2 năm từ "sự cố nhỏ" với Youtube: Yeah1 từ công ty trị giá 400 triệu USD đã mất 90% giá trị, lỗ tổng cộng 567 tỷ đồng
Dù khẳng định sẽ sớm trở lại, 6 tháng, 1 năm và hôm nay sau 2 năm, lời hứa của Yeah1 (YEG) vẫn chưa thành hiện thực. Cũng tuyên bố mạnh mẽ với hệ sinh thái Giga1, tuy nhiên mảng thương mại truyền thông vẫn chưa cho quả ngọt.

Liên tục dò đáy dù thị trường đạt đỉnh, cổ phiếu YEG của Tập đoàn Yeah1 vừa bị Sở GDCK Tp.HCM (HoSE) chuyển từ diện cảnh báo sang diện kiểm soát. Thời gian áp dụng từ ngày 12/4/2021, cổ phiếu YEG theo đó chỉ được giao dịch phiên chiều theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận.
Nguyên nhân do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2019 là âm 385,33 tỷ đồng; sang năm 2020 tiếp tục âm 181,59 tỷ đồng; đồng thời Tập đoàn lỗ luỹ kế tính đến ngày 31/12/2020 hơn 219 tỷ đồng.
Cũng liên quan đến vấn đề trên, HĐQT YEG đã lên kế hoạch sẽ tiếp tục sử dụng thặng dư để xoá lỗ luỹ kế, tương tự động thái năm 2020 nhằm "cứu cánh" việc cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo.
Dự báo, nếu không có lãi trở lại trong năm 2021, nhiều khả năng cổ phiếu YEG sẽ bị huỷ niêm yết bắt buộc. Lao dốc ngay đỉnh hoàng kim, nhiều nhà đầu tư có lẽ đã sớm rời bỏ YEG "đình đám" một thời. Và, việc này dù không quá ảnh hưởng đến đám đông thị trường, tuy nhiên cũng để lại nhiều trăn trở về câu chuyện đầu tư một cổ phiếu mới mẻ, "nóng bỏng".

Điểm lại, chính thức chào sân khi chỉ tròn 12 năm tuổi, Yeah1 được mô tả như kỳ lân ngành truyền thông. Dĩ nhiên, chuyện kinh doanh, những bệ phóng của một ngành khá mới mẻ cũng thách thức giới đầu tư. Lúc bấy giờ, vì là duy nhất nên YEG được định giá trên cơ sở những thương hiệu thành công nước ngoài, mức giá được trả lên đến 350.000 đồng/cp, vượt mặt các "anh cả" Sabeco, Vinamilk, Thế giới Di động…
Điều này từng gây tranh cãi, khi giá trị cổ phiếu bên cạnh dự phóng từ tương lai cần phải được định giá bởi những giá trị tài sản hiện hữu, và Yeah1 thì gần như "xây nhà trên đất người khác". Chủ tịch Nguyễn Ảnh Nhượng Tống khi ấy cũng phản biện: "Việc so sánh giá cổ phiếu Yeah1 với các ngành khác của nhiều người là cách nhìn không hiểu ngành, bởi Media và truyền thông là một lĩnh vực hoàn toàn mới. Thị trường là toàn cầu và sản phẩm là không giới hạn".
Dù vậy, cũng không thể phủ nhận sự nhiệt huyết của YEG những năm đỉnh cao. Đón đầu được những xu thế mới cũng như tiềm năng của ngành, YEG giai đoạn 2017-2019 liên tục ghi nhận những thành tích lớn. Công ty thậm chí đặt tham vọng mang tầm quốc tế và rót vốn sang các thị trường Mỹ, Thái Lan…
Sự cố với YouTube vào tháng 3/2019 như đòn giáng đập tan mọi kế hoạch lớn lao. Đối mặt chính thức với cổ đông tại ĐHĐCĐ năm ấy, ông Tống thẳng thắn thừa nhận, sau sự cố với YouTube đã có được một bài học rất lớn: bài học mà YEG phải bỏ ra hàng ngàn tỷ để nhận lại, bài học để Yeah1 tiếp tục vươn ra trường quốc tế, bài học tư duy "Tại sao lại phụ thuộc vào 1 đối tác", "Không nên xây nhà trên đất người khác" và là bài học chính bản thân lãnh đạo Tập đoàn chưa bao giờ lường trước được.
Dù khẳng định sẽ sớm trở lại, 6 tháng, 1 năm và hôm nay sau 2 năm, lời hứa của YEG vẫn chưa thành hiện thực. Cũng tuyên bố mạnh mẽ với hệ sinh thái Giga1, tuy nhiên mảng thương mại truyền thông vẫn chưa cho quả ngọt.
Năm 2020, YEG lỗ ròng gần 180 tỷ đồng do hoạt động đã mở rộng hệ sinh thái truyền thông đang có sang hệ sinh thái tiêu dùng. Giá cổ phiếu YEG tiếp tục tụt giảm không phanh xuống còn khoảng 34.000 đồng/cp, chưa đến 1/10 mức giá thời hoàng kim, và tiếp tục giảm đến 30% kể từ đầu năm 2021.
Trên bản cân đối kế toán, tính đến 31/12/2020, lượng tiền và tiền gửi của Yeah1 cũng giảm từ hơn 616 tỷ đồng xuống chỉ còn 58 tỷ đồng.


Về phía Chủ tịch, cổ phiếu sụt giảm đã "thổi bay" hàng ngàn tỷ tài sản của ông Tống, giảm hơn 8 lần xuống còn dưới 300 tỷ đồng và không còn nằm trong danh sách 200 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.
Mới đây, ông Tống còn tiếp tục bán ra 250.000 cổ phiếu YEG, nhằm mục đích tài chính cá nhân. Nếu thương vụ này thành công, ông Tống sẽ giảm tỷ lệ sở hữu vốn tại YEG từ 25,52% xuống còn 24,72%. Trước đó, ông Tống cũng đã bán thoả thuận hơn 5 triệu cổ phiếu YEG.
Có lẽ, sau tất cả, điều còn lại ở YEG đến nay là sự nhiệt huyết, để tái khởi nghiệp như quyết tâm của người đứng đầu. Theo kế hoạch họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay, YEG sẽ đưa ra phương án khắc phục khoản lỗ sau thuế 2020. Cụ thể, năm 2020, Công ty tập trung đầu tư và xây dựng hệ sinh thái tiêu dùng, cơ bản đã hoàn thành để đi vào hoàn thiện và khai thác với đối tác mới từ quý 2/2021.
Tại cuộc họp HĐQT gần nhất ngày 30/3/2021, HĐQT đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng ở mảng truyền thống - digital trên 20%. Ngoài ra, HĐQT cũng đề xuất ĐHĐCĐ về việc sử dụng một phần nguồn thặng dư vốn cổ phần để xóa lỗ lũy kế tại thời điểm 31/12/2021.
Xét riêng về mảng thương mại tiêu dùng, theo YEG năm 2021 hứa hẹn là năm thị trường tiêu dùng phục hồi sau đại dịch (sau khi có vaccine Covid-19), do đó sức mua tăng. Nhu cầu tiêu dùng tăng sẽ là điều kiện tiền đề để hệ sinh thái tiêu dùng khởi sắc, phía YEG nói thêm.
TIN LIÊN QUAN
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Chuẩn bị rót 4.000 tỷ mở rộng nhà máy tại Hậu Giang, công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát tham vọng…
Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang lên kế hoạch rót 4.000 tỷ đồng để mở rộng nhà máy Number One tại Hậu Giang, trong đó 30% là vốn góp từ doanh nghiệp, 70% vốn vay.
TNEX Finance bắt tay ZaloPay nâng tầm trải nghiệm tài chính số
Việc tích hợp dịch vụ tài chính TNEX vào ZaloPay giúp mở rộng tiện ích số, góp phần thay đổi cách người Việt tiếp cận, sử dụng các giải pháp vay tiêu dùng, chi tiêu...
Nam Định chính thức đón tổ hợp nhà máy Thép Xanh hơn 98.000 tỉ đồng: Hứa hẹn sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm
Đây là dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Nam Định, được kỳ vọng sẽ tạo cú hích...
MWG sắp chi gần 1.480 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, cổ đông nhận tiền ngay đầu tháng 8
MWG trả cổ tức 10% bằng tiền mặt, tổng chi gần 1.480 tỷ đồng. Cổ đông nhận tiền vào tháng 8, trong bối cảnh doanh thu tăng trưởng ấn tượng...
Doanh nghiệp báo lãi quý I tăng 60%, Bầu Đức cùng nhiều lãnh đạo đồng loạt gom cổ phiếu HAG
Trong bối cảnh kết quả kinh doanh khởi sắc với lợi nhuận quý I tăng vọt, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận loạt giao dịch mua vào cổ phiếu HAG từ các...
Petrolimex dẫn dắt thị trường xăng E10
Thị trường xăng dầu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đã cho thấy sự ổn định đáng kể về nguồn cung và giá cả, đồng thời đặt ra những mục tiêu quan trọng...
"Ông lớn" ngành gạo Lộc Trời tự tin vượt bão dù dự kiến lỗ 524 tỷ đồng trong năm nay
Sau thời kỳ tăng trưởng ấn tượng, Tập đoàn Lộc Trời đang bước vào giai đoạn đầy thách thức với nhiều biến động tài chính và vận hành.
Một công ty “họ” Viettel chốt ngày trả cổ tức 15% bằng tiền mặt
Với gần 9,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự chi khoảng 14 tỷ đồng – trong đó, Viettel, cổ đông lớn sẽ nhận gần 9 tỷ đồng....
Bách Hóa Xanh bứt phá ngoạn mục, tiếp tục là át chủ bài trong chiến lược tăng trưởng của MWG
Bách Hóa Xanh đạt gần 18.900 tỷ đồng doanh thu, mở 410 cửa hàng mới sau 5 tháng đầu năm 2025. Chuỗi bán lẻ của MWG tiếp tục giữ vai trò tăng trưởng chủ lực.
Vincom Retail (VRE) chính thức bước chân vào đại dự án hơn 2.800ha của Vingroup bằng một thỏa thuận đặt cọc chiến lược
Được quy hoạch thành 4 khu chức năng gồm khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm, dịch vụ giải trí và khu biệt thự căn hộ cao....
Bình Dương ‘bật đèn xanh’ cho siêu dự án KCN cơ khí 75.000 tỷ đồng của THACO
Với quy mô gần 786 ha và tổng vốn đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng, Khu công nghiệp Bắc Tân Uyên 1 do THACO đầu tư được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm...
Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) đặt mục tiêu doanh thu tăng 21 lần, đặt cược lớn vào mảng bán lẻ
Dầu khí Nam Sông Hậu cho biết, trong thời gian tới, hoạt động kinh doanh bán lẻ sẽ tiếp tục là một trong những lĩnh vực chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong việc...
Khi thị trường biến động - cơ hội để BSR tăng tốc
Thị trường dầu mỏ thế giới nửa đầu năm 2025 tiếp tục biến động do căng thẳng địa chính trị leo thang, đặc biệt là xung đột vũ trang giữa Iran và Israel...
Vietravel Airlines tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên 2025
Ngày 19/6, Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025, thông qua nội dung tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực...
Xem nhiều




