“Cởi trói” để doanh nghiệp nhà nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp có vốn nhà nước cần một môi trường pháp lý thuận lợi hơn là ràng buộc. Dự thảo Luật không chỉ bảo đảm quản lý vốn an toàn, hiệu quả, mà còn nhằm tạo động lực tăng trưởng mới bằng cách trao quyền chủ động gắn liền với trách nhiệm cho doanh nghiệp nhà nước theo chuẩn mực quốc tế.
Những vướng mắc từ thực tiễn
Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp hiện hành (ban hành năm 2014) đã tạo hành lang pháp lý bước đầu cho việc tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, nhiều vướng mắc, hạn chế đã bộc lộ.
Cụ thể, một số quy định chưa rõ ràng, chồng chéo với các luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý tài sản công; cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước còn bất cập; mô hình tổ chức, hoạt động của cơ quan đại diện chủ sở hữu chưa thực sự chuyên nghiệp, chưa đủ quyền hạn gắn với trách nhiệm; chưa phân định rõ ràng giữa chức năng giám sát và chức năng điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Những bất cập đó phần nào kìm hãm tiềm năng phát triển của khối doanh nghiệp có vốn nhà nước, làm suy giảm hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng đến vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế.

Cần cơ chế rõ ràng, linh hoạt, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhà nước chủ động hơn
Dự thảo Luật sửa đổi đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay hợp với Bộ Tài chính) chủ trì xây dựng với định hướng tập trung vào ba nội dung lớn: Phân định rõ quyền, nghĩa vụ của cơ quan đại diện chủ sở hữu, cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp; Hoàn thiện cơ chế đầu tư, quản lý, giám sát và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và trách nhiệm giải trình.
Một điểm mới quan trọng của dự thảo là quy định cụ thể cơ chế phân cấp, phân quyền trong quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, tránh dàn trải, chồng lấn, đồng thời tăng quyền chủ động cho doanh nghiệp gắn với cơ chế kiểm soát hiệu quả. Điều này tạo điều kiện để doanh nghiệp vận hành linh hoạt theo tín hiệu thị trường, đồng thời vẫn đảm bảo nguyên tắc quản lý vốn nhà nước chặt chẽ, công khai.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đề xuất các quy định nhằm chuẩn hóa hoạt động của cơ quan đại diện chủ sở hữu. Cơ chế đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước sẽ được xây dựng theo hướng gắn với chỉ tiêu tài chính cụ thể, phù hợp với đặc thù ngành nghề và chu kỳ kinh doanh.
Việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp kỳ vọng sẽ tạo nên một khuôn khổ pháp lý hiện đại, đồng bộ và minh bạch, giúp phát huy tối đa hiệu quả sử dụng nguồn lực công trong nền kinh tế. Khi cơ chế quản lý vốn rõ ràng, minh bạch và ổn định, doanh nghiệp có thể yên tâm triển khai chiến lược dài hạn, mở rộng đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp có vốn nhà nước rất cần một môi trường pháp lý tạo điều kiện thay vì ràng buộc. Dự thảo Luật không chỉ hướng đến quản lý vốn một cách an toàn, hiệu quả mà còn hướng đến mục tiêu cao hơn là kiến tạo động lực tăng trưởng mới, thông qua việc trao quyền chủ động và trách nhiệm đi đôi trong quản trị doanh nghiệp nhà nước theo thông lệ quốc tế.

Về vấn đề này, trao đổi với phóng viên PetroTimes, Luật sư Trương Anh Tú, Chủ tịch TAT Law Firm cho rằng, việc trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước là bước đi chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển không chỉ của doanh nghiệp mà còn của nền kinh tế nói chung. Khi doanh nghiệp được tự quyết định các chiến lược kinh doanh và đầu tư, họ sẽ chủ động hơn trong việc tìm kiếm cơ hội thị trường, sáng tạo ra các sản phẩm mới, từ đó nâng cao tính cạnh tranh, mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế.
Việc “cởi trói” cũng giúp doanh nghiệp nhà nước giảm bớt sự phụ thuộc vào sự phê duyệt từ các cấp quản lý Nhà nước, tăng cường tính linh hoạt trong việc ứng phó với những thay đổi của thị trường. Việc này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của công nghệ, tạo đà cho khối doanh nghiệp nhà nước vươn mình phát triển bền vững.
Cũng theo Luật sư Trương Anh Tú, thẩm quyền đầu tư vốn nhà nước cần phải được làm rõ hơn. Quy định hiện tại về phạm vi đầu tư vốn nhà nước chưa đủ linh hoạt để theo kịp các thay đổi của thị trường và những ngành nghề mới nổi, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp hiện đại, công nghệ cao và các dự án mang tính chiến lược quốc gia.
Để thúc đẩy quá trình này, cần có sự đơn giản hóa quy trình phân quyền ra quyết định đầu tư. Nếu doanh nghiệp có thể tự quyết định nhanh chóng trong các dự án quan trọng mà vẫn đảm bảo được tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, điều này sẽ tạo ra sức bật cho sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước.
“Sửa Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp cần đặt trọng tâm vào thiết lập hành lang pháp lý giúp doanh nghiệp chủ động, linh hoạt và có trách nhiệm, đặc biệt trong các ngành kinh tế trọng điểm, có tính rủi ro và cạnh tranh cao như dầu khí, năng lượng, tài chính”, Luật sư Trương Anh Tú nhận định.
Có thể nói, sửa Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp là bước đi quan trọng trong quá trình tiếp tục cải cách, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn công và vai trò dẫn dắt của khu vực doanh nghiệp này trong nền kinh tế. Việc hoàn thiện dự thảo theo hướng tháo gỡ vướng mắc, tăng tính chủ động, linh hoạt và hiệu quả sẽ góp phần xây dựng khối doanh nghiệp nhà nước phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò nòng cốt trong nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập trong kỷ nguyên mới.
TIN LIÊN QUAN
-
Điểm tin ngân hàng ngày 10/5: Ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
-
Từ sản xuất đến chuyển đổi số: HDBank đồng hành doanh nghiệp với gói tín dụng 35.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi từ 3%/năm
-
Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/5: Tạm dừng công tác Chủ tịch 3 xã để xử lý vi phạm đất đai,...
“Cởi trói” để doanh nghiệp nhà nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp có vốn nhà nước cần một môi trường pháp lý thuận lợi hơn là ràng...
Công ty của ông Phạm Nhật Vượng chính thức ra mắt nền tảng giao đồ ăn “Xanh SM Ngon”
Không dừng lại ở taxi điện, Xanh SM tiếp tục mở rộng hệ sinh thái của mình với nền tảng giao đồ ăn Xanh SM Ngon, cạnh tranh với những cái tên lớn...
Doanh thu quý I/2025 của CenLand ‘bốc hơi’ gần 70%, điều gì đang xảy ra với ‘ông lớn’ môi giới bất động sản?
Mặc dù ghi nhận kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh trong quý I/2025, CenLand vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng bứt phá trong năm 2025.
Không phải cao su, một mặt hàng bất ngờ đưa Cao su Thống Nhất (TNC) lãi đậm kỷ lục sau nhiều năm tăng trưởng chậm
Chuối xuất khẩu đang dần thay thế mủ cao su, trở thành nguồn thu chủ lực mới của CTCP Cao su Thống Nhất (TNC).
CIENCO4 bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam
CIENCO4 – “ông lớn” ngành xây dựng từng tham gia nhiều dự án hạ tầng trọng điểm – vừa bị cấm thầu 4 năm tại Hà Nam vì làm giả hồ sơ dự thầu.
Hoàn thiện hành lang pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, thu hút đầu tư
Sáng 9/5, Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tiếp tục chương trình làm việc với nội dung trọng tâm là xem xét Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật...
Công ty riêng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng bắt tay 4 "ông lớn" rót 300 triệu USD, nâng gấp đôi mục tiêu...
V-GREEN và bốn "ông lớn" gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group, và CVS cam kết đầu tư tổng cộng 300 triệu USD, triển khai 63.000 cổng sạc điện tại Indonesia trong năm 2025.
Ái nữ Chủ tịch Hoàng Quân mạnh tay mua 25 triệu cổ phiếu, HQC muốn làm 5.000 căn NOXH ngay trong năm 2025
Cùng với mục tiêu hoàn thành 5.000 căn NOXH trong năm 2025, động thái mua vào lượng lớn cổ phiếu ngay trước thềm đại hội của ái nữ Chủ tịch Hoàng Quân đang thu hút...
Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng...
Ông Phạm Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT được giao tạm thời điều hành Petrolimex
Ông Phạm Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được giao tạm thời điều hành Tập đoàn. Thời gian có hiệu lực từ ngày 8/5.
PV GAS tăng trưởng tích cực trong quý I/2025
Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025, ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ. Trong đó,...
Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản
Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động và áp lực nợ lớn, việc mạnh tay chi nghìn tỷ đầu tư của NVL khiến giới kinh doanh không khỏi đặt câu hỏi...
Petrovietnam và SOCAR mở rộng hợp tác chiến lược trong lĩnh vực năng lượng
Ngày 7/5, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã có buổi làm việc với Công ty Dầu mỏ Quốc gia Azerbaijan (SOCAR).
Ngành chế biến, chế tạo bứt phá tăng 10,8%
Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Quảng Nam ‘bật đèn xanh’ cho siêu dự án 1.400 tỷ đồng, ’cứ điểm cơ khí’ miền Trung của THACO sắp thành hình
Tỉnh Quảng Nam vừa “bật đèn xanh” cho dự án mở rộng Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng với tổng vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng...
ACV báo lãi kỷ lục trong quý 1/2025, mạnh tay rót hàng chục nghìn tỷ đồng vào đại dự án Sân bay Long Thành
Kết thúc quý 1/2025, ACV tiếp tục khẳng định vị thế "ông trùm" ngành hàng không khi báo lãi kỷ lục, doanh thu cán mốc 6.368 tỷ đồng...
Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK
Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây....
Dệt may Việt đón sóng tăng trưởng trước áp lực thuế: May Sông Hồng (MSH) bứt phá mạnh mẽ quý đầu năm
Sau giai đoạn dài chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu tiêu dùng suy yếu và áp lực chi phí, ngành dệt may Việt Nam bước vào quý I/2025 với nhiều tín hiệu tích cực....
Gánh gần 90.000 tỷ nợ vay, Hòa Phát (HPG) vẫn đặt mục tiêu doanh thu cao kỷ lục trong năm 2025
Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) do tỷ phú Trần Đình Long làm Chủ tịch tiếp tục khởi đầu năm 2025 với kết quả kinh doanh tích cực...
Xem nhiều




