Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
Theo ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình sản xuất truyền thống không còn phù hợp. Vì vậy, chuyển đổi số không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu tất yếu, đòi hỏi ngành nông nghiệp và môi trường phải đổi mới tư duy, lấy khoa học công nghệ và chuyển đổi số làm nền tảng để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Trước yêu cầu cấp thiết của thời đại số và bối cảnh phát triển bền vững, Hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị vừa diễn ra tại Bắc Ninh đã đặt trọng tâm vào vai trò của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp và môi trường. Những chia sẻ, đề xuất tại hội nghị không chỉ phản ánh quyết tâm chính trị mạnh mẽ, mà còn mở ra hướng đi cụ thể, đồng bộ – nơi tư duy lãnh đạo, hành động quyết liệt và trọng dụng nhân tài trở thành điều kiện tiên quyết cho mọi đột phá.

Khoa học công nghệ và chuyển đổi số – nền tảng phát triển quốc gia
Phát biểu tại hội nghị, TS. Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, khẳng định rằng Nghị quyết 57-NQ/TW thể hiện tầm nhìn đột phá của Đảng, xác định khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực then chốt để phát triển đất nước. Theo ông, không một quốc gia nào có thể có vị thế bền vững nếu không sở hữu nền khoa học công nghệ hiện đại.
Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam đã vươn lên top 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Dù tỷ trọng đóng góp vào GDP giảm, nông nghiệp vẫn là trụ đỡ an sinh xã hội và bảo đảm an ninh lương thực. Trong lĩnh vực môi trường, chính sách không đánh đổi tăng trưởng lấy môi trường đã trở thành kim chỉ nam, với định hướng chuyển sang kinh tế tuần hoàn, coi chất thải là tài nguyên, tất cả đều cần đến vai trò của công nghệ và số hóa.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam hiện có hơn 3,7 triệu hội viên, trong đó hơn 2,2 triệu là trí thức, đã và đang tham gia vào nhiều chương trình nghiên cứu ứng dụng trong nông nghiệp, môi trường và các lĩnh vực then chốt khác. TS. Dũng đề xuất các bộ, ngành cần tăng cường đặt hàng nghiên cứu từ thực tiễn, đồng thời nâng cao công tác truyền thông khoa học và tôn vinh trí thức để tạo động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.
"Người tài" là nhân tố chính của chuyển đổi số
Tại hội nghị, ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định rằng chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là yêu cầu bắt buộc để ngành nông nghiệp và môi trường phát triển bền vững. Với những thách thức từ biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình truyền thống không còn phù hợp. Bộ đã ban hành Kế hoạch triển khai cụ thể tại Quyết định số 503/QĐ-BNNMT, xác định bảy nhóm nhiệm vụ trọng tâm, trong đó nhấn mạnh vai trò của thể chế, nhân lực và hạ tầng số.
ThS. Lê Phú Hà- Cục trưởng, Cục Chuyển đổi số cho biết, chuyển đổi số bắt đầu từ việc thay đổi tư duy quản lý. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã xây dựng nền tảng pháp lý, tiêu chuẩn kỹ thuật và hệ thống dữ liệu tích hợp từ trung ương đến địa phương. Hơn 347 thủ tục hành chính cấp trung ương và hàng trăm thủ tục ở cấp tỉnh, huyện, xã đã được cung cấp trực tuyến, giúp tăng minh bạch và hiệu quả phục vụ.

Hạ tầng số cũng đang được đầu tư mạnh mẽ, với các trung tâm dữ liệu hiện đại, hệ thống văn bản điện tử hợp nhất toàn ngành đã đi vào vận hành từ tháng 3/2025. Bộ cũng đẩy mạnh xây dựng kho dữ liệu lớn, phát triển trí tuệ nhân tạo và các công nghệ chiến lược như IoT, phục vụ cho nông nghiệp thông minh, giám sát môi trường và ra quyết định quản lý.
TS. Nguyễn Phú Tiến - Phó Cục trưởng, Cục Chuyển đổi số Quốc gia, khẳng định con người, đặc biệt là "người tài" chính là nhân tố quyết định thành công của chuyển đổi số. Ông nhấn mạnh vai trò của lãnh đạo cấp cao trong việc trực tiếp tham gia, sử dụng công nghệ và chịu trách nhiệm với tiến trình chuyển đổi. Các chương trình đào tạo số hóa, phổ cập kiến thức công nghệ cũng đang được triển khai sâu rộng trên toàn quốc.
Các mục tiêu mang tính “cách mạng” cũng đã được xác lập: đến năm 2030, Việt Nam lọt Top 50 về chính phủ số, đứng đầu ASEAN về nghiên cứu AI, có ít nhất 5 doanh nghiệp công nghệ đạt đẳng cấp quốc tế. Tầm nhìn đến 2045, kinh tế số chiếm 50% GDP và Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, thu nhập cao.
Tuy con đường phía trước còn nhiều thách thức, nhưng như lời TS. Tiến: “Nếu không dám đặt ra các mục tiêu lớn và hành động quyết liệt, sẽ không bao giờ có đột phá thực sự.” Chuyển đổi số vì vậy không chỉ là yêu cầu kỹ thuật, mà là cuộc cách mạng về tư duy, thể chế và con người, nơi nhân tài được xem là trung tâm của mọi chiến lược phát triển.
TIN LIÊN QUAN
-
Từ sản xuất đến chuyển đổi số: HDBank đồng hành doanh nghiệp với gói tín dụng 35.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi từ 3%/năm
-
PVcomBank ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện Đa khoa Phúc Thọ, thúc đẩy chuyển đổi số ngành y tế
-
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Techcombank đặt mục tiêu lợi nhuận 31.500 tỷ đồng, chia cổ tức tiền mặt 1.000 đồng/cổ phiếu
-
Doanh nghiệp nhà nước nộp gần 400 nghìn tỷ đồng vào ngân sách năm 2024, đẩy mạnh chuyển đổi số
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024...
Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân với nhân lực công nghiệp công nghệ số
Ngày 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ...
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1, liên tục đổi hướng di chuyển
Sáng ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1. Dự báo bão sẽ tiếp tục mạnh thêm và liên tục đổi hướng di chuyển.
Tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2025
Theo số liệu từ Cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực, với nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng...
Dự báo thời tiết ngày 11/6/2025: Có mưa rào và dông vài nơi
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày 11/6/2025.
Từ 1/7, chủ hộ kinh doanh cá thể tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) mở rộng diện tham gia BHXH bắt buộc với nhiều nhóm đối tượng, trong đó có chủ hộ kinh doanh cá thể.
Lật tẩy "mánh khóe" trốn thuế trong kinh doanh online
Trong bối cảnh thương mại điện tử và kinh doanh online bùng nổ, cơ quan thuế ngày càng gặp nhiều thách thức trong việc kiểm soát nguồn thu, đặc biệt là từ nhóm hộ kinh...
Đóng mở bất phân: Tình trạng ở chợ Đồng Xuân và các phố xung quanh
Cách đây hai ngày, hàng loạt các tờ báo đã đưa tin về sự đóng cửa hàng loạt, được cho là bất thường ở chợ Đồng Xuân (Hà Nội). Không chỉ trong chợ, mà việc...
Hà Nội tiếp nhận hồ sơ trực tuyến liên quan đến đất đai: Người dân hưởng lợi gì?
Kể từ ngày 1/6/2025, một bước tiến quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính đã được triển khai tại Hà Nội: Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố chính thức tiếp...
Ngành đường sắt giảm giá vé cho thí sinh đi thi đại học năm 2025
Nhằm tạo điều kiện cho thí sinh đi thi, nhập học vào các trường đại học, học viện, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề năm 2025, ngành đường sắt thực hiện chương...
Xem nhiều




