VnFinance
Thứ tư, 01/03/2023, 07:33 AM

Bộ Công Thương giải trình 7 vấn đề về thị trường xăng dầu

Sáng nay (28/2), Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ Phiên giải trình về tình hình về thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu.

Theo đó, hai bộ quản lý chính gồm Bộ Công Thương và Bộ Tài chính sẽ giải trình về các vấn đề liên quan đến việc quản lý nhà nước về xăng dầu và tình hình thị trường xăng dầu thời gian qua. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh sẽ chủ trì phiên giải trình này.

Tham dự phiên giải trình có Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên; Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc; Các đồng chí lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương; lãnh đạo các ban, thường trực và ủy viên của các ủy ban của Quốc hội; lãnh đạo Thanh tra Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Cùng tham dự còn có lãnh đạo các bộ, ngành, hiệp hội, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp kinh doanh, phân phối xăng dầu.

Bộ Công Thương giải trình 7 vấn đề về thị trường xăng dầu
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình 7 vấn đề về thị trường xăng dầu trước Ủy ban Kinh tế Quốc hội
 

Phát biểu tại phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Nghị quyết số 499 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được ban hành ngày 28/3/2022 đã giao Bộ Công Thương tập trung thực hiện 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu. Ngay sau đó, Bộ đã ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết, phân giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị trực thuộc; hằng tháng đều có báo cáo rà soát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhằm bảo đảm hoàn thành đúng hạn và có chất lượng các nhiệm vụ được giao. Theo yêu cầu của Thường trực Ủy ban Kinh tế, Bộ Công Thương báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Công Thương sau gần 1 năm thực hiện Nghị quyết 499.

Bảo đảm nguồn cung xăng dầu

Năm 2022 là năm đặc biệt khó khăn đối với thị trường xăng dầu trên phạm vi toàn cầu bởi tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp và khó lường, đặc biệt, cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài cùng với các biện pháp trừng phạt đối với Nga đã gây đứt gãy, khan hiếm về nguồn cung xăng dầu (cả thành phẩm và dầu thô) trên thị trường thế giới; giá xăng dầu tăng cao và trồi, sụt thất thường với biên độ lớn, trong thời gian dài, gây nhiều rủi ro cho doanh nghiệp.

Tỷ giá đồng đô la và lãi suất tín dụng liên tục tăng cao, cùng với sự cố của thị trường trái phiếu doanh nghiệp; sự khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngoại tệ do các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu không đáp ứng được điều kiện cho vay và bảo lãnh của ngân hàng... đã ảnh hưởng đến tiến độ và tổng mức nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối; bên cạnh đó, sản xuất xăng dầu trong nước còn chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc gián đoạn nguồn cung của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn (ở thời điểm đầu năm và cuối năm 2022)... gây khó khăn về nguồn cung trong nước ở một số thời điểm nhất định.

Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm 2022, Bộ Công Thương đã chú trọng bám sát diễn biến thị trường; chủ động đánh giá, dự báo tình hình và kịp thời có Văn bản số 37 ngày 28/1/2022 báo cáo đề xuất với Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo một số giải pháp trọng tâm để bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong nước. Cụ thể: Cho phép Bộ Công Thương linh hoạt lựa chọn thời điểm điều hành giá xăng dầu phù hợp nhằm bảo đảm giá xăng dầu trong nước bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới; Đề xuất tăng lượng dự trữ xăng dầu quốc gia và cho phép Bộ Công Thương sử dụng nguồn xăng dầu dự trữ quốc gia để bù đắp và bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong trường hợp nguồn cung trong nước gặp khó khăn;

Đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) khẩn trương đàm phán, thống nhất giải pháp tái cấu trúc tổng thể Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn để bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, hiệu quả; (iv) Chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát, tính toán lại mức chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu cho phù hợp với chi phí phát sinh thực tế…);

Đồng thời, trong năm 2022 Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Bộ đã ban hành 7 nghị quyết và gần 200 văn bản (gồm: 6 công điện, chỉ thị; 18 quyết định và trên 170 thông báo kết luận, công văn) để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý nhà nước về xăng dầu theo thẩm quyền. Trong đó gồm: Chủ động đánh giá khả năng nguồn cung và 2 lần phân giao bổ sung hạn mức xăng dầu nhập khẩu cho các doanh nghiệp đầu mối để kịp thời bù đắp cho nguồn cung trong nước bị thiếu hụt; đồng thời, chỉ đạo các nhà máy sản xuất xăng dầu trong nước tăng công suất tối đa và điều chỉnh cơ cấu sản xuất phù hợp để tăng sản lượng xăng cung ứng cho thị trường; Yêu cầu, hướng dẫn các doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối chủ động nguồn hàng, thực hiện nghiêm túc hạn mức nhập khẩu tối thiểu được phân giao, bảo đảm nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống;

Chủ động kiến nghị và tích cực phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan kịp thời tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (như: Rà soát, điều chỉnh các chi phí kinh doanh để tính đúng, tính đủ trong giá cơ sở; tạo điều kiện về thủ tục hải quan và có chính sách hỗ trợ về vốn vay, nguồn ngoại tệ...) giúp doanh nghiệp bảo đảm duy trì hoạt động nhập khẩu, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước.

Cùng với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự chỉ đạo, điều hành đồng bộ, sát sao của Bộ Công Thương; sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương và nhất là sự nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, nên về cơ bản việc cung ứng xăng dầu phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nước luôn được bảo đảm. Tổng nguồn cung xăng dầu cung cấp cho thị trường trong năm 2022 đạt 25,58 triệu m3/tấn, vượt 7,3% so với tổng nguồn phân giao, trong đó nhập khẩu xăng dầu là 8,87 triệu m3/tấn, tăng 27% so với năm trước (chiếm 34% tổng nguồn cung); sản xuất xăng dầu trong nước đạt 15,69 triệu m3/tấn, tăng 13,7% (chiếm 61,3% tổng nguồn cung).

Năm 2023, trên cơ sở dự báo nhu cầu thị trường có tính đến yếu tố kinh tế trong nước phục hồi, tăng trưởng cao hơn năm trước, Bộ Công Thương đã thực hiện phân giao tổng nguồn xăng dầu cho các doanh nghiệp ở mức 27,34 triệu m3/tấn, tăng 15% so với số phân giao của năm trước nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong mọi tình huống.

Công tác điều hành giá các mặt hàng xăng dầu

Thời gian qua, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc tính toán, xác định, điều hành giá xăng dầu trong nước theo đúng quy định tại Nghị định 83, Nghị định 95 của Chính phủ, bảo đảm phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới; Sử dụng linh hoạt, hiệu quả công cụ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu nhằm hạn chế mức biến động mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới. Đồng thời, Bộ đã chủ động kiến nghị các cấp có thẩm quyền điều chỉnh giảm một số loại thuế trong cơ cấu giá xăng dầu nhằm kiềm chế tốc độ tăng giá xăng dầu trong nước, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu.

Xử lý vướng mắc của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Với vai trò là cơ quan quản lý chuyên ngành trong lĩnh vực lọc hóa dầu, Bộ Công Thương đã chủ động, tích cực chỉ đạo xử lý các vấn đề của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền được giao. Khó khăn chủ yếu hiện nay của nhà máy là vấn đề tài chính. Để xử lý các khó khăn này, các bên tham gia góp vốn tại dự án, nhà máy và các ngân hàng tài trợ vốn đang tích cực đàm phán để thống nhất phương án tái cấu trúc tài chính phù hợp.

Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (cơ quan chủ trì chỉ đạo Petrovietnam) trong quá trình triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho nhà máy, góp phần duy trì ổn định nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Về dự trữ quốc gia về xăng dầu

Thực hiện nhiệm vụ được Quốc hội, Chính phủ giao, Bộ đã tích cực triển khai xây dựng Phương án nâng mức dự trữ quốc gia (DTQG) về xăng dầu và đã 4 lần trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (trong đó lần đầu trình vào ngày 31/3/2022 ngay sau khi có Nghị quyết 499 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội). Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ đã tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan bổ sung, hoàn thiện Phương án và trình Thủ tướng Chính phủ lần thứ tư vào ngày 27/12/2022.

Trong đó đề xuất, từ năm 2023-2025, nâng mức dự trữ xăng dầu quốc gia từ 9 ngày nhập ròng hiện nay lên 15 ngày và trong giai đoạn 2026-2030 tiếp tục nâng lên 30 ngày nhập ròng. Để thực hiện phương án này, ngân sách nhà nước (NSNN) cần bố trí tối thiểu 4.100 tỷ đồng/năm để mua xăng dầu dự trữ; tuy nhiên theo báo cáo của Bộ Tài chính thì mức kinh phí trên vượt quá khả năng cân đối NSNN (hiện nay NSNN mới bố trí được khoảng 1.500 tỷ đồng/năm để mua hàng cho toàn ngành DTGQ).

Để từng bước giải quyết khó khăn trên, ngày 17/2/2023, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đã tổ chức họp, rà soát và thống nhất tiếp tục báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét cho nâng dần mức dự trữ xăng dầu quốc gia theo khả năng cân đối của NSNN hàng năm và phù hợp với khả năng cho thuê kho dự trữ bảo quản của các doanh nghiệp. Trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép thì mỗi năm NSNN sẽ bố trí mua tăng thêm 1.000-2.000 tỷ đồng (tương đương 1-2 ngày nhập ròng) để nâng Tổng mức xăng dầu DTQG đến năm 2025 đạt mức tối đa theo quy định tại Quyết định số 1030 ngày 13/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Về nhiệm vụ thực hiện công khai, minh bạch và có giải pháp tách bạch giữa dự trữ xăng dầu quốc gia và dự trữ lưu thông của các doanh nghiệp đầu mối: Bộ Công Thương đã tích cực phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính nghiên cứu, triển khai. Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ trên đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do hiện nay Nhà nước chưa có Kho DTQG xăng dầu nên phải đi thuê của các doanh nghiệp, trong khi định mức phí bảo quản xăng dầu DTQG hiện rất thấp, không phù hợp với thực tế. Bộ đã tổ chức đấu thầu, lựa chọn doanh nghiệp bảo quản riêng xăng dầu DTQG nhưng không có đơn vị tham gia.

Để giải quyết vấn đề trên, Bộ Công Thương đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và tổ chức họp với Bộ Tài chính để thống nhất giải pháp thời gian tới theo hướng: (1) Trước mắt, để công tác bảo quản xăng dầu DTQG không bị gián đoạn, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục ký hợp đồng với các doanh nghiệp như trước đây để bảo quản xăng dầu DTQG chung với hàng kinh doanh của doanh nghiệp; (2) Đối với mức phí trả cho doanh nghiệp bảo quản: Tạm thời tiếp tục áp dụng mức phí tại Quyết định số 65/QĐ-BKH ngày 17/1/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Đồng thời đề nghị: Bộ Tài chính sớm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về xăng dầu DTQG để làm căn cứ cho Bộ Công Thương xây dựng lại định mức phí bảo quản xăng dầu DTQG bảo đảm phù hợp với thực tế, gửi Bộ Tài chính thẩm định, ban hành để tổ chức lựa chọn đơn vị bảo quản riêng; đồng thời, tiếp tục đánh giá kỹ ưu điểm, nhược điểm của từng phương thức bảo quản (để chung hoặc để riêng) và xây dựng mức phí bảo quản theo từng phương thức để so sánh, từ đó kiến nghị Chính phủ quyết định phương án bảo quản phù hợp, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước và doanh nghiệp, đồng thời rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về DTQG xăng dầu cho phù hợp với tình hình thực tế.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong quản lý, điều hành thị trường xăng dầu

Triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngày 22/3/2022, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã ban hành Nghị quyết số 42-NQ/BCSĐ về thực hiện nhiệm vụ “Ứng dụng công nghệ thông tin để tổ chức quản lý nhà nước trong điều hành kinh doanh xăng dầu” bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần kiểm soát chặt chẽ, chính xác, đầy đủ nguồn cung của hệ thống phân phối xăng dầu trong nước.

Từ đầu tháng 1/2023, Hệ thống cơ sở dữ liệu về điều hành và quản lý kinh doanh xăng dầu quốc gia đã được đưa vào vận hành. Dự kiến trong thời gian tới, Bộ sẽ tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động để hoàn thiện, nâng cấp hệ thống và mở rộng phạm vi áp dụng quản lý đến các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên phạm vi toàn quốc.

Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực xăng dầu

Ngay từ đầu năm 2022, trước hiện tượng một số đơn vị kinh doanh xăng dầu ở một số địa phương có dấu hiệu găm hàng, tạo khan hiếm để trục lợi, Bộ đã thành lập 3 đoàn thanh tra, kiểm tra để thực hiện thanh tra đồng loạt và toàn diện hoạt động kinh doanh xăng dầu của 33 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng, dầu trong cả nước nhằm bảo đảm hệ thống cung ứng, kinh doanh xăng dầu trong nước hoạt động ổn định, thông suốt, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.

Đồng thời, Bộ đã ban hành 15 công điện, chỉ thị, thông báo kết luận và nhiều công văn chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tăng cường quản lý địa bàn và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cung ứng, kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và các tổng đại lý, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu trên toàn quốc để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu; đồng thời, tăng cường toàn bộ lực lượng thực hiện giám sát 24/24 ở tất cả các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn quản lý nhằm kịp thời phát hiện các cửa hàng ngừng hoạt động và làm việc trực tiếp với chủ doanh nghiệp để xác minh, làm rõ nguyên nhân, kiên quyết không để xảy ra tình trạng ngừng bán trái quy định.

Kết quả, trong năm 2022 và đầu năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường của Bộ đã thực hiện giám sát trên 17.000 cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong cả nước và thanh tra, kiểm tra trên 2.700 vụ, xử lý trên 600 vụ với số tiền xử phạt khoảng 20 tỷ đồng.

Có thể nói, trong năm 2022 đến nay nhiệm vụ này đã được Bộ Công Thương đặc biệt chú trọng chỉ đạo thực hiện liên tục, xuyên suốt và có hiệu quả. Tuy đây là giải pháp tình thế nhưng đã góp phần làm lành mạnh hóa thị trường xăng dầu trong nước.

Rà soát, hoàn thiện quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu

Nhiệm vụ này được Bộ chú trọng chỉ đạo thực hiện ngay từ đầu năm 2022. Sau khi có chỉ đạo chính thức của Chính phủ tại Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 04/11/2022, Bộ Công Thương đã rất trách nhiệm, nỗ lực, khẩn trương triển khai xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi bổ sung Nghị định 83 và Nghị định 95 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; đồng thời, đã tổ chức xin ý kiến rộng rãi của các bộ, ngành, địa phương và các đối tượng chịu tác động nhằm tiếp thu đầy đủ ý kiến góp ý của các bên có liên quan đối với nội dung dự thảo Nghị định.

Đến nay, Bộ đã tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án sửa đổi, bổ sung các Nghị định trên, trong đó tập trung vào một số vấn đề như: thời gian điều hành giá xăng dầu; quyền nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh xăng dầu (quy định về nguồn hàng, tỷ lệ chiết khấu tối thiểu…); công thức giá xăng dầu; phương thức điều hành giá xăng dầu; quỹ bình ổn giá xăng dầu; việc thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về kinh doanh xăng dầu… bảo đảm khoa học, hợp lý, khả thi, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tiễn và công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.

Bộ Công Thương giải trình 7 vấn đề về thị trường xăng dầu
Toàn cảnh phiên giải trình tình hình thị trường xăng dầu
 

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ Trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, vẫn còn những tồn tại, hạn chế mà Bộ Công Thương cần tập trung khắc phục để thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Với tinh thần trách nhiệm cao, thẳng thắn và cầu thị, Bộ Công Thương rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và sự góp ý, chia sẻ, ủng hộ, động viên của các ủy ban, cơ quan của Quốc hội và các ban, bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp cũng như của cử tri và nhân dân cả nước, giúp ngành Công Thương hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.


Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm
Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm

Làm rõ băn khoăn về lo ngại đưa phân bón chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5% sẽ khiến tăng giá, ĐBQH và các chuyên gia đã có những phân tích cụ thể.

Giá dầu hôm nay (20/11): Dầu thô ổn định trong phiên
Giá dầu hôm nay (20/11): Dầu thô ổn định trong phiên

Giá dầu thế giới hôm nay (20/11) ổn định trong phiên trong bối cảnh cuộc chiến tranh Nga-Ukraine đang có dấu hiệu leo thang khiến các nhà đầu tư thận trọng trước nguy cơ...

VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục giảm từ 0,3 - 1,6% trong kỳ điều hành ngày 21/11
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục giảm từ 0,3 - 1,6% trong kỳ điều hành ngày 21/11

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 21/11/2024, giá xăng dầu tiếp tục xu hướng giảm...

Giá khí đốt tự nhiên của Châu Âu chạm mức cao nhất trong năm 2024
Giá khí đốt tự nhiên của Châu Âu chạm mức cao nhất trong năm 2024

Giá khí đốt tự nhiên chuẩn của Châu Âu ngày 14/11 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 2023 do OMV của Áo cảnh báo về khả năng ngừng cung cấp khí đốt qua đường ống của Nga và do thời tiết lạnh hơn thúc đẩy nhu cầu sưởi ấm và điện.

Giá dầu hôm nay (15/11): Tiếp tục giảm trong phiên
Giá dầu hôm nay (15/11): Tiếp tục giảm trong phiên

Giá dầu thế giới hôm nay (15/11) giảm trong phiên và tăng nhẹ so với cùng thời điểm ngày 14/11. Tồn kho nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh đã lấn át mối lo ngại...

Xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước tăng trưởng bứt phá
Xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước tăng trưởng bứt phá

Theo Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng năm 2024 ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực kinh tế trong nước với tốc độ tăng cao hơn rất nhiều...

Thị trường hàng xa xỉ toàn cầu dự báo có một năm “tồi tệ” nhất lịch sử
Thị trường hàng xa xỉ toàn cầu dự báo có một năm “tồi tệ” nhất lịch sử

Theo công ty tư vấn Bain & Company, doanh số bán hàng xa xỉ dự kiến ​​sẽ giảm 2% trong năm 2024, trở thành một trong những năm có doanh số kém nhất...

Giá dầu hôm nay (13/11): Dầu thô tăng nhẹ
Giá dầu hôm nay (13/11): Dầu thô tăng nhẹ

Giá dầu thế giới hôm nay (13/11) tăng trở lại sau khi giảm khoảng 5% trong 2 phiên trước đó do các nhà đầu tư tiếp nhận thông tin điều OPEC cắt giảm dự báo...

VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 14/11/2024,...

Hàng hóa mua từ sàn TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký tại Việt Nam sẽ không được thông quan
Hàng hóa mua từ sàn TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký tại Việt Nam sẽ không được thông quan
12/11/2024 Tin nóng

Ngày 8/11, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan các địa phương không thông quan với những tờ khai vận chuyển hàng hóa có khai thông tin website...

Xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ ra sao sau bầu cử Tổng thống Mỹ?
Xuất khẩu cá tra Việt Nam sẽ ra sao sau bầu cử Tổng thống Mỹ?

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) nhận định, việc ông Donald Trump chính thức trở lại Nhà Trắng...

Giá dầu hôm nay (11/11): Giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá dầu hôm nay (11/11): Giảm trong phiên giao dịch đầu tuần

Giá dầu hôm nay (11/11) giảm khi mối đe dọa về tình trạng gián đoạn nguồn cung do cơn bão ở Mỹ giảm bớt, và kế hoạch kích thích nền kinh tế của Trung Quốc...

Giá xăng dầu tăng mạnh gần 800 đồng/lít
Giá xăng dầu tăng mạnh gần 800 đồng/lít

Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu cho biết, các mặt hàng xăng dầu thông dụng đồng loạt tăng giá từ 336 -769 đồng/lít, riêng dầu madút lại giảm 67 đồng/kg.

VPI dự báo giá xăng giảm, giá dầu diesel tăng trong kỳ điều hành ngày 7/11
VPI dự báo giá xăng giảm, giá dầu diesel tăng trong kỳ điều hành ngày 7/11

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 7/11/2024, giá xăng giảm nhẹ từ 0,3 - 0,6%,...

VASEP: Cá ngừ Việt Nam đứng trước cơ hội “vàng”
VASEP: Cá ngừ Việt Nam đứng trước cơ hội “vàng”

Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Việt Nam - Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất - UAE (CEPA) được ký kết chỉ sau hơn 1 năm đàm phán...

Giá dầu hôm nay (5/11): Dầu thô ổn định trong phiên
Giá dầu hôm nay (5/11): Dầu thô ổn định trong phiên

Giá dầu thế giới hôm nay (5/11) tăng nhẹ và ổn định hơn khi thị trường đang chờ đợi kết quả từ cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.

Giá dầu hôm nay (2/11): Giá dầu tăng nhẹ trong phiên
Giá dầu hôm nay (2/11): Giá dầu tăng nhẹ trong phiên

Giá dầu thế giới hôm nay (2/11) tăng trong phiên nhưng giảm nhẹ với cùng thời điểm ngày 1/11. Thị trường đã tiếp nhận thông tin Iran...

Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng
Điều chỉnh thuế xuất, nhập khẩu một số mặt hàng

Ngày 01/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance