VnFinance
Thứ ba, 01/12/2020, 09:52 AM

Chạy đua giảm giá, khuyến mãi: Kích cầu ai?

Kích cầu hướng tới những mặt hàng có tính lan tỏa, hỗ trợ sản phẩm cụ thể nhưng không theo địa chỉ cụ thể, tránh kích cầu nhầm cho hàng hóa ngoại

Nhằm phục hồi thị trường tiêu dùng, nhiều chính sách xúc tiến thương mại, truyền thông, quảng bá giới thiệu sản phẩm đã được tung ra. Đặc biệt, nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá sâu để kích cầu nhu cầu mua sắm của người dân.

Tuy nhiên, khi thực hiện các chính sách ưu đãi, giảm giá, sức mua chỉ tập trung vào các nhãn hàng “chạy” khuyến mãi, hàng hóa nhập ngoại ăn theo sự kiện nước ngoài.

Điều này dẫn đến thực tế, hàng hóa nước ngoài được hưởng lợi, trong khi những mặt hàng sản xuất chủ lực trong nước hoặc là buộc phải giảm giá theo hoặc phải chịu lép vế.

Bão sale ăn theo sự kiện Black Friday. Ảnh minh họa: Bnews  

Nhận định về thực trạng trên, ông Nguyễn Hữu Thắng - nguyên Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cho rằng, có hiện tượng kích cầu đang làm lợi cho doanh nghiệp ngoại, hàng hóa ngoại là do chính sách chưa đồng bộ, bắt đầu từ tư duy điều hành, tới khâu cải cách hành chính, rồi tới các chính sách hỗ trợ cụ thể cho từng ngành, từng mặt hàng trong nước phát triển còn nhiều vấn đề. 

Theo ông Thắng, muốn để doanh nghiệp, hàng hóa trong nước phát triển, việc đầu tiên là phải có những chính sách hỗ trợ hàng trong nước phát triển. Muốn vậy, thì cần ngăn chặn được tình trạng hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng hóa không bảo đảm chất lượng, tràn ngập vào thị trường, cạnh tranh không sòng phẳng với hàng hóa sản xuất trong nước.

Theo ông Thắng, việc này các cơ quan quản lý Nhà nước phải làm, phải có có các công cụ pháp luật quản lý tốt những vấn đề này.

Tiếp theo, Việt Nam đã tham gia các tổ chức thương mại quốc tế, không thể sử dụng các giải pháp hành chính thuần túy, như vậy sẽ vi phạm các quy định chung. Không thể sử dụng các chính sách hỗ trợ công khai như trợ giá cho hàng hóa sản xuất trong nước để cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu nước ngoài, thay vào đó, phải hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các biện pháp cải cách hành chính, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển, qua đó sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển.

Cùng với đó đẩy mạnh phát động chương trình người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, biến tinh thần ưu tiên dùng hàng Việt thành phong trào sâu rộng.

Nhắc lại câu chuyện giải cứu dưa hấu, ông Thắng cho rằng không thể chỉ tuyên truyền miệng, kêu gọi giải cứu mãi, mà cần phải thống nhất về tư duy quản lý từ các cấp, phải có những thuyết trình cùng với những số liệu so sánh, đánh giá cụ thể về những lợi thế của dưa hấu Việt Nam so với dưa hấu của những nước khác khác nhau như thế nào? Phải làm sao để người tiêu dùng trong nước thấy được ăn dưa hấu trong nước vừa rẻ, vừa ngon, vừa an toàn.

Bên cạnh đó, nhà nước phải đầu tư cho xúc tiến thương mại, cải tiến thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ.

Đặc biệt trong bối cảnh chịu tác động từ dịch bệnh, hàng hóa bị tồn ứ, doanh nghiệp không có nguồn thu, ngân hàng phải có chính sách hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi, lãi suất thấp, thủ tục vay vốn nhanh... giúp doanh nghiệp trụ vững trong bối cảnh khó khăn.

Còn về chính sách kích cầu, ông Thắng cũng cho rằng cần thực hiện kích cầu cụ thể, tránh kích cầu chung chung, cuối cùng lại kích cầu cho hàng hóa nhập khẩu, làm lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Ông lấy ví dụ, phải kích cầu cụ thể với hàng hóa trong nước theo ngành hàng, mặt hàng cụ thể, ví dụ, lựa chọn những mặt hàng chủ lực, có điểm nhấn như dưa hấu, thanh long, gạo... trên cơ sở lựa chọn những ngành hàng, mặt hàng chủ lực thì nhà nước có thể đứng ra hỗ trợ cho việc tổ chức xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu rộng rãi trên cả nước.

Đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền người Việt dùng hàng Việt, việc này phải làm bắt đầu từ chính những người lãnh đạo cao nhất của mỗi địa phương. Nếu các hội nghị, hội thảo, các hoạt động văn hóa, xã hội, các dịp tiếp khách quốc tế... các địa phương đều dùng những sản phẩm đặc trưng, đặc sản của Việt Nam để tiếp khách ngoại, thay bằng hàng hóa, hoa quả nhập ngoại cũng sẽ tạo ra thói quen tiêu dùng hàng Việt thay thế cho hàng nhập ngoại. Như vậy vừa tạo thói quen tiêu dùng vừa dần khẳng định được chất lượng, sản phẩm, thương hiệu hàng hóa Việt.

Tiếp theo, kích cầu và hướng tới những mặt hàng có tính lan tỏa, hỗ trợ sản phẩm cụ thể nhưng không theo địa chỉ cụ thể. Ví dụ quảng bá dưa hấu, thì có thể liên kết tổ chức các lễ hội quảng bá chuyên về dưa hấu. Nhà nước hoàn toàn có thể hỗ trợ người dân thực hiện việc này.

Tương tự như thế, sẽ dần hình thành lên các lễ hội cafe, lễ hội thanh long, lễ hội sầu riêng, lễ hội dừa, kẹo dừa Bến Tre... sẽ có hàng trăm, hàng nghìn những lễ hội về sản phẩm, hàng hóa đặc trưng được tổ chức quanh năm trên cả nước, tại các thành phố lớn, các địa điểm du lịch mà ai cũng có cơ hội được biết đến.

Hiện cả nước có hàng chục nghìn lễ hội nhưng lại có rất ít những lễ hội nhắm tới các mục tiêu kinh tế cụ thể tương tự như vừa nêu.

Vì thế, bây giờ phải thay đổi. Ví dụ, ở Lạng Sơn có hoa hồi nổi tiếng, thì tại sao lại không thể tổ chức những lễ hội hoa hồi cùng với đó lồng ghép các bài hát đối, các trò chơi dân gian vào trong lễ hội?

Hay tại Bến Tre, chúng ta có dừa, kèo dừa, các sản phẩm từ dừa rất nổi tiếng nhưng tại sao cũng không có những lễ hội nhằm quảng bá, tôn vinh các sản phẩm này. Ngay cả người dân trong nước cũng chưa có nhiều người biết đến, chưa có nhiều người được thưởng thức, thậm chí, có người muốn ăn cũng không biết mua ở đâu.

"Nếu có được những lễ hội liên kết giữa các vùng đặc sản với các thành phố du lịch như Bến Tre với Hà Nội, Bến Tre với Đà Nẵng, TP.HCM thì sẽ là cơ hội quảng bá, truyền thông, giới thiệu sản phẩm hiệu quả nhất. Làm được việc này không chỉ có Bến Tre được lợi, Hà Nội được lợi, mà cả người tiêu dùng cũng có cơ hội được biết đến sản phẩm.

Chưa nói, để người dân có thể biết, yêu quý, tự hào về những sản phẩm đặc trưng của dân tộc thì phải cần có thời gian cho người dân tiếp cận, thấy thích, tò mò, rồi mới yêu quý, thích nó được.

Nếu có thật nhiều các lễ hội sản phẩm hàng hóa gắn với văn hóa, bản sắc đặc trưng của từng vùng miền được tổ chức trên cả nước, không những giúp tuyên truyền, quảng bá sản phẩm mà còn giúp xây dựng các thương hiệu hàng hóa Việt, giúp hàng hóa Việt lên ngôi", ông Thắng nói.

Ông Thắng nhấn mạnh, chính sách kích cầu muốn hiệu quả phải làm được như vậy, mà việc này, phải bắt đầu tư Bộ Công thương, Bộ Công thương phải là đơn vị đứng ra đề xuất, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chươn trình, chính sách kích cầu như vậy. Khi thực hiện chính sách kích cầu đồng bộ, có trọng tâm và hướng tới những ngành hàng cụ thể thì hàng hóa trong nước mới được lợi.


VPI: Giá xăng bán lẻ dự báo giảm mạnh trên 1.000 đồng/lít
VPI: Giá xăng bán lẻ dự báo giảm mạnh trên 1.000 đồng/lít

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 9/5/2024, giá xăng bán lẻ sẽ có đợt...

Quản lý kinh doanh xăng dầu cần phù hợp xu thế mới
Quản lý kinh doanh xăng dầu cần phù hợp xu thế mới

Sáng ngày 7/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến xây dựng Nghị định về kinh doanh xăng dầu do Bộ Công Thương...

Giá dầu hôm nay (8/5): Dầu thô quay đầu giảm
Giá dầu hôm nay (8/5): Dầu thô quay đầu giảm

Giá dầu thế giới hôm nay (8/5) giảm khi những lo ngại về nguồn cung dầu đã giảm bớt và những người tham gia thị trường đang hướng sự chú ý đến dữ liệu...

Tổng xuất nhập khẩu tháng 4/2024 ước đạt 61,20 tỷ USD
Tổng xuất nhập khẩu tháng 4/2024 ước đạt 61,20 tỷ USD

Ngày 7/5, Tổng cục Hải quan có văn bản về tình hình công tác tháng 4 năm 2024 và 4 tháng đầu năm 2024 của ngành. Theo đó, tổng xuất nhập khẩu tháng 4/2024...

Giá dầu hôm nay (6/5): Dầu thô tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá dầu hôm nay (6/5): Dầu thô tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần

Giá dầu thế giới hôm nay (6/5) tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần khi Ả Rập Xê-út tăng giá dầu thô tháng 6 đối với hầu hết các khu vực...

Giá dầu trong tuần (29/4-5/5): Dầu thô kết thúc tuần giảm giá
Giá dầu trong tuần (29/4-5/5): Dầu thô kết thúc tuần giảm giá

Đầu tuần (29/4-30/4) giá dầu giảm khi các cuộc đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas ở Cairo làm giảm bớt lo ngại về một cuộc xung đột rộng hơn tại Trung Đông...

Định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024
Định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 193/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá...

Giá dầu hôm nay (3/5): Dầu Brent tăng nhẹ, WTI đi ngang
Giá dầu hôm nay (3/5): Dầu Brent tăng nhẹ, WTI đi ngang

Giá dầu thế giới hôm nay (3/5) ổn định trong bối cảnh Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) có thể tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu. Tuy nhiên, cả 2 loại dầu chuẩn ghi nhận giảm hàng tuần do sự bất ổn kinh tế của Mỹ và sự gián đoạn nguồn cung dầu thô do cuộc chiến Israel-Hamas.

Giá các mặt hàng xăng dầu điều chỉnh nhẹ
Giá các mặt hàng xăng dầu điều chỉnh nhẹ

Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, giá các mặt hàng xăng dầu tăng tại kỳ điều hành giá hôm nay (2/5) chỉ tăng giảm nhẹ. Biến động giá xăng dầu...

Quý I/2024, xuất khẩu thủy sản mang về gần 2 tỷ USD
Quý I/2024, xuất khẩu thủy sản mang về gần 2 tỷ USD

Theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024,...

Giá dầu hôm nay (2/5): Dầu thô tiếp tục giảm giá
Giá dầu hôm nay (2/5): Dầu thô tiếp tục giảm giá

Giá dầu thế giới hôm nay (2/5) tiếp tục giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tuần khi các nhà đầu tư kỳ vọng về lệnh ngừng bắn giữa Israel-Gaza, đồng thời nghi ngờ...

Xuất khẩu rau quả: Cần tuân theo 'luật chơi' của thị trường
Xuất khẩu rau quả: Cần tuân theo "luật chơi" của thị trường

Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2024, rau quả đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD nhưng vẫn đối mặt với bài toán rủi ro về chất lượng,...

Giá cà phê tiếp tục tăng, đạt mốc cao chưa từng có
Giá cà phê tiếp tục tăng, đạt mốc cao chưa từng có

Theo số liệu từ Tổng cục hải quan, xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đã đạt kim ngạch hơn 15 tỷ USD tính tới ngày 15/4.

4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD
4 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất siêu 8,4 tỷ USD

Tổng cục Thống kê cho biết, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước;...

Vì sao CPI tăng gần 4% trong 4 tháng đầu năm?
Vì sao CPI tăng gần 4% trong 4 tháng đầu năm?

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, bình quân 4 tháng đầu năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng cả nước (CPI) tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước;...

Việt Nam lần đầu lọt top 5 nước xuất khẩu thủy sản vào Singapore
Việt Nam lần đầu lọt top 5 nước xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Singapore, theo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản...

Giá vàng trong tuần (22/4-28/4): Kết thúc tuần giảm giá
Giá vàng trong tuần (22/4-28/4): Kết thúc tuần giảm giá

Giá vàng thế giới trong tuần (22/4-28/4) giảm trong phiên giao dịch đầu tuần và kéo dài đà giảm đến hết phiên giao dịch giữa tuần...

Giá dầu hôm nay (27/4): Dầu Brent tăng nhẹ, WTI quay đầu giảm
Giá dầu hôm nay (27/4): Dầu Brent tăng nhẹ, WTI quay đầu giảm

Giá dầu thế giới hôm nay (27/4) dầu Brent tăng nhẹ, WTI quay đầu giảm trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông tiếp diễn...

Giá xăng dầu giảm nhẹ trước kỳ nghỉ lễ
Giá xăng dầu giảm nhẹ trước kỳ nghỉ lễ

Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu cho biết, giá các mặt hàng xăng dầu thông dụng được điều chỉnh giảm từ 202 -730 đồng/lít...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance