VnFinance
Thứ năm, 16/01/2025, 13:56 PM

Cách mạng công nghệ và Kỷ nguyên mới cho đất nước

Cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới và phát triển của nền kinh tế thị trường, cách mạng công nghệ đã đem lại xu hướng mới.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học mở ra nhiều cơ hội cho sự nâng cao, phát triển đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới. Cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới và phát triển của nền kinh tế thị trường, cách mạng công nghệ đã đem lại xu hướng mới.

Công nghệ tiên tiến: trục cạnh tranh giành quyền lực toàn cầu

Một trong những trục cạnh tranh quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh giành quyền lực toàn cầu này là công nghệ tiên tiến. Không có công nghệ tiên tiến nào quan trọng hơn chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI). Sự hội tụ của cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc, chuỗi cung ứng bán dẫn trị giá hàng nghìn tỷ đô la và những tiến bộ nhanh chóng trong AI đã đưa chúng ta đến một thời điểm quan trọng và nhạy cảm trong các vấn đề thế giới. Trí tuệ nhân tạo đóng vai trò trung tâm trong tiến trình này là nguồn đòn bẩy, vũ khí và là tiềm tàng của cuộc đấu tranh giành quyền lực lớn này. Trong đó, ngành công nghiệp bán dẫn được dự đoán sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai gần vì nó đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật liệu bán dẫn trong các công nghệ mới nổi như AI, xe tự hành, Internet vạn vật (IoT) và 5G,… Kết quả là, các nhà cung cấp không ngừng nỗ lực đổi mới và giành lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Cách mạng công nghệ và Kỷ nguyên mới cho đất nước
Năm 2025 là năm của cách mạng công nghệ, đặc biệt là năm phát triển ngành công nghiệp bán dấn (Ảnh: Internet)

Xu hướng này đang tiến triển với 3 diễn biến chính trong lĩnh vực công nghệ chất bán dẫn:

1. Ngành công nghiệp bán dẫn dự kiến sẽ tăng từ 0,72 nghìn tỷ USD vào năm 2024 lên 1,21 nghìn tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ CAGR (tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) là 10,86% trong giai đoạn dự báo (2024 - 2029). Lĩnh vực bán dẫn đang có sự mở rộng nhanh chóng khi chất bán dẫn đang trở thành thành phần cơ bản của công nghệ hiện đại.

2. Tốc độ áp dụng công nghệ bán dẫn chưa từng có này không chỉ làm nổi bật tiềm năng biến đổi của AI mà còn tạo tiền đề cho sự thay đổi lớn trong kết nối toàn cầu và hệ thống kinh tế. Hãy cùng xem xét tốc độ mà công nghệ đã thấm nhuần vào cuộc sống của chúng ta. Phải mất 75 năm để điện thoại cố định đạt tới 100 triệu người dùng trên toàn cầu. Ngược lại, điện thoại di động đạt được cột mốc này chỉ trong 16 năm và internet chỉ mất 7 năm. Cửa hàng Apple mất 2 năm và đáng kinh ngạc là ChatGPT đạt được con số này chỉ trong hai tháng.

3. Địa chính trị của công nghệ chip sẽ định hình tương lai của AI. Tuy nhiên, công nghệ tiên tiến quan trọng nhất thế giới hầu như đều được sản xuất tại một cơ sở duy nhất ở Đài Loan. Hơn nữa, cơ sở đó nằm ở một trong những khu vực địa chính trị căng thẳng nhất trên trái đất - một khu vực mà nhiều nhà phân tích thậm chí tin rằng chiến tranh là điều không thể tránh khỏi trong thập kỷ này. Đây là rủi ro lớn thúc đẩy doanh nghiệp hàng đầu sản xuất chip như Nvidia, Samsung,… tìm kiếm các vị trí địa chính trị mới có tiềm năng về nguồn lực tự nhiên, hạ tầng, nhân lực và kết nối thị trường, an ninh chính trị ổn định như Việt Nam để giảm thiểu rủi ro trong dài hạn,…

Thực tế cho thấy sự gia tăng quan tâm và sử dụng AI tạo ra nhu cầu cao hơn đối với chất bán dẫn, thúc đẩy ngành công nghiệp đổi mới nhanh hơn và sản xuất ra những con chip có khả năng và hiệu quả hơn. AI với sự hỗ trợ của chuỗi cung ứng chất bán dẫn có thể giúp các lĩnh vực kinh tế bao gồm cả lĩnh vực an ninh quốc phòng phát triển nhảy vọt bởi AI có thể thúc đẩy tăng trưởng năng suất bằng cách tự động hóa các nhiệm vụ, tối ưu hóa quy trình và hỗ trợ ra quyết định. Một nghiên cứu gần đây báo cáo rằng các chuyên gia tư vấn sử dụng AI đã hoàn thành trung bình nhiều hơn 12% nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn 25%.

Tuy nhiên, mặc dù có nhiều lợi ích, làn sóng AI cũng mang đến một làn sóng thách thức. Năng suất AI chủ yếu được các quốc gia giàu có và các công ty công nghệ lớn nắm bắt, tạo ra một số công ty siêu sao toàn cầu. Điều này có nguy cơ làm gia tăng khoảng cách thu nhập khi các quốc gia hàng đầu gặt hái phần lớn lợi ích, bỏ lại các quốc gia đang phát triển phía sau. Hơn nữa, AI có thể làm xói mòn lợi thế cạnh tranh của nhiều nền kinh tế đang phát triển phụ thuộc vào lao động giá rẻ và nó có thể làm giảm các động lực kinh tế cho thương mại và đầu tư, làm suy yếu các nền tảng kinh tế truyền thống và có khả năng ngăn chặn tiến trình thu hẹp khoảng cách thu nhập. AI dự kiến sẽ tự động hóa nhiều ngành nghề, đảo lộn các mô hình tăng trưởng và chiến lược phát triển truyền thống, phá vỡ mối liên hệ giữa tăng trưởng tiền lương và năng suất, đồng thời gia tăng tình trạng thất nghiệp và bất bình đẳng. Sự ra đời của dữ liệu lớn và AI cũng đã làm dấy lên những lo ngại đáng kể về quyền riêng tư, tạo ra những rủi ro mới về sự thiên vị của thuật toán, làm trầm trọng thêm các lỗ hổng an ninh mạng và thúc đẩy thông tin sai lệch,…

Cách mạng công nghệ và Kỷ nguyên mới cho đất nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và nhiều Lãnh đạo cấp cao đến trải nghiệm gian hàng Chip bán dẫn với CT Semiconductor của CT Group tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. (Ảnh NLĐ)

Làm chủ các công nghệ tiên tiến của thời đại 4.0

Nắm bắt được các xu hướng phát triển mới về cách mạng công nghệ và hướng tới sự khởi nghiệp cho đất nước trong kỷ nguyên mới, Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ký Quyết định 1018/QĐ-TTg ngày 21/9/2024 về Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050. Theo các nhà chiến lược công nghệ, để đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển bền vững công nghiệp bán dẫn non trẻ của đất nước, nhằm từng bước hướng tới một kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với năng lực cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động và mức sống của người dân cao hơn trong việc làm chủ các công nghệ tiên tiến của thời đại 4.0, cần tập trung triển khai và thực hiện bốn giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, toàn cầu hoá - các chương trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nguồn lực xã hội có tính chất hợp tác xuyên biên giới trong việc tạo ra các thể chế toàn cầu mới có thể được tin cậy để kết nối đối tác và thị trường thế giới. Với các chính sách chủ động hợp tác đối tác chiến lược toàn diện với các nền kinh tế lớn và phát triển công nghệ cao, Việt Nam cần tận dụng các nguồn lực này để nắm bắt cơ hội chuyển đổi ngay bây giờ nhằm định hình quỹ đạo của ngành công nghiệp chất bán dẫn và thúc đẩy mạnh mẽ kết nối đối tác đầu tư quốc tế.

Thứ hai, ngành công nghiệp bán dẫn đang trải qua giai đoạn chuyển đổi, được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư đáng kể và quan hệ đối tác chiến lược. Sự tăng trưởng này phần lớn được thúc đẩy bởi những tiến bộ trong AI, đã định hình thế giới, đáng kể là trí tuệ nhân tạo đã định hình lại ngành công nghiệp bán dẫn bằng cách thúc đẩy nhu cầu về chip chuyên dụng được thiết kế để xử lý các phép tính phức tạp. Chính vì vậy trong chiến lược liên kết ngành công nghiệp (Industrial Cluster) cần đặt trọng tâm xây dựng chiến lược liên kết ngành công nghiệp AI với công nghiệp chất bán dẫn nói riêng và các ngành trọng điểm nói chung như Nông nghiệp, Năng lượng, Hạ tầng giao thông (bao gồm logistics), Kinh tế biển và Công nghệ cao,… để tích hợp AI nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Thứ ba, để ngành công nghiệp chất bán dẫn phát triển bền vững, cần xây dựng Hệ sinh thái AI tại các tỉnh, thành phố thông qua phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin và các công ty AI trong nước, thúc đẩy quan hệ đối tác với các công ty công nghệ quốc tế và đẩy nhanh việc áp dụng AI trong Chính phủ nhằm thúc đẩy xây dựng, tinh giãn thể chế hiệu quả, kinh tế thị trường công bằng, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và tăng năng suất lao động. Ngoài ra, cần phát triển các nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số (băng thông rộng mạnh mẽ, khả năng lưu trữ dữ liệu, khả năng kỹ thuật số) và phát triển kỹ năng (kiến thức số cơ sở đến nghiên cứu AI tiên tiến, đảm bảo các kỹ năng mới được tích hợp vào chương trình giảng dạy của trường học và đào tạo chuyên môn).

Thứ tư, phát triển các khuôn khổ quản trị đảm bảo phát triển công nghệ chất bán dẫn và AI có trách nhiệm thông qua việc tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức, giá trị xã hội và môi trường để tránh các rủi ro về việc làm, quyền riêng tư, an ninh mạng và phổ biến thông tin sai lệch (Fake news) và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn.

Chắc chắn trong quá trình phát triển đất nước, cùng với việc thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021-2025, chiến lược công nghệ chất bán dẫn và AI sẽ vừa là động lực, vừa là nguồn lực sản phẩm cơ bản để góp phần quyết định cho sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế cũng như đàm bảo an ninh quốc phòng đất nước trong kỷ nguyên chuyển mình, cất cánh và sánh vai với các nền kinh tế phát triển trong khu vực và thế giới.


Cách mạng công nghệ và Kỷ nguyên mới cho đất nước
Cách mạng công nghệ và Kỷ nguyên mới cho đất nước
16/01/2025 Doanh nghiệp

Cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới và phát triển của nền kinh tế thị trường, cách mạng công nghệ đã đem lại xu hướng mới.

PVTrans lên kế hoạch lãi 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
PVTrans lên kế hoạch lãi 1.200 tỷ đồng trong năm 2025
14/01/2025 Doanh nghiệp

Theo kế hoạch, năm 2025 PVTrans đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 10.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng, giảm lần lượt 14% và 33% so với ước tính năm 2024.

Vì sao Công ty Phát Linh bị phạt và truy thu thuế hơn 2,2 tỷ đồng?
Vì sao Công ty Phát Linh bị phạt và truy thu thuế hơn 2,2 tỷ đồng?
14/01/2025 Doanh nghiệp

Sau kết luận thanh tra, Cục Thuế thành phố Hà Nội yêu cầu Công ty Cổ phần Sản xuất Dịch vụ và Thương mại Phát Linh nộp tổng cộng 2 tỷ 242 triệu đồng,...

Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu
Loạt doanh nghiệp địa ốc kín tiếng vừa hút về hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu

Loạt doanh nghiệp địa ốc như Công ty CP Tư vấn và Kinh doanh Bất động sản TCO (TCO), Công ty CP DK ENC Việt Nam, Công ty TNHH Allgreen - Vượng Thành...

Hơn 443.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2024
Hơn 443.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp phát hành trong năm 2024
13/01/2025 Doanh nghiệp

Năm 2024, doanh nghiệp sơ cấp Việt Nam ghi nhận tổng giá trị phát hành trái phiếu đạt tới 443.000 tỷ đồng. Giá trị phát hành mới trong năm 2024 bật tăng mạnh...

VNG thành lập công ty con trong lĩnh vực lập trình
VNG thành lập công ty con trong lĩnh vực lập trình
12/01/2025 Doanh nghiệp

Công ty CP VNG (UPCOM: VNZ) vừa có thông báo quyết định thành lập công ty con gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Lợi nhuận hợp nhất của BIC năm 2024 đạt hơn 650 tỷ đồng
Lợi nhuận hợp nhất của BIC năm 2024 đạt hơn 650 tỷ đồng
11/01/2025 Doanh nghiệp

Vừa qua, tại Hội nghị Triển khai nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh năm 2025 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC)...

Tại sao loạt lãnh đạo Phát Đạt ký bán cổ phiếu ESOP số lượng lớn?
Tại sao loạt lãnh đạo Phát Đạt ký bán cổ phiếu ESOP số lượng lớn?
10/01/2025 Doanh nghiệp

Đại diện CTCP Phát triển Bất Động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) vừa lên tiếng về việc 3/6 thành viên Ban tổng giám đốc đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu.

7 thách thức của ngành Công Thương trong năm 2025
7 thách thức của ngành Công Thương trong năm 2025
08/01/2025 Doanh nghiệp

Năm 2024 ngành Công Thương đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, hoàn thành vượt mức các nhiệm vụ được giao, tuy nhiên phía trước vẫn còn nhiều thách thức lớn cần phải vượt qua.

TTC AgriS chốt quyền trả cổ tức 10%, lên kế hoạch phát hành 12 triệu trái phiếu
TTC AgriS chốt quyền trả cổ tức 10%, lên kế hoạch phát hành 12 triệu trái phiếu
08/01/2025 Doanh nghiệp

CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC AgriS - Mã: SBT) vừa công bố việc chốt danh sách cổ đông để thực hiện quyền nhận cổ tức cho hai niên độ 2022-2023 và 2023-2024...

Những doanh nghiệp đầu tiên lên kế hoạch kinh doanh năm 2025
Những doanh nghiệp đầu tiên lên kế hoạch kinh doanh năm 2025
07/01/2025 Doanh nghiệp

Năm 2025, nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch kinh doanh khá thận trọng song vẫn có nhiều đơn vị kỳ vọng lãi tăng đột biến.

Vì sao Chương Dương Corp bị xử phạt hơn 300 triệu đồng?
Vì sao Chương Dương Corp bị xử phạt hơn 300 triệu đồng?
06/01/2025 Doanh nghiệp

Ngày 31/12/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 1474/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán...

Một doanh nghiệp đã mang hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân trong năm 2024
Một doanh nghiệp đã mang hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân trong năm 2024
06/01/2025 Doanh nghiệp

Kết thúc chuỗi ngày hội “Sống Khỏe Mỗi Ngày”, Manulife đã mang đến tổng cộng hơn 12.000 suất khám bệnh miễn phí cho người dân...

17% doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt tái cơ cấu
17% doanh nghiệp nhà nước được phê duyệt tái cơ cấu
06/01/2025 Doanh nghiệp

Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa chủ trì Hội nghị giao ban của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình sắp xếp...

Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo
Hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo
05/01/2025 Doanh nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 182 cho phép hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp có dự án nghiên cứu và phát triển (R&D)...

Phát hiện loạt sai phạm tại Công ty Thép Nam Phát
Phát hiện loạt sai phạm tại Công ty Thép Nam Phát
03/01/2025 Doanh nghiệp

Thanh tra tỉnh Hưng Yên chỉ ra nhiều vi phạm tại Công ty Thép Nam Phát liên quan đến môi trường và thuế.

Gas Petrolimex duy trì mục tiêu lợi nhuận đi ngang 138 tỷ đồng trong 2025
Gas Petrolimex duy trì mục tiêu lợi nhuận đi ngang 138 tỷ đồng trong 2025
02/01/2025 Doanh nghiệp

2025 là năm 3 Gas Petrolimex xây dựng kế hoạch lợi nhuận đi ngang và doanh thu tiếp tục tăng, cổ tức tối thiểu 10%/vốn điều lệ.

Doanh nghiệp bất động sản huy động nghìn tỷ từ kênh trái phiếu dịp cuối năm
Doanh nghiệp bất động sản huy động nghìn tỷ từ kênh trái phiếu dịp cuối năm
02/01/2025 Doanh nghiệp

Loạt doanh nghiệp bất động sản như Phú Thọ Land, các doanh nghiệp trong nhóm Tập đoàn TTC,... vừa phát hành trái phiếu thu về hàng nghìn tỷ đồng với lãi suất cao nhất...

Nam Long mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn sau khi chào bán thành công lô trái phiếu nghìn tỷ
Nam Long mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn sau khi chào bán thành công lô trái phiếu nghìn tỷ
02/01/2025 Doanh nghiệp

Ngày 25/12 vừa qua, CTCP Đầu tư Nam Long (Mã: NLG) đã mua lại trước hạn toàn bộ hai lô trái phiếu tổng giá trị 1.000 tỷ đồng.

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance