Doanh nghiệp nhà nước nộp gần 400 nghìn tỷ đồng vào ngân sách năm 2024, đẩy mạnh chuyển đổi số
Các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của nền kinh tế với đóng góp ấn tượng gần 400.000 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước trong năm 2024.
Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ làm việc với các DNNN tiên phong trong chuyển đổi số và thúc đẩy tăng trưởng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm cho biết, năm 2024, khối DNNN tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu kinh tế với nhiều chỉ tiêu tài chính tăng trưởng ấn tượng, đóng góp gần 400.000 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.
Cụ thể, tổng tài sản của 671 DNNN trong năm 2024 đạt hơn 5,6 triệu tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2023. Trong số này, có 473 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và 198 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn. Vốn chủ sở hữu đạt gần 3 triệu tỷ đồng (tăng 61%), tổng doanh thu gần 3,3 triệu tỷ đồng (tăng 24%), lợi nhuận trước thuế đạt 227.500 tỷ đồng (tăng 8%) và số tiền nộp ngân sách Nhà nước xấp xỉ 400.000 tỷ đồng, tăng 9% so với năm trước.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm, một số DNNN đã cho thấy vai trò tiên phong rõ nét trong lĩnh vực chuyển đổi số, đặc biệt là các doanh nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin như VNPT, MobiFone và Viettel. Các doanh nghiệp này không chỉ xây dựng hạ tầng số cho Chính phủ, địa phương và doanh nghiệp, còn phát triển nhiều sản phẩm số phục vụ khách hàng, góp phần hình thành nền tảng xã hội số.
Viettel nổi bật với định hướng trở thành Tập đoàn công nghệ toàn cầu, tiên phong trong chuyển đổi số và xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao. Trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, nhóm “Big 4” gồm Vietcombank, Agribank, BIDV và VietinBank đã triển khai ngân hàng số hiện đại, tích hợp nhiều giải pháp bảo mật và tăng cường trải nghiệm người dùng.

Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) hiện là Tập đoàn kinh tế có vị trí dẫn đầu trong khối doanh nghiệp nhà nước, các giải pháp về công nghệ số đã góp phần giúp Petrovietnam đảm bảo tốc độ tăng trưởng về doanh thu khoảng 16,7%/năm, tăng trưởng về nộp ngân sách khoảng 21,3%/năm trong giai đoạn 2021-2024.
Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng cho biết, ngay từ năm 2022, Petrovietnam đã quyết liệt triển khai mạnh mẽ, bài bản công tác chuyển đổi số. Nhận thức về tầm quan trọng của chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong bối cảnh hiện nay, Đảng ủy Tập đoàn đã ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị tư vấn xây dựng tầm nhìn về chuyển đổi số trong toàn Tập đoàn, xác định lộ trình cũng như kế hoạch chuyển đổi số qua từng giai đoạn. Trong đó đặt mục tiêu vào năm 2030 sẽ có 32 sáng kiến số.
Để thực hiện mục tiêu này, Petrovietnam đã tích cực hợp tác với các tập đoàn công nghệ trong nước như Viettel, VNPT và FPT để triển khai các sáng kiến số. Cùng với đó, tập trung đào tạo, cập nhật kiến thức chuyển đổi số cho lãnh đạo và toàn thể người lao động trong Tập đoàn thông qua các nền tảng số, cũng như xây dựng và ban hành các giáo trình về chuyển đổi số, văn hóa số. Đặc biệt, tại Petrovietnam, trong các Đại hội Đảng, Tập đoàn cũng ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc xây dựng và trình bày báo cáo.
Đến nay, Petrovietnam đã và đang tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu lớn cho các lĩnh vực hoạt động của Tập đoàn và toàn ngành, đặc biệt là cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác dữ liệu lớn (Big Data) trong lĩnh vực cốt lõi là tìm kiếm, thăm dò, khai thác.
Một điểm nổi bật khác, Petrovietnam đã triển khai và đưa vào vận hành các sản phẩm số, trong đó đã đưa vào hoạt động hệ thống quản trị tổng thể nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại Công ty mẹ và các đơn vị thành viên. Một số sản phẩm số nổi bật của Petrovietnam như: bản sao số cho các bể trầm tích ở Biển Đông; hệ thống bảo trì tiên đoán; nhà máy thông minh... đã góp phần nâng công suất bình quân của các nhà máy lên trên 120%.
Tại Hội nghị bên cạnh ghi nhận những kết quả tích cực các doanh nghiệp đã đạt được, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Tâm cũng thẳng thắn nhìn nhận nhiều DNNN vẫn còn chậm trong chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo. Một số vấn đề nổi cộm bao gồm hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, năng lực cạnh tranh và khoa học công nghệ còn hạn chế, khả năng làm chủ công nghệ lõi còn yếu, trong khi công cụ quản trị kinh doanh chưa được đổi mới kịp thời.
Để phát huy vai trò của DNNN trong phát triển kinh tế số, Bộ Tài chính đã đề xuất loạt giải pháp trọng tâm. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách theo định hướng Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao, logistic và hạ tầng thông minh.
Một định hướng quan trọng khác là tái cơ cấu ngành, lĩnh vực: DNNN trong lĩnh vực nông nghiệp cần chuyển từ tư duy sản xuất sang tư duy kinh tế nông nghiệp, chú trọng phát triển mô hình tuần hoàn, giảm phát thải. Các DNNN ngành dịch vụ cần ứng dụng công nghệ hiện đại, xây dựng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao và tạo dựng các trung tâm du lịch có thương hiệu.
Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ tài chính cũng được đề cập, như tạo điều kiện cho DNNN tiếp cận các Quỹ đầu tư công nghệ, Quỹ đầu tư mạo hiểm để triển khai thử nghiệm công nghệ mới. Đồng thời, cần xây dựng cơ chế lương thưởng linh hoạt theo đặc thù công việc, tăng động lực đổi mới cho người lao động.
Một nhiệm vụ cấp bách là giao các doanh nghiệp công nghệ trong nước triển khai nội địa hóa các công nghệ nền tảng như Cloud, AI, BigData…, đồng thời hợp tác chặt chẽ với DNNN để bảo đảm chuyển đổi số đồng bộ, an toàn và hiệu quả.
Thứ trưởng Nguyễn Đức Tâm nhấn mạnh, trong thời gian tới, DNNN cần bố trí nguồn vốn ưu tiên cho chuyển đổi số và hợp tác sâu hơn với doanh nghiệp công nghệ trong nước. Đồng thời, tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ mới như 5G, AI; củng cố hạ tầng mạng lưới, mở rộng hạ tầng sản xuất và công nghiệp công nghệ cao.
Về phía các cơ quan quản lý, Bộ Tài chính cho biết sẽ sớm hoàn thiện các Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng sẽ bố trí ít nhất 15% ngân sách sự nghiệp khoa học để phục vụ nghiên cứu các công nghệ chiến lược.
Mục tiêu dài hạn là đến năm 2045, Việt Nam sẽ có tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số tương đương các nước phát triển, với ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ đạt tầm quốc tế.
TIN LIÊN QUAN
-
Kinh Bắc hoãn đại hội cổ đông 2025, hàng loạt dự án lớn chuẩn bị được triển khai
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
DAT Group tổ chức hội thảo “INVT Ecosystem – Giải pháp tự động hóa kiến tạo tương lai bền vững”
-
Vốn FDI vào bất động sản tăng mạnh: Điểm danh loạt doanh nghiệp ngoại thành công lớn khi đầu tư vào bất động sản Việt...
"Ông lớn" công nghệ vừa mua công ty AI của Vingroup (VIC) muốn xây trung tâm nghiên cứu tầm cỡ tại Việt Nam
Lãnh đạo Tập đoàn Qualcomm cho biết, doanh nghiệp muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ AI lớn tại Việt Nam. Đây sẽ là trung tâm R&D lớn...
THACO INDUSTRIES sắp xuất khẩu 195.000 phụ kiện ô tô sang Hàn Quốc, rục rịch “đánh thẳng” vào thị trường Bắc Mỹ
Quý I/2025, THACO INDUSTRIES đã ghi dấu ấn quan trọng khi xuất khẩu gần 40.000 bộ áo ghế ô tô sang Hàn Quốc, một thị trường nổi tiếng với yêu cầu chất lượng khắt khe.
CTCP Chứng khoán MB (MBS) phá đỉnh lợi nhuận quý I, dư nợ margin tăng hơn nghìn tỷ sau 3 tháng
Năm 2025, MBS đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 3.370 tỷ đồng, tăng 108% so với 2024. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.300 tỷ đồng, tăng 40% so với 2024.
PVTrans vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2024, chia cổ tức 32% bằng cổ phiếu, tiếp tục hiện đại hóa đội tàu
Đại hội đồng cổ đông Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans, mã chứng khoán: PVT) vừa thông qua phương án chia cổ tức tỷ lệ 32% bằng cổ phiếu...
Thị phần xuất khẩu sang Mỹ gần như bằng 0, 'ông lớn' ngành tôm Camimex (CMX) báo lãi lớn
Quý I/2025, CMX tiếp tục ghi nhận các hợp đồng dài hạn với đối tác tại Châu Âu, Nhật Bản và Canada, giúp doanh số xuất khẩu trong quý này đạt 19,66 triệu USD...
Xuân Thiện sắp có ‘đại bản doanh’ thép xanh 100.000 tỷ, cạnh tranh trực tiếp với Hòa Phát và Formosa
Tổ hợp thép xanh gần 100.000 tỷ đồng tại Nam Định đang tăng tốc giải phóng mặt bằng, hướng tới khởi công trong tháng 5 và kỳ vọng tạo bước ngoặt cho ngành thép Việt.
Doanh nghiệp nhà nước nộp gần 400 nghìn tỷ đồng vào ngân sách năm 2024, đẩy mạnh chuyển đổi số
Các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột của nền kinh tế với đóng góp ấn tượng gần 400.000 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước trong năm 2024.
Tất tay giữa làn sóng thuế quan, Đông Hải Bến Tre (DHC) chi hơn 2.200 tỷ đồng xây nhà máy mới, công suất 390.000 tấn/năm
Đông Hải Bến Tre dự kiến khởi công Nhà máy giấy Giao Long 3 vào quý IV/2025 với công suất 390.000 tấn/năm, dự kiến vận hành từ quý II/2028....
Văn Phú - Invest mạnh tay thâu tóm chủ đầu tư dự án chung cư 9.000m2 tại quận 7, đặt mục tiêu lãi 350 tỷ...
Công ty CP Đầu tư Văn Phú - Invest (VPI) đã quyết định mở rộng quỹ đất thông qua hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A), thay vì tiếp tục theo đuổi mô hình...
Ông Đỗ Anh Tuấn bất ngờ trở lại lãnh đạo Công ty Xây dựng SCG, đặt mục tiêu tăng trưởng gấp 4 lần...
Với tham vọng doanh thu 12.000 tỷ đồng, SCG đang kỳ vọng tạo bước đột phá mới nhờ lợi thế hệ sinh thái Sunshine.
Giải pháp nào cho doanh nghiệp đón xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu
TP. Hồ Chí Minh, đầu tháng 4 vừa qua, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) đã cùng EuroCham tổ chức sự kiện Chuỗi cung ứng toàn cầu: Nắm bắt xu hướng, Khai mở...
Tranh thủ Mỹ ngưng thuế, Tập đoàn Dệt May Việt Nam quyết tâm về đích các đơn hàng quý 2 trong 90 ngày
Sau cú “tạm dừng” ngắn hạn từ thị trường Mỹ, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (mã CK: VGT) đã có phản ứng nhanh nhạy, đồng loạt triển khai kế hoạch sản xuất...
Từ "ông lớn ngành nhựa", Cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holding bị xem xét hủy niêm yết khỏi sàn HOSE
Từng là cái tên vang bóng trong ngành nhựa Việt Nam, CTCP Rạng Đông Holding (RDP) nay đang đối mặt với nguy cơ bị xóa sổ khỏi sàn HOSE.
THACO ‘bơm’ 26.000 tỷ đồng xây KCN cơ khí hơn 780ha tại Bình Dương, dự kiến khởi công ngay trong năm nay
Dự án có tổng vốn đầu tư hơn 26.000 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD), dự kiến sẽ được khởi công xây dựng vào tháng 9/2025.
Kinh Bắc hoãn đại hội cổ đông 2025, hàng loạt dự án lớn chuẩn bị được triển khai
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc vừa công bố hoãn tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Doanh nghiệp gần đây gây chú ý khi tái khẳng định....
Hòa Phát lắp dây chuyền thép công suất 500.000 tấn/năm, sẵn sàng tham gia làm đường sắt cao tốc
Theo kế hoạch, dây chuyền cán sẽ bắt đầu cung cấp sản phẩm từ quý III/2026, trong khi dây chuyền đúc dự kiến được đưa vào vận hành trong quý IV/2026.
Thép Nam Kim lên kế hoạch giảm lợi nhuận năm 2025: Sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Âu, Bắc Mỹ
Trong bối cảnh tình hình thương mại quốc tế diễn biến khó lường, Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) đặt mục tiêu doanh thu 2025 đạt 23.000 tỷ đồng...
Bình Dương chính thức đón 'siêu' nhà máy hơn 1 tỷ USD của LEGO: Tỉnh này có gì thu hút 'đại bàng' về làm tổ?
Với tổng vốn đầu tư lớn, Nhà máy LEGO tại Khu Công nghiệp VSIP III, tỉnh Bình Dương là nhà máy thứ 6 của Tập đoàn và lớn thứ 2 tại châu Á.
"Bắt tay" đối tác ngoại xây đại bản doanh nghìn tỷ ở Thái Bình - ông lớn Geleximco toan tính điều gì?
Tập đoàn Geleximco bắt tay “ông lớn” Trung Quốc xây đại bản doanh nghìn tỷ - đại gia Vũ Văn Tiền lộ tham vọng và toan tính lớn ở quê hương Thái Bình.
Xem nhiều




