Bức tranh trái chiều ngành xi măng Quý 1/2025: Bỉm Sơn, Hà Tiên thận trọng bám trụ, La Hiên bất ngờ lội ngược dòng
Quý 1/2025 chứng kiến những diễn biến không đồng đều trong hoạt động kinh doanh của ngành xi măng. Trong khi các tên tuổi lớn như Bỉm Sơn (BCC), Hà Tiên (HT1) đang nỗ lực kiểm soát chi phí để thu hẹp thua lỗ, thì Xi măng La Hiên (CLH) lại gây bất ngờ với lợi nhuận ròng tăng gần gấp 6 lần so với cùng kỳ.
BCC báo lợi nhuận sau thuế lỗ gần 60,4 tỷ đồng
Theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất quý I/2025, Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Mã CK: BCC, sàn HNX), trong quý I năm 2025, Xi măng Bỉm Sơn ghi nhận doanh thu thuần đạt 771 tỷ đồng, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù doanh thu tăng, giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh từ 659,6 tỷ đồng lên 746,8 tỷ đồng, khiến lợi nhuận gộp chỉ còn 24,7 tỷ đồng, giảm 17,6% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, trong kỳ, chi phí tài chính giảm 17,9% so với quý I/2024, ở mức gần 8,3 tỷ đồng. Chi phí bán hàng cũng giảm 8,3%, xuống còn hơn 42,1 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 25%, lên mức hơn 30,7 tỷ đồng.
Kết quả, BCC báo lợi nhuận sau thuế lỗ gần 60,4 tỷ đồng, mức lỗ này tăng 21,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến ngày 31/3/2025, tổng tài sản của BCC đạt hơn 3.461 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 50 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, chiếm 72,7% tổng tài sản là tài sản cố định, ở mức hơn 2.517 tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối kế toán, tổng nợ phải trả đang ở mức gần 1.745 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính gần 764,7 tỷ đồng, chiếm 43,8% tổng nợ.
Dựa trên kế hoạch phát triển trong tương lai được công bố trong báo cáo thường niên 2024 của Công ty Xi măng Bỉm Sơn (BCC), có thể nhận thấy doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu cụ thể cho năm 2025 tập trung vào sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Về sản xuất, BCC dự kiến sản xuất 2,8 triệu tấn clinker, tiêu thụ tổng cộng 4,05 triệu tấn sản phẩm, trong đó chủ yếu là 3,7 triệu tấn xi măng và 350 nghìn tấn clinker.
Điều này cho thấy chiến lược tập trung tiêu thụ sản phẩm hoàn chỉnh là xi măng thay vì bán bán thành phẩm là clinker, đồng thời lượng clinker sản xuất cao hơn lượng tiêu thụ cho thấy phần lớn clinker sẽ được sử dụng để sản xuất xi măng nội bộ.
Về tài chính, công ty đặt mục tiêu đạt doanh thu thuần 3.679 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế ở mức 2,4 tỷ đồng. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh dự kiến gần như hòa vốn, phản ánh áp lực cạnh tranh lớn trong ngành, giá bán sản phẩm thấp, trong khi chi phí đầu vào như nguyên vật liệu, vận chuyển và tài chính vẫn ở mức cao.
Với biên lợi nhuận thấp như vậy, BCC sẽ cần nỗ lực tối ưu vận hành, cắt giảm chi phí và cải thiện hiệu quả sản xuất nếu muốn đảm bảo đạt được chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra, đồng thời tránh nguy cơ rơi vào thua lỗ nếu có biến động bất lợi từ thị trường. Nhìn chung, kế hoạch sản lượng cho thấy công ty vẫn duy trì ổn định công suất và thị phần, song kế hoạch tài chính thể hiện rõ những thách thức về hiệu quả và lợi nhuận trong năm 2025.
Vicem Hà Tiên cải thiện mức lỗ ròng
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2025 của Công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên (MCK: HT1, sàn HoSE), quý I/2025 doanh thu thuần của HT1 đạt 1.586 tỷ đồng, tăng khoảng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp đạt hơn 135 tỷ đồng, tăng 30,6%.
Tuy nhiên, dù biên lợi nhuận gộp tốt hơn, công ty vẫn chưa thể tạo ra lợi nhuận do chi phí tài chính và chi phí quản lý tăng mạnh. Trong đó, chi phí tài chính lên tới 20,7 tỷ đồng, riêng lãi vay chiếm hơn 14 tỷ đồng, cho thấy gánh nặng nợ vay vẫn lớn. Đồng thời, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt ở mức 42 tỷ và 70 tỷ đồng, đều tăng đáng kể so với cùng kỳ.
Sau khấu trừ các khoản thuế phí, doanh nghiệp báo lỗ ròng gần 9,2 tỷ đồng, tuy nhiên mức lỗ này đã cải thiện hơn 62,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo tài sản tại ngày 31/3/2025 của Vicem Hà Tiên cho thấy tổng tài sản đạt hơn 8.049 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thời điểm đầu năm (8.223 tỷ đồng).
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh từ 342 tỷ lên 562 tỷ đồng. Hàng tồn kho ở mức 614 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm; dự phòng giảm giá tồn kho vẫn duy trì hơn 10 tỷ đồng.

Tại ngày 31/3/2025, tổng nguồn vốn của Vicem Hà Tiên đạt gần 8.050 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm (8.223 tỷ đồng). Vốn chủ sở hữu đạt 4.866 tỷ đồng, chiếm hơn 60% tổng nguồn vốn, không biến động nhiều so với đầu năm.
Theo Nghị quyết Đại hội cổ đông thường niên 2025, Vicem Hà Tiên lê kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng năm 2025 tập trung vào mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chính.
Về sản xuất, công ty dự kiến sản xuất 3,6 triệu tấn clinker và 5,84 triệu tấn xi măng (bao gồm cả gia công). Về tiêu thụ, tổng sản lượng sản phẩm chính dự kiến tiêu thụ đạt 6,37 triệu tấn.
Về tài chính, HT1 đặt mục tiêu tổng doanh thu năm 2025 đạt khoảng 7.162 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 230 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 184 tỷ đồng, tương ứng với tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu khoảng 3,89%.
Xi măng La Hiên VVMI bứt phá quý 1/2025
Theo báo cáo tài chính quý 1/2025 của Công ty CP Xi măng La Hiên VVMI (Mã CK: CLH), doanh thu thuần quý 1/2025 CLH đạt 146 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.
Chi phí tài chính bằng 0, cho thấy công ty không có áp lực lãi vay, là điểm tích cực hiếm thấy trong ngành xi măng. Doanh thu tài chính không thay đổi đáng kể, ở mức 322 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí bán hàng tăng mạnh lên gần 2 tỷ đồng, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên 7 tỷ đồng. Dù chi phí vận hành tăng, lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn đạt 3,28 tỷ đồng, gấp gần 7 lần cùng kỳ năm trước.
Kết quả, sau thuế, công ty còn lãi gần 2,2 tỷ đồng, tăng gần 6 lần so với cùng kỳ năm 2024. Kết quả này cho thấy CLH đã có một quý tăng trưởng ấn tượng cả về doanh thu lẫn lợi nhuận. Tuy nhiên, tốc độ tăng chi phí bán hàng và quản lý là điểm cần theo dõi để đảm bảo duy trì hiệu quả trong các quý tiếp theo.
Theo Nghị quyết đại hội cổ đông thường niên 2025 của CLH, năm 2025 công ty đặt kế hoạch tiêu thụ 630.000 tấn sản phẩm, đạt doanh thu 605 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 30 tỷ đồng, cổ tức dự kiến 12%.
Từ kết quả này có thể thấy, trong bối cảnh ngành xi măng tiếp tục chịu áp lực tiêu thụ và chi phí đầu vào, các doanh nghiệp quy mô nhỏ như CLH với mô hình tài chính gọn nhẹ và chi phí vận hành thấp đang có lợi thế rõ rệt. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn như BCC và HT1 dù đã cải thiện nhưng vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng lỗ do gánh nặng chi phí và cơ cấu tài chính chưa linh hoạt.
Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) đặt mục tiêu doanh thu tăng 21 lần, đặt cược lớn vào mảng bán lẻ
Dầu khí Nam Sông Hậu cho biết, trong thời gian tới, hoạt động kinh doanh bán lẻ sẽ tiếp tục là một trong những lĩnh vực chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong việc...
Khi thị trường biến động - cơ hội để BSR tăng tốc
Thị trường dầu mỏ thế giới nửa đầu năm 2025 tiếp tục biến động do căng thẳng địa chính trị leo thang, đặc biệt là xung đột vũ trang giữa Iran và Israel...
Vietravel Airlines tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên 2025
Ngày 19/6, Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025, thông qua nội dung tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực...
Kết nối cộng đồng doanh nghiệp cùng hành động vì tương lai xanh
Tiếp nối thành công của Hội thảo “Hành trình chuyển đổi xanh và các giải pháp tài chính - công nghệ” được tổ chức tại Hà Nội, ngày 20/06/2025, Ngân hàng TMCP Đầu tư và...
Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) nâng tỷ lệ sở hữu tại bất động sản CRV lên 51%
Thành công trong thương vụ thâu tóm HHS Capital giúp CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại CRV lên 51,03%...
Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên
Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Xuất khẩu gặp khó, Dệt may Thành Công (TCM) vẫn lãi gần 140 tỷ đồng sau 5 tháng
Dệt may Thành Công (TCM) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5 với lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số, trong bối cảnh ngành dệt may đang chịu sức ép...
Vietcap tạm ngừng lưu ký chứng khoán 3 ngày: Thị trường phản ứng ra sao?
Từ ngày 18 đến 20/6, CTCP Chứng khoán Vietcap (VCI) tạm dừng hoạt động lưu ký theo quyết định từ Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Bứt phá 14 bậc trong top 100 công ty lớn nhất Đông Nam Á, Hoà Phát khẳng định vị thế "vua thép"
Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500). Đây là năm thứ hai liên tiếp Tập đoàn Hòa Phát của Việt Nam có...
BIDV đứng đầu ngành ngân hàng Việt Nam trong Danh sách Fortune Southeast 500
Tạp chí danh tiếng Fortune (Mỹ) vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025
Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh...
Đầu tư Tài sản Koji (KPF) lên kế hoạch báo lãi, 2025 là năm bản lề để tái cơ cấu tài sản
Sau một năm kinh doanh lỗ hàng trăm tỷ đồng và loạt tin không vui với cổ phiếu, KPF vẫn lên kế hoạch tái cơ cấu mạnh mẽ...
Fortune SEA 500: Petrovietnam vươn lên ‘ngôi vương’ doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, lọt Top 11 Đông Nam Á
Mới đây, Petrovietnam tiếp tục ghi dấu ấn trên bảng xếp hạng Fortune SEA 500, dẫn đầu Việt Nam với doanh thu kỷ lục.
Bamboo Capital báo lãi khủng trước khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán
Bamboo Capital từng có nửa đầu 2024 đáng kỳ vọng với doanh thu tăng, cơ cấu tài chính cải thiện. Tuy nhiên, đây là thời gian doanh nghiệp có nhiều biến động về cổ đông...
VinFast hợp tác với Global Assure, mở rộng mạng lưới dịch vụ khách hàng tại Ấn Độ
Gurugram, ngày 17/6/2025 – VinFast công bố ký kết hợp tác với Global Assure, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ khách hàng uy tín hàng đầu Ấn Độ, nhằm tăng cường mạng...
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng
Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn
Đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, Tổng công ty Licogi (mã LIC - UPCoM) kỳ vọng “đòn bẩy” từ dự án Thịnh Liệt để xoay chuyển tình thế trong năm 2025.
Dự thảo Nghị định 24 (sửa đổi): DOJI, PNJ, SJC và ngân hàng nào đủ sức sản xuất vàng miếng và nhập khẩu vàng?
Những thay đổi trong dự thảo Nghị định 24 được kỳ vọng sẽ không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và ngân hàng đủ năng lực, mà còn góp phần minh bạch hóa thị trường vàng.
Gói thầu Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV trị giá hơn 17.800 tỷ đồng chính thức có chủ
Cú bắt tay giữa hai nhà thầu tên tuổi từng ghi dấu ấn ở nhiều dự án lớn hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo đột phá tại công trình trọng điểm phía Nam.
Xem nhiều




