VnFinance
Thứ ba, 24/11/2020, 21:50 PM

Chủ tịch GIBC - Diễn giả eVMS 5.0 Phạm Phú Ngọc Trai: 'Bi quan và tuyệt vọng đáng sợ hơn đại dịch'

Trong thời kỳ đại dịch, Chủ tịch Phạm Phú Ngọc Trai đã có bài viết đáng chú ý dành cho các doanh nghiệp.

Vietnam Marketing Summit 5.0 quy tụ dàn diễn giả nổi tiếng, trong đó có sự góp mặt của Chủ tịch GIBC Phạm Phú Ngọc Trai. Trong thời kỳ Covid-19, ông đã có bài viết đáng chú ý giúp các doanh nghiệp tự tin "làm lại từ đầu" hoặc "tìm hướng phát triển"...

Đại dịch Covid-19 đang cướp đi hàng vạn sinh mạng trên toàn thế giới và gieo rắc sợ hãi khắp nơi. Tuy Covid-19 rồi cũng sẽ qua đi, nhưng thiệt hại mà nó để lại trên các nền kinh tế vẫn không thể lường hết.

Đừng ngã quỵ khi đối diện với “đống đổ nát”

Chủ tịch Tư vấn kinh doanh Hội nhập toàn cầu GIBC - Diễn giả eVMS 5.0 Phạm Phú Ngọc Trai.  

Nền kinh tế Việt Nam cũng không ngoại lệ. Nhưng dù thiệt hại lớn đến đâu, chúng ta vẫn có thể vượt qua khó khăn, khi chúng ta đủ bình tĩnh và gan dạ.

Một điều chúng ta cần nhớ là đại dịch lần này không phải là đầu tiên với nhân loại và chắc chắn cũng không phải là khủng hoảng sau cùng.

Các khủng hoảng trong tương lai như sự thay đổi quy mô lớn do biến đổi khí hậu, chiến tranh mạng, v.v… chẳng hạn, là những khủng hoảng gần như chắc chắn xuất hiện trên đường chân trời. Mặc dù những khủng hoảng tiềm năng này có thể không nhanh hoặc lan rộng như đại dịch hiện tại, nhưng nỗi đau sẽ không ít đối với những người phải đối phó với nó.

Xét về khía cạnh tồn tại, hoạt động kinh tế là cái xương sống, mà các đốt là hệ thống doanh nghiệp.

Khi chúng ta bắt đầu nghĩ về việc xử lý các tác động kinh tế của đại dịch này, chúng ta thường nghĩ ngay đến các giải pháp kinh tế vĩ mô đã được áp dụng trong hơn thập kỷ qua sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, ví dụ như cố gắng giãn nợ và giảm lãi suất để củng cố thị trường vốn.

Nhưng đại dịch lần này lớn hơn gấp nhiều lần so với bất kỳ khủng hoảng nào đã xảy ra trong hơn một thế kỷ qua. Vì vậy, ở phạm vi toàn cầu, khu vực hay từng quốc gia, chúng ta đều phải nhận diện cho đúng quy mô thiệt hại mà nó gây ra cho nền kinh tế. Trong tương quan so sánh với kinh tế thế giới và từng nền kinh tế quốc gia khác, Việt Nam chúng ta có thể có lợi thế (cũng như nhược điểm) khác biệt.

Vấn đề phục hồi kinh tế quan trọng sau đại dịch là xây dựng lại các nhu cầu thực sự bền vững – cả về kinh tế và môi trường. Khả năng là sẽ có một sự thay đổi đáng kể và thận trọng trong thái độ tiêu dùng ở cả cấp độ cá nhân và doanh nghiệp. Tuy vậy, hy vọng và tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn sẽ là một chìa khóa quan trọng cho việc tái lập kinh tế.

Hiện nay, dù dồn sức chống dịch, các quốc gia đều chuẩn bị kịch bản xây dựng lại các nền kinh tế với các toa thuốc phục hồi sáng tạo. Là tế bào của nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp Việt cũng đang tập trung vào các vấn đề tương tự.

Câu hỏi lớn là: “Làm sao để doanh nghiệp vẫn tồn tại trong đại dịch và đủ sức đứng lên sau đại dịch? Quan trọng hơn, là làm sao phát triển trong một thị trường “không giống ngày hôm qua?".

Như trên đã nói, sau đại dịch, tái xây dựng kinh tế là tái lập các nhu cầu mới bền vững hơn của thị trường. Vấn đề ở đây là mỗi doanh nghiệp, mỗi hộ cá thể có đủ can đảm “làm lại từ đầu” hay không? Hãy nghĩ đến điều đó ngay trong thời gian sống giữa tâm dịch. Nếu không, khi đại dịch qua đi, chưa kịp hoàn hồn, bạn đã ngã quỵ khi đối diện với “đống đổ nát”.

Đại dịch không giết bạn, bi quan và tuyệt vọng giết bạn

Con người vẫn tiếp tục ăn, thở, sống… và chuẩn bị cho những cuộc khủng hoảng lớn tiếp theo, nhưng nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam sẽ định hình lại, ví dụ: chi tiêu cho sức khỏe sẽ cao hơn, chi tiêu cho đi lại sẽ giảm xuống, chi tiêu cho môi trường cao hơn… Và liệu đó có phải là cơ hội mới cho các doanh nghiệp bây giờ?

Khi mà hầu hết doanh nghiệp điêu đứng trong quí I/2020, thì Samsung – nhà sản xuất thẻ nhớ lớn nhất thế giới lại giữ được lợi nhuận, vì nhu cầu cho thẻ nhớ gia tăng do làm việc tại nhà gia tăng bất ngờ. Thế nên, nếu lạc quan và can đảm bạn sẽ có sáng kiến trước hết cho mình, cho doanh nghiệp và xã hội.

Ngày 7/4/2020, ngày nước Mỹ có số tử vong vì Covid-19 vượt qua 11.000 người, đài truyền hình CNN của Mỹ (và thế giới) vẫn viết về kinh tế Việt Nam: “Công nghệ sẽ tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam” với những số liệu và dẫn chứng khá sống động khi phỏng vấn các nhà khởi nghiệp công nghệ trẻ, có thể chưa thành công, nhưng đầy tự tin trước vận hội thành công của dân tộc.

Một bản tin khác cũng được nhiều hãng tin uy tín thế giới đưa trong những ngày khủng hoảng: “Tập đoàn lớn nhất Việt Nam Vingroup chuyển đổi sang sản xuất máy trợ thở (ventilator)”. Đây có thể không chỉ là cơ hội ngắn hạn cho Vingroup khi mà, sau Covid-19 thị trường thiết bị y tế thế giới bùng nổ.

Cả thế giới đang tính toán con số thiệt hại cụ thể do dịch Covid-19 gây ra và chuẩn bị những gói tài chính “kích thích” hay “giải cứu”. Việt Nam chúng ta, dù nền kinh tế chưa lớn đủ cho các gói kích thích kỳ vọng, nhưng cũng đã hành động đúng lúc. Gói hỗ trợ tín dụng 285.000 tỷ đồng phần nào cũng chỉ “đốt lên một que diêm” thôi. Nỗ lực chính vẫn là từ cộng đồng doanh nghiệp.

Trong chia sẻ này, tôi muốn nói đến cạnh tranh trong tác động của dịch Covid-19 toàn cầu.

Với sự hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay, chúng ta nên thấy ánh sáng không chỉ đến từ việc khống chế được dịch và được cộng đồng quốc tế ghi nhận, mà nên nhận biết “lợi thế cạnh tranh” xuất hiện trong quá trình phòng chống dịch và tận dụng nó khi dịch qua đi.

Nguồn lực lao động - Tài sản quốc gia

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) từng dự báo khoảng 30% doanh nghiệp chỉ duy trì được hoạt động không quá 3 tháng, 50% chỉ trụ được nửa năm nếu Covid-19 kéo dài, theo khảo sát của VCCI.  “Lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, số lượng doanh nghiệp rời thị trường lớn hơn số thành lập mới”, báo cáo của VCCI nêu.

Tương tự như khủng hoảng 2008, VCCI dự báo hàng trăm ngàn doanh nghiệp sẽ ra đi. Hiện thực diễn ra gần đúng như vậy. Song song đó, hiện thực cũng cho thấy “doanh nghiệp có thể chết, nhưng con người của các doanh nghiệp đó không chết”. Họ, chứ không ai khác, đã đóng góp cho tăng trưởng của Việt Nam – nền kinh tế mới nổi – bình quân trên 6% trong 10 năm qua.

Nếu họ vẫn sống, họ vẫn có thể xây dựng lại hoặc xây dựng những doanh nghiệp mới. Một yếu thế của kinh tế Việt Nam là hầu hết doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhưng đồng thời, yếu thế đó sẽ là sự thuận tiện trong khủng hoảng khi dễ dàng “xóa bài, làm lại”.

Quốc gia nào cũng quan tâm đến tăng trưởng. Nếu so sánh các kịch bản của Việt Nam trong tác động của Covid-19 với các nước khác, thì dù tỷ lệ của chúng ta có giảm nhưng vẫn “nhỉnh” hơn các nước khác tính về tương quan. 

Để nắm bắt cơ hội và quản trị tốt sự rủi ro, trong quyết sách của bất cứ doanh nghiệp nào cũng nên nhìn thấy các vấn đề về “hậu Covid-19”. Nếu đánh giá và lựa chọn theo tiêu chí nơi nhập khẩu, thị trường, môi trường kinh doanh… thì Việt Nam vẫn giữ được thế tích cực của một thị trường tiềm năng và đầy hứa hẹn.

Do ảnh hưởng của Covid-19, doanh thu sụt giảm theo xu thế tất yếu của thị trường khiến định phí trở thành một gánh nặng rất lớn đối với đại đa số doanh nghiệp. Dù họ có thể cắt bớt hoặc tiết giản một số các biến phí như chi phí tiếp thị, bán hàng… nhưng đa phần những định phí như chi phí mặt bằng, khấu hao, lãi vay… đặc biệt là chi phí nhân công cơ hữu đều phải gồng gánh đầy đủ, không đơn giản muốn cắt giảm là có thể cắt giảm ngay. Thường thì những chi phí này chiếm tỷ trọng rất lớn đối với một số ngành như du lịch, khách sạn, giải trí, dịch vụ ăn uống,…

Hiện nay các doanh nghiệp vẫn đang tập trung tháo gỡ những khó khăn của chính mình với một loạt các kiến nghị đối với Chính phủ về thuế, bảo hiểm xã hội, lãi vay… Hy vọng họ sẽ sớm nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước vì đã có chủ trương từ người đứng đầu Chính phủ.

Covid-19 không bó cái khôn của chúng ta khi đối đầu trực tiếp với nó, nhưng liệu sau khi nó ra đi, cái khó tiếp theo của nền kinh tế liệu có “bó” cái khôn của chúng ta? Tôi nghĩ là không. Những trải nghiệm trong khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997, rồi khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, đã cho chúng ta không ít các bài học hữu ích.

Trong các ưu tiên, chúng tôi nghĩ một điều không thể bỏ sót mà phải đưa lên ưu tiên hàng đầu đó là lực lượng lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dầu doanh nghiệp đang cố gắng duy trì đến mức có thể với sự hỗ trợ tích cực từ Nhà nước, nhưng với cách nhìn kinh điển “lực lượng lao động chỉ đem đến gánh nặng chi phí” trong bối cảnh cần tiết giản tối đa, liệu lực lượng lao động trong các doanh nghiệp có đang thực sự được xem trọng trong một nỗ lực bảo toàn?

Thật ra quan niệm này có phần chưa đầy đủ. Thay vì xem người lao động là chi phí chúng ta hãy xem đây là tài sản quý báu của doanh nghiệp và là “lợi thế cạnh tranh mềm” của cả nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như của từng doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.

Tưởng tượng, một ngày khi đại dịch Covid-19 qua đi, để tái phục hồi nền kinh tế, ngoài các tiềm lực tài chánh, thị trường, công nghệ,… mà quốc gia nào cũng chú trọng, thì thế mạnh chính yếu của chúng ta sẽ là gì đối với vị thế cạnh tranh chung? Khi ấy, chúng tôi tin rằng nguồn lao động lành nghề với hàng triệu người đã được đào tạo, sắp xếp tương thích với với sự phát triển của từng ngành nghề, từng địa phương sẽ là một thách thức lớn.

Từ đó, nhà nước và doanh nghiệp nên có các giải pháp đồng bộ hỗ trợ người lao động và bảo vệ họ vượt qua thời khắc khó khăn trước mắt. Nguồn nhân lực chuyên nghiệp này chính là tài sản vô giá của đất nước, vì vậy, dù nguồn lực hạn chế đến đâu, cũng không để “tài sản vô giá” bị "mất máu" quá nhiều.

Phạm Phú Ngọc Trai là một nhà quản trị doanh nghiệp người Việt Nam và là một trong số ít những nhà lãnh đạo doanh nghiệp nổi bật của Việt Nam trong suốt hai thập niên qua, giai đoạn kinh tế đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập với kinh tế thế giới.

Ông từng là cán bộ Vụ Xuất Nhập khẩu Bộ Công thương, Phó Giám đốc Công ty nước giải khát quận 3, Chủ tịch Công ty nước giải khát Tribeco, Công ty SPco rồi Công ty nước giải khát quốc tế IBC trước khi trở thành Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc PepsiCo Đông Dương, người Việt Nam đầu tiên giữ chức vụ lãnh đạo khu vực tại một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới.

Khi làm việc cho Pepsi, ông đã vinh dự và xuất sắc đưa Pepsi Việt Nam 4 lần liên tiếp giành hạng nhất của giải thưởng DMK - giải thưởng cao quý nhất của Tập đoàn PepsiCo toàn cầu mang tên của Donald M.Kendall - Nguyên Chủ tịch và là người đồng sáng lập ra tập đoàn.

Đầu năm 2010, sau gần 30 năm làm việc, và 18 năm gắn bó với Pepsi, ông Trai từ chức ở Pepsi để nghỉ hưu sớm ở tuổi 55.

Sau đó, ông chuyển sang công việc của một nhà tư vấn chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam, và cùng những cộng sự của mình sáng lập ra Công ty Tư vấn kinh doanh Hội nhập toàn cầu, viết tắt là GIBC.


Câu chuyện thứ Hai: 6 tỷ phú Việt Nam trong danh sách giàu nhất thế giới 2024 là ai?
Câu chuyện thứ Hai: 6 tỷ phú Việt Nam trong danh sách giàu nhất thế giới 2024 là ai?

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách tỷ phú năm 2024. Trong danh sách những người giàu nhất thế giới 2024 này, 6 tỷ phú Việt Nam góp mặt...

Tài sản của 1% người giàu nhất thế giới đạt kỷ lục 44 nghìn tỷ USD
Tài sản của 1% người giàu nhất thế giới đạt kỷ lục 44 nghìn tỷ USD

ài sản của 1% người giàu nhất đạt kỷ lục 44,6 nghìn tỷ USD vào cuối quý 4. Tất cả lợi nhuận đều đến từ việc nắm giữ cổ phiếu nhờ đợt tăng giá cuối năm.

'Soi' khối tài sản khủng của gia đình tỷ phú Trần Đình Long tại Hòa Phát
"Soi" khối tài sản khủng của gia đình tỷ phú Trần Đình Long tại Hòa Phát
31/03/2024 Doanh nghiệp

Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát nổi sóng giúp khối tài sản của gia đình tỷ phú Trần Đình Long ngày càng "khủng". Tuy nhiên, doanh nghiệp này đang ôm hơn 65.300 tỷ...

Phía sau những “đại gia” bị sa lưới pháp luật
Phía sau những “đại gia” bị sa lưới pháp luật

Qua theo dõi các vụ án trọng điểm vừa qua đều thấy một điểm trùng hợp, sau khi các ông chủ doanh nghiệp bị sa lưới pháp luật là đến các... quan tham.

Lãi suất kép là gì mà Albert Einstein gọi là kỳ quan thứ 8 của thế giới?
Lãi suất kép là gì mà Albert Einstein gọi là kỳ quan thứ 8 của thế giới?

Lãi suất kép được Albert Einstein gọi là kỳ quan thứ 8 của thế giới. Lãi suất kép cũng được bàn luận nhiều trong vụ vay 8,5 triệu đồng thẻ tín dụng Eximbank thành nợ 8,8 tỷ đồng đang gây xôn xao.

“Việc nhẹ”... mất nặng!
“Việc nhẹ”... mất nặng!

Bẫy “việc nhẹ, lương cao” được giăng ra đã mấy năm nay, khiến cho rất nhiều con mồi sập bẫy. Thế nhưng năm nào cũng có những cái bẫy mới giương ra với những...

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lọt top 50 nhân vật có tầm ảnh hưởng ngành ô tô toàn cầu
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng lọt top 50 nhân vật có tầm ảnh hưởng ngành ô tô toàn cầu

Danh sách MotorTrend Power List được tạp chí Mỹ công bố hàng năm, vinh danh những nhân vật có ảnh hưởng đặc biệt tới ngành công nghiệp ô tô toàn cầu...

Tỷ phú Musk mất danh hiệu người giàu nhất thế giới
Tỷ phú Musk mất danh hiệu người giàu nhất thế giới

Tỷ phú Elon Musk đã mất danh hiệu người giàu nhất thế giới. Và người “soán ngôi” ông Musk là người sáng lập Amazon Jeff Bezos...

Tỷ phú Jeff Bezos kiếm bao nhiêu tiền trong năm qua để soán ngôi Elon Musk trở thành người giàu nhất thế giới?
Tỷ phú Jeff Bezos kiếm bao nhiêu tiền trong năm qua để soán ngôi Elon Musk trở thành người giàu nhất thế giới?

Theo bảng xếp hạng tỷ phú Bloomberg Billionaires Index, tính đến ngày 5/3/2024, tỷ phú Jeff Bezos đã một lần nữa soán ngôi tỷ phú Elon Musk để trở thành người giàu nhất...

Để tham gia câu lạc bộ 1% người giàu thế giới năm 2024 cần bao nhiêu tài sản?
Để tham gia câu lạc bộ 1% người giàu thế giới năm 2024 cần bao nhiêu tài sản?

Theo Knight Frank, các rào cản gia nhập câu lạc bộ 1% người giàu ngày càng trở nên khó khăn hơn trong bối cảnh tốc độ tạo ra của cải tăng mạnh, phần lớn được...

Chân dung Zong Qinghou - ông trùm đồ uống của Trung Quốc mới qua đời ở tuổi 79
Chân dung Zong Qinghou - ông trùm đồ uống của Trung Quốc mới qua đời ở tuổi 79

Zong Qinghou - một doanh nhân đồ uống tự thân, người từng chiếm giữ vị trí giàu nhất Trung Quốc trong một thời gian, đã qua đời vào 25 2 2024 thọ 79 tuổi.

Binance của tỷ phú Changpeng 'CZ' Zhao sẽ phải nộp phạt 4,3 tỷ USD tại Mỹ vì vi phạm luật chống rửa tiền
Binance của tỷ phú Changpeng 'CZ' Zhao sẽ phải nộp phạt 4,3 tỷ USD tại Mỹ vì vi phạm luật chống rửa tiền

Một thẩm phán Hoa Kỳ hôm thứ Sáu (23/2) đã chấp nhận lời nhận tội của tỷ phú Changpeng 'CZ' Zhao người sáng lập Binance và hình phạt hơn 4,3 tỷ USD...

Doanh nhân Đỗ Quang Vinh: “Tôi luôn dạy con chia sẻ là yêu thương”
Doanh nhân Đỗ Quang Vinh: “Tôi luôn dạy con chia sẻ là yêu thương”

Doanh nhân Đỗ Quang Vinh: Thực sự truyền thống gia đình có sức ảnh hưởng lớn tới văn hoá dạy con của Vinh. Còn nhớ, điều đầu tiên mà ba mẹ dạy cho Vinh...

4 thiếu gia, tiểu thư cùng tuổi Thìn, sở hữu tài sản nghìn tỷ đồng
4 thiếu gia, tiểu thư cùng tuổi Thìn, sở hữu tài sản nghìn tỷ đồng

Thế hệ F2 của giới doanh nhân Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều để cùng cha mẹ gánh vác doanh nghiệp. Nhiều người trong số họ cùng sinh năm Mậu Thìn (1988).

Mark Zuckerberg nhận 'trái ngọt' sau một năm mạnh tay cắt giảm nhân sự, cổ phiếu Meta tăng 14%, lợi nhuận tăng gấp ba
Mark Zuckerberg nhận 'trái ngọt' sau một năm mạnh tay cắt giảm nhân sự, cổ phiếu Meta tăng 14%, lợi nhuận tăng gấp ba
05/02/2024 Doanh nghiệp

Doanh thu trong quý 4 2023 của Meta tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi chi phí giảm 8% so với cùng kỳ xuống còn 23,73 tỷ USD. Cổ phiếu Meta tăng vọt nhờ kết quả tốt hơn mong đợi và đợt thanh toán cổ tức đầu tiên.

Tân Tổng Giám đốc 8X Chứng khoán LPBank (LPBS) là ai?
Tân Tổng Giám đốc 8X Chứng khoán LPBank (LPBS) là ai?

CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS) vừa có thông báo bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Quân Tùng - quyền Tổng Giám đốc sẽ chính thức trở thành Tổng Giám đốc kể từ ngày 18 1.

Tài sản của 5 người giàu nhất thế giới tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2020
Tài sản của 5 người giàu nhất thế giới tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2020

Năm người giàu nhất trên Trái đất Jeff Bezos, Warren Buffett, Bernard Arnault, Larry Ellison và Elon Musk đã trở nên giàu hơn rất nhiều trong những năm gần đây.

Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2023 là ai?
Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam 2023 là ai?
10/01/2024 Chứng khoán

Sau khi trải qua năm 2022 cực kỳ khó khăn, thị trường chứng khoán đã khởi sắc trở lại trong năm 2023. Chỉ số VN-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối năm 2023...

Vì sao lao động nước ngoài đổ xô đến thành phố châu Âu 700 năm tuổi này
Vì sao lao động nước ngoài đổ xô đến thành phố châu Âu 700 năm tuổi này

Lithuania, một đất nước bé nhỏ, diện tích chỉ khoảng 65.000 km2 nằm bên bờ biển Baltic thuộc Bắc Âu nơi có số lượng người tăng từ khoảng 145.000 vào năm 2022 lên hơn 200.000...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance