Chủ tàu Việt lao đao vì cước chạm đáy: Gánh nặng hơn...
Giá cước vẫn thấp "bền vững", ông Trần Đỗ Liêm cho hay chi phí mới khiến các doanh nghiệp vận tải biển nội địa lao đao vì ngày càng nặng gánh.
Trong khi các hãng tàu nước ngoài ăn nên làm ra bất chấp đại dịch Covid-19 vì chi phí vận chuyển container liên tục đội giá thì các doanh nghiệp vận tải biển nội địa của Việt Nam lại lao đao.
Nhiều doanh nghiệp kêu trời vì hàng hóa và giá cước ngày càng lao dốc trước tác động của dịch Covid-19. Thậm chí, khi một tàu "nằm chơi" cũng mất chi phí cố định lên tới hàng trăm triệu đồng, từ tiền lương, tiền ăn đến bảo hiểm cho thuyền viên, bảo hiểm cho tàu... Bởi vậy, dù giá cước rẻ, doanh nghiệp vẫn phải tìm kiếm nguồn hàng cho tàu chạy để giật gấu vá vai.
Chia sẻ với gánh nặng của các doanh nghiệp vận tải biển nội địa, ông Trần Đỗ Liêm, Chủ tịch HĐQT HTX Rạch Gầm, Chủ tịch Hội Vận tải thủy nội địa Việt Nam cho biết, giá cước vận tải biển nội địa lâu nay vẫn thấp "bền vững" và dù mức giá ấy đã lạc hậu từ lâu song đó chưa phải là vấn đề chính. Điều khiến các doanh nghiệp vận tải biển nội địa lao đao, cả người già và người trẻ đều không muốn theo nghề, chính là gánh nặng chi phí ngày càng tăng cao, đặc biệt là chi phí không chính thức.

Đặc biệt, phí nộp ở hai đầu bến cảng rất tốn, có khi lên tới hơn 30.000-40.000 đồng/tấn hàng, chiếm trên 30% cước vận tải đường thủy. Có thể nói, khâu yếu nhất trong quản lý vận tải đường thủy nội địa nằm ở đầu cảng."Hàng hóa không thiếu nhưng chi phí rất cao. Ngoài phí BOT, doanh nghiệp làm vận tải thủy còn phải gánh "lộ phí" - chi phí không chính thức trên đường đi và mức phí này tương đương với tiền dầu. Khi có hàng, qua mỗi trạm, tàu phải mất nhiều thì 200.000 đồng, nhỏ thì 100.000-150.000 đồng.
Một sà lan chở hàng từ ĐBSCL lên cảng ở TP.HCM, chi phí ở đầu bến dưới trên dưới 10.000 đồng/tấn, nhưng khi lên đến TP.HCM đã lên tới hơn 30.000 đồng/tấn.
Tàu chạy tuyến nội bộ từ ĐBSCL ra TP.HCM, Vũng Tàu rồi quay lại ĐBSCL cao lắm chỉ được 80.000-100.000 tấn/hàng, nhưng đã hết hơn 30.000-40.000 phí đầu cảng, chưa kể phí đường...", ông Trần Đỗ Liêm chỉ rõ.
Đã nhiều lần ông Liêm phản ánh bằng văn bản tới cơ quan quản lý những vấn đề này song cho đến nay chúng chưa được xử lý. Ông cho biết, nếu cảng đã tư nhân hóa thì rất dễ, giá công khai, hàng đến thì công nhân cảng bốc, chủ tàu không phải mất thêm tiền cho ai. Vậy nhưng, ở những cảng cổ phần hóa chưa hoàn chỉnh thì doanh nghiệp vận tải biển nội địa thực sự tốn kém
"Người có hàng ký hợp đồng với cảng để bốc xếp, sau đó nộp tiền cho ban quản lý cảng. Ban quản lý nhận tiền rồi khoán cho đội công nhân bốc xếp. Thực ra họ cũng không tuyển công nhân mà giao cho một cai đầu dài, người này lập một tổ bốc xếp. Chẳng hạn khách ký với ban quản lý 50.000 đồng/tấn bốc lên, 40.000 đồng/tấn bốc xuống, nhưng ban quản lý giữ lại 30.000 đồng, còn lại 20.000 đồng đưa cho tổ bốc xếp. Khi ấy, công nhân bốc xếp lại tìm cách lấy thêm của tàu chở hàng. Các tàu muốn xong việc thì nộp thêm chi phí cho người bốc xếp", Chủ tịch HĐQT HTX Rạch Gầm nói.
Ấy là chưa kể tàu đi tuyến Việt Nam-Campuchia, theo quy định thời dịch bệnh là phải đổi thủy thủy đoàn. Tuy nhiên, theo ông Liêm, việc đổi thủy thủy đoàn này cũng không dễ, chủ tàu phải mất thêm chi phí mới đổi được.
Bởi gánh nặng chi phí tăng cao trong khi giá cước lạc hậu bao năm qua hầu như đứng im khiến vận tải thủy nội địa không còn hấp dẫn nữa. Ông Liêm cho biết, những tàu có trọng tải trên 1.000 tấn may ra mới sống được, còn tàu 300-400 tấn, thậm chí 700 tấn khó có thể tồn tại.
Cũng bởi vậy nên khi thế hệ chủ tàu lớn tuổi muốn lên bờ thì không tìm được đội ngũ kế cận.
"Những người trẻ không muốn làm vì chi phí rất cao trong khi lợi nhuận không được bao nhiêu. Với số tiền dăm tỷ, thay vì bỏ ra đóng tàu rồi chạy, họ thà gửi ngân hàng lấy lãi để làm việc khác còn hơn chạy te tua mà lời lãi thấp. Chưa kể, tàu chạy dăm năm muốn bán đã lỗ mất một nửa", ông Trần Đỗ Liêm chia sẻ.
Để khôi phục và tạo ra bước phát triển cho ngành vận tải thủy nội địa, theo ông Liêm cần có chính sách rõ ràng, cụ thể để doanh nghiệp tin tưởng đầu tư. Muốn vậy, phải có thị trường và thị trường ấy phải là thị trường có lời.
"Doanh nhân muốn làm thì phải có cái "máu" và có động lực. Phải có thị trường cho họ làm, thị trường càng bền vững, minh bạch, thuận lợi bao nhiêu thì doanh nghiệp càng mạnh dạn đầu tư. Nếu không có chính sách minh bạch, đi làm chỗ nào cũng phải nộp tiền - những chi phí không chính thức thì doanh nghiệp hoặc là phải từ bỏ, hoặc là buộc phải chấp nhận làm bậy theo thì mới tồn tại được. Vì thế, phải loại bỏ những chi phí vô lý, giải quyết "sân sau" thì doanh nghiệp mới có động lực để làm", ông Trần Đỗ Liêm bày tỏ.
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm rục rịch
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Chuẩn bị rót 4.000 tỷ mở rộng nhà máy tại Hậu Giang, công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát tham vọng…
Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang lên kế hoạch rót 4.000 tỷ đồng để mở rộng nhà máy Number One tại Hậu Giang, trong đó 30% là vốn góp từ doanh nghiệp, 70% vốn vay.
TNEX Finance bắt tay ZaloPay nâng tầm trải nghiệm tài chính số
Việc tích hợp dịch vụ tài chính TNEX vào ZaloPay giúp mở rộng tiện ích số, góp phần thay đổi cách người Việt tiếp cận, sử dụng các giải pháp vay tiêu dùng, chi tiêu...
Nam Định chính thức đón tổ hợp nhà máy Thép Xanh hơn 98.000 tỉ đồng: Hứa hẹn sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm
Đây là dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Nam Định, được kỳ vọng sẽ tạo cú hích...
MWG sắp chi gần 1.480 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, cổ đông nhận tiền ngay đầu tháng 8
MWG trả cổ tức 10% bằng tiền mặt, tổng chi gần 1.480 tỷ đồng. Cổ đông nhận tiền vào tháng 8, trong bối cảnh doanh thu tăng trưởng ấn tượng...
Doanh nghiệp báo lãi quý I tăng 60%, Bầu Đức cùng nhiều lãnh đạo đồng loạt gom cổ phiếu HAG
Trong bối cảnh kết quả kinh doanh khởi sắc với lợi nhuận quý I tăng vọt, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận loạt giao dịch mua vào cổ phiếu HAG từ các...
Petrolimex dẫn dắt thị trường xăng E10
Thị trường xăng dầu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đã cho thấy sự ổn định đáng kể về nguồn cung và giá cả, đồng thời đặt ra những mục tiêu quan trọng...
"Ông lớn" ngành gạo Lộc Trời tự tin vượt bão dù dự kiến lỗ 524 tỷ đồng trong năm nay
Sau thời kỳ tăng trưởng ấn tượng, Tập đoàn Lộc Trời đang bước vào giai đoạn đầy thách thức với nhiều biến động tài chính và vận hành.
Một công ty “họ” Viettel chốt ngày trả cổ tức 15% bằng tiền mặt
Với gần 9,4 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự chi khoảng 14 tỷ đồng – trong đó, Viettel, cổ đông lớn sẽ nhận gần 9 tỷ đồng....
Bách Hóa Xanh bứt phá ngoạn mục, tiếp tục là át chủ bài trong chiến lược tăng trưởng của MWG
Bách Hóa Xanh đạt gần 18.900 tỷ đồng doanh thu, mở 410 cửa hàng mới sau 5 tháng đầu năm 2025. Chuỗi bán lẻ của MWG tiếp tục giữ vai trò tăng trưởng chủ lực.
Vincom Retail (VRE) chính thức bước chân vào đại dự án hơn 2.800ha của Vingroup bằng một thỏa thuận đặt cọc chiến lược
Được quy hoạch thành 4 khu chức năng gồm khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm, dịch vụ giải trí và khu biệt thự căn hộ cao....
Xem nhiều




