Bộ Xây dựng: Đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị vừa ký ban hành Chỉ thị số 02/CT-BXD về đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng.
![]() |
Thực hiện Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, của Chính phủ, của Bộ Tài chính về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong thời gian qua Bộ Xây dựng đã ban hành các Chương trình hành động của ngành Xây dựng.
Bộ đã xác định rõ hơn trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Từ đó, hiệu quả quản lý Nhà nước ngành Xây dựng được nâng cao; ngân sách Nhà nước được kiểm soát chặt chẽ; việc thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, sử dụng tài sản công ở các đơn vị thuộc Bộ đúng định mức, tiết kiệm.
Cụ thể, Bộ Xây dựng đã trình và được Chính phủ ban hành Nghị định số 35/2023/NĐ-CP sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 15/2021/NĐ-CP, Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Trong đó đã phân cấp thẩm quyền thẩm định một số loại công trình, dự án cho các cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương và chủ đầu tư; phân cấp thẩm quyền kiểm tra công tác nghiệm thu cho các cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương đối với một số công trình…
Quán triệt về thực hiện chi tiêu tiết kiệm, Bộ Xây dựng thực hiện tiết kiệm dự toán chi thường xuyên, triển khai Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 07/8/2024 của Chính phủ; rà soát, tổng hợp, xác định số tiết kiệm, cắt giảm 5% chi thường xuyên năm 2024 của Bộ; nghiêm túc thực hiện Kế hoạch tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ theo Quyết định số 996/QĐ-TTg ngày 25/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, hiện vẫn tồn tại một số dạng thức của lãng phí như: Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật nói chung chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn dẫn đến khó khăn, lãng phí các nguồn lực; thủ tục hành chính còn gây lãng phí thời gian, công sức của người dân, doanh nghiệp; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm...
Đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về “Công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, Đảng viên và người dân, văn hóa ứng xử trong thời đại mới” và xây dựng ngành Xây dựng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới, Bộ trưởng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm.
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác phòng, chống lãng phí. Tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, Đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; cán bộ, đảng viên, người lao động về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiết kiệm, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những chương trình hành động, kế hoạch, có chỉ tiêu cụ thể, các công việc cụ thể và tiến hành thường xuyên, triệt để.
Thứ hai, tập trung rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực quản lý Nhà nước ngành Xây dựng có liên quan đến công tác phòng, chống lãng phí. Nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện quy định pháp luật đối với các lĩnh vực dễ xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực như: Công tác ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật; lĩnh vực quản lý hoạt động xây dựng, giám định chất lượng công trình, quy hoạch xây dựng, vật liệu xây dựng... quy định vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống lãng phí; nghiên cứu, xây dựng định hướng chiến lược phòng, chống lãng phí trong ngành Xây dựng. Xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công.
Thứ ba, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn dến lãng phí. Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế ngành Xây dựng, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí; cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực xây dựng, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ trong chuyển đổi để chống lãng phí.
Đồng thời, sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực hiệu quả; rà soát, sửa đổi, tối ưu hóa quy trình làm việc đảm bảo khoa học, hiệu quả; nâng cao hiệu quả sử dụng tiết kiệm năng lượng; tập trung nghiên cứu, triển khai, đẩy nhanh tiến độ các chương trình, mục tiêu quốc gia, các gói tín dụng hỗ trợ phát triển an sinh xã hội; rà soát, hoàn thiện tinh gọn bộ máy tổ chức để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện mới.
Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch xây dựng, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030, quyết định chủ trương đầu tư; tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai thi công, hoàn thành, đưa vào sử dụng các công trình, dự án để chống lãng phí, thất thoát.
Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư và tổ chức triển khai thực hiện dự án; công tác thẩm định dự án, thiết kế và dự toán. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đôn đốc hoàn thành công trình đúng tiến độ; đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành. Giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn (nếu có).
Đổi mới và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh phát triển của doanh nghiệp Nhà nước, nâng cao hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu.
Về tổ chức thực hiện, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ theo chức năng nhiệm vụ được giao và phạm vi lĩnh vực quản lý Nhà nước Bộ Xây dựng cử 1 bộ phận thường trực công tác phòng, chống lãng phí; tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Chỉ thị này và các quy định có liên quan. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị nào để xảy ra tình trạng lãng phí sẽ phải kiểm điểm, có hình thức kỷ luật…
Bộ trưởng giao Vụ Kế hoạch Tài chính chủ trì phối hợp với Thanh tra Bộ và các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, báo cáo Bộ trưởng tình hình thực hiện Chỉ thị hàng năm.
TIN LIÊN QUAN
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế bất động sản thứ 2
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 9/12: Chung cư Eden Thuận An, Bình Dương chưa đảm bảo an toàn PCCC
-
Thành phố Hồ Chí Minh kêu gọi đầu tư 7 dự án nhà ở xã hội, cam kết rút ngắn thời gian, thủ tục
-
Loạt doanh nghiệp bất động sản ôm lượng hàng tồn kho “cao như núi”
-
Ngân hàng SeABank báo lãi trước thuế 9 tháng đầu năm 4.508 tỷ đồng
-
Ngân hàng NCB hoàn thành kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ, lên gần 11.800 tỷ đồng
-
Lợi nhuận ngân hàng 9 tháng đầu năm 2024 phân hoá mạnh
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024...
Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân với nhân lực công nghiệp công nghệ số
Ngày 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ...
Xem nhiều




