm ở Mỹ.

Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ giảm mạnh
Doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ giảm mạnh
05/05/2024 Tin nóng

Mới đây, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ toàn thị trường ước đạt 33.553 tỷ đồng, giảm hơn 11% so với cùng kỳ năm trước...

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng ước đạt 43,1% dự toán
Thu ngân sách nhà nước 4 tháng ước đạt 43,1% dự toán
04/05/2024 Tin nóng

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong 4 tháng đầu năm,...

Đã giải ngân 115.906,9 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 16,41% tổng kế hoạch
Đã giải ngân 115.906,9 tỷ đồng vốn đầu tư công, đạt 16,41% tổng kế hoạch
04/05/2024 Tin nóng

Bộ Tài chính vừa thông tin về phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) tại các bộ, cơ quan trung ương và địa phương...

Bộ Tài chính thông tin về tiến độ triển khai các gói hỗ trợ về thuế năm 2024
Bộ Tài chính thông tin về tiến độ triển khai các gói hỗ trợ về thuế năm 2024
04/05/2024 Tin nóng

Ngày 3/5, trong thông cáo báo chí về một số vấn đề được dư luận, xã hội quan tâm liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước,...

TP HCM công khai 278 doanh nghiệp nợ thuế hơn 3,8 nghìn tỷ đồng
TP HCM công khai 278 doanh nghiệp nợ thuế hơn 3,8 nghìn tỷ đồng
03/05/2024 Tin nóng

Mới đây, Cục Thuế TP HCM thông báo về việc công khai danh sách người nộp thuế nợ thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước. Tính đến tháng 3/2024, có 278 người nộp thuế còn nợ tiền thuế với số tiền hơn 3,8 nghìn tỷ đồng.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng
Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng
03/05/2024 Tin nóng

Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng,...

Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy...
Thủ tướng chỉ thị triển khai điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy...
03/05/2024 Tin nóng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo ...

Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam đạt 6,28 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam đạt 6,28 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm
02/05/2024 Tin nóng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam bốn tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước...

Giá xăng dầu đi lên kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng
Giá xăng dầu đi lên kéo chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng
30/04/2024 Tin nóng

Giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước. So với tháng 12/2023 CPI...

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024
Tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024
29/04/2024 Tin nóng

Sản xuất công nghiệp tháng 4 tiếp tục có xu hướng tăng trưởng tích cực; Hoạt động vận tải tháng 4 diễn ra sôi động; Vốn đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm...

4 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư dự kiến đạt gần 116.000 nghìn tỷ đồng
4 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư dự kiến đạt gần 116.000 nghìn tỷ đồng
29/04/2024 Tin nóng

Theo ước tính của Bộ Tài chính, tỷ lệ vốn đầu tư công thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/4/2024 dự kiến đạt 115.906,9 tỷ đồng, đạt 16,41% tổng kế hoạch...

Việt Nam lần đầu lọt top 5 nước xuất khẩu thủy sản vào Singapore
Việt Nam lần đầu lọt top 5 nước xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore, theo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản...

Nắng nóng khủng khiếp, cao hơn 42- 43 độ C ở nhiều khu vực
Nắng nóng khủng khiếp, cao hơn 42- 43 độ C ở nhiều khu vực
29/04/2024 Tin nóng

Nhiệt độ lúc 13h chiều ngày 28/4 có nơi trên 41 độ như: Yên Châu (Sơn La) 41.8 độ, Hương Khê (Hà Tĩnh) 42.4 độ, Đồng Hới (Quảng Bình) 42.0 độ, Đông Hà (Quảng Trị)...

IMF: Pháp sắp trượt khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới
IMF: Pháp sắp trượt khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới
29/04/2024 Tin nóng

Tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Thành phố Hồ Chí Minh: Giao quyền cho các địa phương để đẩy nhanh đầu tư công
Thành phố Hồ Chí Minh: Giao quyền cho các địa phương để đẩy nhanh đầu tư công
28/04/2024 Tin nóng

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành quyết định ủy quyền cho UBND quận, huyện điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu trên địa bàn (trừ Thành phố Thủ Đức)...

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 5/2024
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 5/2024
28/04/2024 Tin nóng

Điều chỉnh giá điện 3 tháng/lần từ ngày 15/5/2024; Quy định mới về nhập khẩu gạo, lá thuốc lá khô từ Campuchia năm 2023, 2024;...

Ngân hàng Thế giới cảnh báo leo thang ở Trung Đông có thể gây ra cú sốc giá dầu, thúc đẩy lạm phát
Ngân hàng Thế giới cảnh báo leo thang ở Trung Đông có thể gây ra cú sốc giá dầu, thúc đẩy lạm phát
28/04/2024 Tin nóng

Hôm thứ Năm 25/4, Ngân hàng Thế giới cảnh báo sự bùng nổ của một cuộc xung đột lớn ở Trung Đông có thể gây ra cú sốc năng lượng đẩy giá dầu lên trên 100 USD/thùng, thúc đẩy lạm phát và dẫn đến lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn.

Tiêu thụ vàng của Trung Quốc tăng gần 6% trong quý I
Tiêu thụ vàng của Trung Quốc tăng gần 6% trong quý I
27/04/2024 Tin nóng

Hiệp hội Vàng Trung Quốc (CGA) hôm thứ Sáu (26/4) công bố, mức tiêu thụ vàng của nước này trong quý đầu tiên của năm 2024 tăng 5,94% so với cùng kỳ năm 2023,...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance