Bước lùi của Yeah1: Rủi ro xây nhà trên nền tảng khác
Sự phụ thuộc của các doanh nghiệp kinh doanh truyền thông đa phương tiện như Yeah1 vào các nền tảng lớn, có sẵn trên thế giới mang nhiều rủi ro.
Theo quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), từ ngày 12/4, cổ phiếu tại CTCP Tập đoàn Yeah1 (YEG) của ông trùm truyền thông và truyền hình Nguyễn Ảnh Nhượng Tống bị chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát và chỉ được giao dịch trong phiên chiều.
Đây là bước lùi tiếp theo Tập đoàn Yeah1 sau khi ghi nhận 2 năm lỗ liên tiếp. Giá cổ phiếu YEG tiếp tục tụt giảm xuống còn khoảng 36.000 đồng/cp, thấp hơn nhiều so với mức 300.000 đồng/cp trong phiên giao dịch hồi giữa năm 2018.
Theo Ths Nguyễn Bình Minh, giảng viên trường Đại học Thương mại, giá cổ phiếu của Yeah1 sụt giảm có nhiều lý do, chủ yếu liên quan đến dòng tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng mạng đa kênh với Youtube, đánh dấu bằng việc Youtube chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung, nói đơn giản là "nghỉ chơi" với Yeah1 vào năm 2019, đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của Yeah1, mà hệ quả của nó còn kéo dài tới ngày nay. Đây là cái giá doanh nghiệp phải trả khi phụ thuộc vào Youtube.
Bản thân ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 đã phải cay đắng thừa nhận, sự cố với Youtube đã cho Yeah1 một bài học, bài học ấy phải trả giá cực kỳ đắt mà Yeah1 mất hàng ngàn tỷ để nhận lại, bài học để Yeah1 tiếp tục vươn ra trường quốc tế.
"Đừng xây nhà trên đất người khác, đó là bài học với Yeah1 khi sự cố đó không chỉ ảnh hưởng hệ thống đa kênh mà còn khiến các đối tác ở mảng khác quan ngại", ông chủ Yeah1 kết luận. Dù khẳng định sẽ sớm trở lại, 6 tháng, 1 năm và hôm nay sau 2 năm, lời hứa của Yeah1 vẫn chưa thành hiện thực
Lưu ý trường hợp như của Yeah1 không phải là duy nhất mà sẽ là tình huống doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt, Ths Nguyễn Bình Minh cho hay, một khi hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh truyền thông đa phương tiện gắn với các nền tảng lớn, có sẵn trên thế giới như Youtube, Google, Facebook, thì đương nhiên phải chấp nhận những rủi ro mà nó đem lại.
![]() |
Cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 vừa bị HOSE chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát. Ảnh: Dân Việt |
"Khi đứng trên vai người khổng lồ, doanh nghiệp có thể tăng trưởng nhanh chóng. Youtube, Goolge, Facebook... đã bỏ ra rất nhều công sức để xây dựng nền tảng của mình để thu hút nhiều người tham gia. Doanh nghiệp hoạt động dựa trên những nền tảng lớn ấy sẽ tận dụng được lượng khách hàng sẵn có của họ, thay vì tự tạo ra điểm tiếp xúc mà không thể có được lượng khách hàng đủ lớn.
Thế nhưng, khi doanh nghiệp tham gia vào những nền tảng ấy thì phải xác định rõ mình chỉ là người chơi, còn các nền tảng quốc tế mới là chủ sân chơi. Do vậy, doanh nghiệp phải tuân thủ luật chơi của họ, phải lường được rằng quyết định cuối cùng thuộc về người tổ chức sân chơi.
Nếu doanh nghiệp càng tăng trưởng nhanh trên đó thì càng phải hiểu rằng, các nền tảng như Youtube, Google, Facebook cho phép doanh nghiệp tăng trưởng nhanh được thì họ cũng có thể khiến cho doanh nghiệp lụn bại được", Ths Nguyễn Bình Minh chỉ rõ.
Bởi vậy, ông cho rằng không còn cách nào khác, doanh nghiệp phải chủ động có giải pháp phòng ngừa, mà trước hết là phải hiểu luật chơi, các yêu cầu của những nền tảng quốc tế, cẩn thận với những hoạt động có thể bị xem xét, ngăn chặn.
"Thường thì các nền tảng quốc tế không "tiêu diệt" doanh nghiệp một cách bừa bãi mà sẽ cho doanh nghiệp thời gian để giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp mắc phải. Nhưng với một số doanh nghiệp, các vấn đề không thể xử lý được triệt để, cuối cùng dẫn đến sự cố đối với các nhà cung cấp dịch vụ. Theo đó, khi không tuân thủ quy định của các nền tảng quốc tế, họ sẽ xử lý bằng cách cấm, xóa, dừng hợp tác... Mà một khi sự cố xảy ra, doanh thu của doanh nghiệp sẽ sụt giảm rất nhanh", ông Minh nêu rõ.
Cân đối cơ cấu kinh doanh, tránh lệ thuộc vào một nền tảng cũng là một trong những giải pháp doanh nghiệp cần đặt ra. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, điều này không dễ và doanh nghiệp buộc phải cân đối giữa hai bài toán.
Trường hợp doanh nghiệp muốn có một hệ thống lớn, tăng trưởng nhanh thì phải dựa vào một ông lớn vì mức độ an toàn của họ cao, nhưng phải tuân thủ luật chơi mà ông lớn đặt ra. Còn nếu doanh nghiệp tự gây dựng nền tảng của riêng mình thì phải tốn rất nhiều công sức và tiên bạc, trong khi cơ hội thành công thấp vì cạnh tranh với ông lớn không dễ.
Đây là việc doanh nghiệp phải lựa chọn, nhưng xu thế chung là doanh nghiệp nào giỏi bao giờ cũng phải thiết lập một hệ thống riêng cho mình, do mình làm chủ", Ths Nguyễn Bình Minh dẫn ví dụ và nhấn mạnh rằng, điều này không có nghĩa là không có rủi ro.
Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng Youtube, khi bị hacker tấn công thì Youtube sẽ chịu trách nhiệm, còn nếu doanh nghiệp tự kinh doanh trên nền tảng của mình, bị hacker tấn công thì chính doanh nghiệp bị ảnh hưởng, thậm chí cái giá phải trả chính là cái chết của doanh nghiệp.
TIN LIÊN QUAN
-
2 năm từ "sự cố nhỏ" với Youtube: Yeah1 từ công ty trị giá 400 triệu USD đã mất 90% giá trị, lỗ tổng cộng 567 tỷ đồng
-
Lỗ luỹ kế hơn 219 tỷ đồng, Yeah1 (YEG) tiếp tục trình kế hoạch dùng thặng dư vốn xoá lỗ
-
CEO Yeah1 Nguyễn Ảnh Nhượng Tống: Dân startup có một đặc trưng là không tham tiền!
-
Yeah1 bán cổ phiếu quỹ giá 50.900 đồng/cp, lỗ gần 52 tỷ đồng
Nhận định phiên giao dịch ngày 04/7: Cơ cấu danh mục, tránh mua đuổi
Thị trường ngày 3/7 đánh dấu sự đứt mạch tăng liên tiếp của VN Index khi chỉ số quay đầu giảm điểm nhẹ trong bối cảnh thanh khoản tăng vọt...
Cổ phiếu VSH của Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh bị cắt margin do vi phạm thuế
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa đưa cổ phiếu VSH của Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch...
Nhận định phiên giao dịch ngày 03/7: Thị trường tiệm cận vùng 1.400 điểm, chiến lược thận trọng cần được ưu tiên
Phiên giao dịch ngày 2/7 ghi nhận sự lan tỏa mạnh mẽ của dòng tiền vào nhóm midcap và chứng khoán, giúp VN Index duy trì đà tăng và tiệm cận vùng kháng cự...
Vì sao Chứng khoán Việt bị xử phạt hơn 1 tỷ đồng?
Một loạt sai phạm trong hoạt động tài chính, quản trị và tuân thủ pháp luật đã khiến Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt...
Nhận định phiên giao dịch ngày 02/7: Thị trường trước ngưỡng nhạy cảm - Cơ hội tích lũy hay rủi ro “bull-trap”?
Sau nhịp tăng mạnh kéo dài từ giữa tháng 6, thị trường đang có dấu hiệu bước vào vùng giằng co với độ biến động lớn. VN Index tiếp tục tăng nhẹ nhưng dòng tiền...
Nhận định phiên giao dịch ngày 01/7: Tránh “FOMO” trong giai đoạn nhạy cảm
Khởi động tháng 7, thị trường được dự báo tiếp tục duy trì trạng thái tích cực nhờ đà tăng ổn định từ phiên cuối tháng 6. Tuy nhiên, khi chỉ số VN Index dần...
Chứng khoán tuần mới (từ 30/6 đến 4/7): Vượt đỉnh, chờ tin?
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã khép lại tuần giao dịch cuối cùng của tháng 6 với diễn biến hết sức tích cực. VN-Index tiếp tục lập đỉnh mới, đóng cửa tại 1.371 điểm,...
HOSE chính thức “gật đầu” cho TAL của Taseco Land chuyển sàn
HOSE chính thức chấp thuận niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL của Taseco Land. Doanh nghiệp cũng chốt lịch trả cổ tức tiền mặt 15% cho cổ đông vào cuối tháng 7 tới...
Nhận định phiên giao dịch ngày 30/6: Tăng nhưng thanh khoản thấp, VN Index đối mặt thử thách mới ở vùng kháng cự cứng
Sau khi có tuần tăng điểm tích cực, VN Index đang tiến dần đến vùng kháng cự mạnh quanh 1.380–1.400 điểm. Dù xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về phía tích cực...
Nhận định phiên giao dịch ngày 27/6: Thị trường chờ động lực bứt phá mới?
Phiên giao dịch ngày 26/6 khép lại với diễn biến giằng co và giảm điểm nhẹ, cho thấy tâm lý thận trọng vẫn bao trùm thị trường....
Nhận định phiên giao dịch ngày 26/6: Tích lũy trước bứt phá hay điều chỉnh ngắn hạn?
Thị trường trong phiên 25/6 thể hiện sự thận trọng khi chỉ số VN Index gần như đi ngang, thanh khoản duy trì ở mức cao nhưng suy giảm đáng kể so với những phiên...
Công ty Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam bị phạt 745 triệu đồng do hàng loạt vi phạm trong hoạt động chứng khoán
Ngày 20/6/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 312/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với Công ty Cổ phần...
Nhận định phiên giao dịch ngày 25/6: VN Index tiến sát vùng cản mạnh, nhà đầu tư nên giữ "kỷ luật" giao dịch
Sau phiên tăng mạnh ngày 24/6 với thanh khoản đạt đỉnh nhiều tuần, thị trường bước vào phiên 25/6 với kỳ vọng tiếp tục xu hướng tích cực...
Thị trường chứng khoán 24/6: Thị trường giữ sắc xanh, áp lực chốt lời dần xuất hiện
Thị trường tiếp tục ghi nhận phiên tăng điểm tích cực khi VN Index duy trì sắc xanh trong suốt thời gian giao dịch, đóng cửa tại mốc 1.366,77 điểm, tăng 8,59 điểm...
Nhận định phiên giao dịch ngày 24/6: Chờ đợi sự đồng thuận từ các nhóm ngành
Sau phiên tăng mạnh ngày 23/6 với sự hỗ trợ áp đảo từ nhóm cổ phiếu trụ cột, đặc biệt là họ VIN và GAS, thị trường đang cho thấy tín hiệu xác nhận...
Chứng khoán tuần mới (từ 23 đến 27/6): Biến động lớn?
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một tuần giao dịch tích cực từ ngày 16 đến 20/6/2025, đánh dấu nỗ lực đáng kể trong việc phục hồi và tiệm cận mốc đỉnh cũ sau hai tuần liên tiếp chịu áp lực điều chỉnh.
Nhận định phiên giao dịch ngày 23/6: Tiếp tục trạng thái tích lũy?
Thị trường bước sang tuần mới trong trạng thái tích lũy đỉnh, với các tín hiệu kỹ thuật cho thấy xu hướng tăng vẫn được giữ vững nhưng đà tăng...
Vì sao Năng lượng và Bất động sản Trường Thành bị xử phạt về chứng khoán?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt 240 triệu đồng đối với CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành do nhiều vi phạm trong công bố thông tin, khiến nhà đầu tư khó nắm bắt chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Vì sao nhóm cổ phiếu dầu khí đồng loạt bứt phá?
Phiên giao dịch 13/6 chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu dầu khí, nguyên nhân chính được cho là đến từ diễn biến tăng vọt của giá dầu Brent Biển Bắc...
Xem nhiều




