Cần lý giải việc điện mặt trời mái nhà chỉ được tính với giá 0 đồng
Tại Dự thảo Nghị định khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái mới đây, đề xuất "người dân đầu tư điện mặt trời mái nhà tự dùng được kết nối với hệ thống điện quốc gia và bán sản lượng dư cho EVN, nhưng với giá 0 đồng" của Bộ Công Thương đã gây ra nhiều luồng dư luận trái chiều.
Trong dự thảo Nghị định của Chính phủ về Khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà còn quy định rõ “Điện dư thừa cũng không được phép bán cho các tổ chức, cá nhân khác”.
Thậm chí, cơ quan soạn thảo còn dự kiến bổ sung quy định để người dân lắp đặt thiết bị hạn chế tối đa phát lên hệ thống, đề nghị xem xét quy định về xây dựng, sửa chữa nhà nếu muốn lắp hệ thống điện mặt trời áp mái.
![]() |
Có thể thấy rằng đang có sự mâu thuẫn trong một dự thảo “khuyến khích” nhưng nội dung Nghị định lại nêu ra một loạt các hạn chế người dân, tổ chức… mà không có một dòng lý giải nên đã ngay lập tức gây nên sự bức xúc trong dư luận.
Những ngày qua, Bộ Công Thương và một số chuyên gia năng lượng đã đăng dàn lý giải về mâu thuẫn trên rằng nguyên nhân vẫn là hệ thống điện quốc gia chưa đủ thiết bị (lưu trữ, xử lý mức độ trồi sụt bất thường trên hệ thống) bởi vậy, lượng điện dư thừa từ điện mặt trời áp mái có thể ảnh hưởng tới an toàn, an ninh hệ thống điện.
Nói rõ hơn thì điện mặt trời phụ thuộc vào bức xạ mặt trời và yếu tố thời tiết. Khi không có bức xạ mặt trời (mây, mưa hoặc ban đêm), lưới điện quốc gia vẫn phải bảo đảm cấp đủ điện. Điều này dẫn đến thay đổi, tăng giảm nhanh của hệ thống, khiến nguồn điện chạy nền không ổn định. Bởi vậy, theo Bộ Công Thương, cần phải có sự quản lý, giám sát của nhà nước để đảm bảo vận hành an toàn.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng muốn kiểm soát tổng quy mô công suất trên cả nước theo Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng phê duyệt. Cụ thể, đến năm 2030, nguồn điện mặt trời mái nhà được tăng 2.600 MW. Đến cuối tháng 7, còn hơn 1.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà với tổng công suất 399,96 MW đã được liên kết với lưới điện chờ bổ sung vào quy hoạch.
Hơn thế nữa, trong thực tế ngay cả Bộ Công Thương cũng không nắm được nếu để điện mặt trời mái nhà trong dân cư, hay các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp đồng loạt lên lưới sẽ có công suất bao nhiêu nên việc hạn chế tối đa điện mặt trời áp mái lên lưới trong thời điểm hiện nay là cần thiết. Do đó, tổng công suất còn lại được kết nối hệ thống từ nay đến 2030 chỉ còn khoảng 2.200 MW. Bộ Công Thương nhấn mạnh rằng "Khi tổng công suất vượt 2.600 MW sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu nguồn điện của hệ thống".
Ở đây, cần nói rõ thêm khi đưa 2.600MW điện mặt trời vào hệ thống điện quốc gia không chỉ thay đổi về kỹ thuật trong điều độ các nguồn điện như điện gió, điện than, thủy điện… Mà còn thay đổi cả giá điện, với giá điện mặt trời đang phải “mua” giá cao (cơ chế giá theo khuyến khích đầu tư điện mặt trời trước đây) cũng như điều động lớn (theo cam kết của Chính phủ với các nhà đều tư) như hiện nay, chắc chắn giá sản xuất điện trên cả nước sẽ ngay lập tức phải tăng cao, nếu không nhà nước bắt buộc phải bù lỗ.
Chuyên gia năng lượng, PGS.TS Trần Văn Bình, cũng cho rằng nguồn điện mặt trời, điện gió có độ tin cậy thấp trong khi hệ thống điện phải đảm bảo vận hành ổn định. Do đó, hệ thống cần tính toán nguồn điện tái tạo này chiếm tỷ lệ bao nhiêu để đảm bảo.
Khi điện mặt trời mái nhà được bổ sung quá nhiều vào hệ thống điện, sẽ dẫn tới sự mất cân đối. Do đặc tính thời tiết, sản xuất điện từ bức xạ mặt trời nên điện mặt trời chỉ phát được ban ngày, không thể phát vào buổi tối - thời điểm nhu cầu sử dụng điện cao. Do đó, nếu chiếm tỷ trọng cao thì cần các nguồn điện chạy nền khác (phần lớn là nhiệt điện, thủy điện) "gánh vác" để hệ thống điện vận hành ổn định, an toàn. Tuy nhiên, tỷ trọng điện dự phòng của các nguồn điện nền nước ta đang rất thấp, mặt khác chưa có giải pháp về tích trữ điện đồng bộ ở quy mô quốc gia thì tỷ trọng điện mặt trời hòa lưới cần được giới hạn để đảm bảo vận hành ổn định.
Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng từng thừa nhận tại kỳ họp Quốc hội hồi tháng 11 rằng phải có nguồn điện phục vụ chạy nền ổn định thì mới có thể phát triển không giới hạn về công suất với điện mặt trời áp mái. Có nghĩa là, công nghệ và hệ thống truyền tải phải phát triển hơn nữa.
Như vậy là đã rõ, việc khuyến khích điện mặt trời vẫn chỉ dừng trong việc “tự sản, tự tiêu” - giảm áp lực tiêu thụ điện và giá điện; cho phép “kết nối lưới điện quốc gia trong giới hạn an toàn” - giữ án toàn hệ thống điện quốc gia. Hơn thế nữa, việc phát triển điện mặt trời áp mái với những quy định, quy chuẩn đầy đủ cũng là một trong những tiền đề quan trọng để nước ta chuyển từ thị trường điện cạnh tranh – thị trường điện bán buôn tới thị trường điện bán lẻ như các quốc gia phát triển.
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024...
Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân với nhân lực công nghiệp công nghệ số
Ngày 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ...
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1, liên tục đổi hướng di chuyển
Sáng ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1. Dự báo bão sẽ tiếp tục mạnh thêm và liên tục đổi hướng di chuyển.
Tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2025
Theo số liệu từ Cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực, với nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng...
Dự báo thời tiết ngày 11/6/2025: Có mưa rào và dông vài nơi
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày 11/6/2025.
Xem nhiều




