Chợ đêm Đà Nẵng ế ẩm, tiểu thương mòn mỏi mong ‘thời hoàng kim’ quay trở lại
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh doanh tại Đà Nẵng khiến nhiều tiểu thương phải tạm dừng kinh doanh hoặc hoạt động cầm chừng.
Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh doanh tại Đà Nẵng khiến nhiều tiểu thương phải tạm dừng kinh doanh hoặc hoạt động cầm chừng.
Sau 2 lần ảnh hưởng dịch Covid-19, lượng khách du lịch tới Đà Nẵng sụt giảm nghiêm trọng khiến việc kinh doanh của tiểu thương tại chợ đêm Sơn Trà gặp nhiều khó khăn. Nhiều tiểu thương phải đóng cửa do buôn bán ế ẩm, một vài người có gắng cầm cự duy trì.
Trái ngược hoàn toàn cảnh tấp nập cuối năm 2019, hiện con đường dẫn vào cổng chợ cách đây vài tháng còn đông đúc, náo nhiệt người ra vào nhưng giờ đây lại trở nên thông thoáng đến bất ngờ.
Phía bên trong chợ, bên cạnh những quầy hàng đã đóng cửa. Một vài gian hàng vẫn cố gắng mở cửa nhưng đứng xung quanh chỉ có chủ và nhân viên. Khách mua vẫn có nhưng chủ yếu là người dân địa phương.
Tiểu thương mong ngóng khách từng ngày
Chị Nguyễn Thị Hiền (32 tuổi, trú quận Sơn Trà), chủ gian hàng quần áo cho biết chị mới mở cửa cách đây hơn 1 tháng nhưng buôn bán ế ẩm, thi thoảng mới có khách ghé.
“Mở cửa vậy thôi nhưng sức mua rất kém. Thậm chí có nhiều ngày liên tục tôi chẳng bán được gì. Chợ đêm bây giờ chỉ lác đác vài ngườ đi dạo, thi thoảng ghé vào xem một chút rồi đi, chẳng mua sắm gì”, chị Hiền than thở.
Theo chị Hiền, chợ đêm vắng vẻ là do không có khách du lịch, người địa phương thì chỉ dạo chơi cho vui chứ không mua sắm nên chị và các tiểu thương khác hằng đêm lay lắt mở cửa ngồi nhìn nhau, đến khuya thì nghỉ.
“Khách du lịch không có, giờ lại vào mùa mưa nên chợ càng vắng. Tôi cũng cố duy trì thêm thời gian nữa xem sao chứ hiện có nhiều người đã nghỉ rồi. Giờ nghỉ thì cũng chẳng biết làm gì nên cứ gắng đã”, chị Hiền tâm sự.
Gần đó, quầy hàng bán đồ lưu niệm của bà Nguyễn Thị Hường (42 tuổi, trú quận Ngũ Hành Sơn) cũng lâm vào cảnh tương tự, mở cửa buôn bán nhưng vợ chồng bà Hường chỉ ngồi xem tin tức trên điện thoại chứ không có khách.
“Dọn hàng ra từ 18h đến khi dọn vào là hơn 23h nhưng không bán được dù chỉ là một món hàng. Chợ đêm trước giờ chúng tôi chủ yếu bán cho du khách nhưng nay có khách đâu mà bán.
Tình hình này xảy ra kể từ đầu tháng 8 đến nay, nhiều tiểu thương như chúng tôi đã đóng cửa, tôi chỉ mong sao cho có cách gì đó để thành phố hấp dẫn du khách đến tham quan, có thể chúng tôi mới buôn bán được”, bà Hường nói.
Cũng theo bà Hường, dù chính quyền có chính sách hỗ trợ giảm thuê mặt bằng để khuyến khích tiểu thương duy trì hoạt động kinh doanh nhưng quan trọng nhất vẫn là không có khách du lịch nên rất khó.
Tương tự, các quầy hàng ở khu ẩm thực cũng đang lay lắt. Anh Bình, chủ quầy hàng ẩm thực nướng cho biết, từ khi được phép hoạt động trở lại, gia đình anh cũng lường trước khó khăn nhưng không ngờ lại vắng vẻ đến vậy. Dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế nên người dân cũng hạn chế chi tiêu, chợ đêm cũng vì thế bị ảnh hưởng.
Bà Nguyễn Thị Trí (trú phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng), tiểu thương chợ đêm Sơn Trà cho biết, vì quá vắng khách nên bà tạm nghỉ bán 2 tháng nay.
Theo bà Trí, bình thường, với quầy hàng giải khát, mỗi đêm bà cũng thu được 300-400 nghìn đồng, đủ trang trải cuộc sống gia đình nhưng hiện tình hình quá khó khăn.
“Khi chưa xảy ra dịch Covid-19, khách du lịch đông, chợ nhộn nhịp, những hộ kinh doanh tại đây rất vui. Thế nhưng từ khi xảy ra đợt dịch thứ nhất rồi thứ 2, khách không có, buôn bán ế ẩm, ai cũng buồn và lo vì đây là nguồn thu nhập chính của gia đình”, bà Trí nói.
Bà Trí tính toán, bây giờ không có khách, nếu cố bám trụ thì tiền thu không đủ để trả phí mặt bằng.
“Tiền thuế 2 triệu đồng/tháng mà mỗi đêm chỉ bán được chục ly nước thì lấy gì mà trả. Chính quyền có thông báo hỗ trợ tiểu thương bằng cách giảm chi phí thuê mặt bằng nhưng ế ẩm quá nên tôi tạm nghỉ, chờ du lịch phục hồi”, bà Trí cho biết.
"Thành phố không ngủ" gặp khó
Chính thức khai trương và đi vào hoạt động từ dầu tháng 9/2018, chợ đêm Sơn Trà được xây dựng theo mô hình phố đi bộ kết hợp mua sắm đồ lưu niệm, thưởng thức ẩm thực Đà Nẵng. Chợ có quy mô gần 200 gian hàng, với cách bài trí gồm: khu ẩm thực, khu hàng lưu niệm, mỹ nghệ, thời trang, trang sức, đồ lưu niệm. Chợ đêm Sơn Trà đã trở thành điểm đến của nhiều người dân và du khách. Đây được kỳ vọng là "điểm sáng" thúc đẩy phát triển kinh tế đêm thành phố.
Tuy nhiên, sau 2 lần chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, mong muốn hiện thực hóa giấc mơ biến Đà Nẵng trở thành "thành phố không ngủ" về đêm của thành phố "gặp khó".
Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng cho biết, thành phố đã và đang xây dựng nhiều nhóm giải pháp để phục hồi lại nguồn khách du lịch, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh vượt qua khó khăn sau dịch Covid-19, tránh tình trạng đóng cửa, phá sản.
“Chỉ có phục hồi nguồn khách thì kinh tế đêm mới sống lại được, chúng tôi đang thực hiện nỗ lực làm điều này”, ông Dũng khẳng định.
Theo ông Dũng, để hình thành được nền kinh tế ban đêm như kỳ vọng, có sức hút đối với du khách thì phải xây dựng hệ thống sản phẩm kích cầu hấp dẫn, cần có sự tham gia của cả cộng đồng doanh nghiệp trong việc mở cửa trở lại và giới thiệu sản phẩm mới đến du khách.
Tại chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Ba địa phương-Một điểm đến nhiều trải nghiệm” tối 25/11, bà Trương Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Sở Du lịch TP Đà Nẵng cho hay, Sở Du lịch sẽ phối hợp với các Hiệp hội Du lịch tăng cường giám sát và thu thập ý kiến của du khách sau khi tham gia trải nghiệm các gói dịch vụ du lịch ưu đãi sau dịch Covid-19 để hoàn thiện và đảm bảo các mục tiêu đề ra.
“Để làm được điều đó, tôi đề nghị Hiệp hội Du lịch tại các địa phương và các doanh nghiệp tiếp tục liên kết chặt chẽ cùng nhau để tổ chức triển khai chương trình kích cầu đạt hiệu quả và ngày càng có thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ mới hấp dẫn đưa vào phục vụ du khách”, bà Hạnh nói.
Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng cũng đề nghị các doanh nghiệp du lịch cần nhận thức và thực hiện nghiêm túc công tác phòng chống dịch Covid-19 tại địa điểm kinh doanh dịch vụ.
TIN LIÊN QUAN
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Bắc Ninh rà soát tổng thể dự án khu đô thị 3.569 tỷ đồng
Bất động sản quanh Vành đai 4 lại "nổi sóng"; Hà Nam bãi bỏ chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội; Hải Dương phát hiện nhiều thiếu sót...
Bồi thường thiệt hại về nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất
Tại Điều 102 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ tháng 8/2024) quy định về bồi thường thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước...
Bài 3: Sớm đưa các chính sách vào cuộc sống - Nỗ lực, quyết tâm từ Chính phủ và Quốc hội
Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được Quốc hội khóa XV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, đã thể chế hóa...
VARS công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã tổ chức Công bố Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/11: Hà Nội giao Vingroup hơn 127,4ha đất triển khai dự án Green City
TP HCM tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế;...
Hiệu quả từ những chính sách liên quan đến nhà ở, bất động sản Bài 2: Nhiều quy định mới thông thoáng hơn
Sau khi có hiệu lực thi hành ngày 01/8/2024, Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 đã góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ...
Tập đoàn Vingroup nhận bàn giao hơn 127,4ha đất xây dựng dự án Green City
UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 127,4ha đất (đợt 1) tại các xã: Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập, Liên Hà thuộc huyện Đan Phượng, đã hoàn thành giải phóng...
Bài 1: Làn gió chính sách mới tác động tới thị trường bất động sản
3 Luật: Nhà ở, Kinh doanh bất động sản Đất đai có hiệu lực thi hành sớm từ ngày 01/8/2024 được kỳ vọng sẽ “phá bỏ” các rào cản liên quan đến thu hồi đất...
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành...
“Cha chung” đã có người khóc
“Cha chung không ai khóc”, câu thành ngữ quen thuộc này chỉ sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với công việc chung. Nó xuất phát từ tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy rạng”...
Quyền của chủ sở hữu nhà ở
Hiện nay, chủ sở hữu nhà ở có những quyền gì? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương mại, du lịch, kích thích...
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng;...
Hà Nội sẽ làm 3 cây cầu bắc qua sông Hồng giai đoạn 2025-2030
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh...
Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo số 532/TB-VP về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới
Theo Cushman & Wakefield, năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025
Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai...