Đầu tư chứng khoán - Canh bạc nghiệt ngã hay mỏ vàng ròng? Bài 5: Chứng khoán ngoại hay “vịt giời”?
Lợi dụng thời điểm thị trường sôi động trở lại, nhiều đối tượng dùng thủ đoạn để rủ rê người dân thiếu hiểu biết tham gia đầu tư các mã cổ phiếu của các sàn quốc tế. Đã có những nạn nhân sập bẫy với số tiền bị chiếm đoạt lên đến hàng chục tỉ đồng...
>>> Bài 4: Những chiêu “lùa gà" của “cá mập" chứng khoán
Một người đầu tư, cả họ... trả nợ
Nếu như đã gặp Trần Vinh (trú tại Đống Đa, Hà Nội) khoảng 1-2 năm về trước, có lẽ người ta không thể tưởng tượng được rằng cậu tài xế Grab đang ngồi trước mặt họ từng là một “đại gia” bất động sản, chứng khoán. Vinh bảo chính bản thân anh cũng không nghĩ được rằng mình có ngày lại phải đi bòn mót từng đồng để trả khoản nợ khổng lồ do chính mình gây ra chỉ vì một phút sa cơ vào cái gọi là “chứng khoán quốc tế”.
Nhớ lại thời điểm năm 2020, sau nhiều năm làm việc và tích lũy được chút vốn, Vinh bắt đầu nhảy vào đầu tư bất động sản. Vào đúng con sóng, chỉ sau vài lần mua đi bán lại, Vinh đã thu được số tiền lời lên đến cả tỷ đồng. Số tiền này sau đó được Vinh rót vào nhiều mã cổ phiếu theo lời “phím” từ một số người bạn. Vận may đã giúp cho Vinh có cảm giác mình đầu tư không thua gì nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett tại Mỹ. Hễ mua mã nào là thắng mã đó, mà thậm chí còn “ăn đậm".
Tuy nhiên, hai con “sóng thần” năm 2022 đã cuốn phăng mọi thành quả Vinh đạt được. Từ tháng 4 đến tháng 6/2022 tài khoản của Vinh đã bị giảm đến 50%. Chỉ vừa gượng được một thời gian ngắn thì cú sập kinh hoàng vào tháng 9 đến 11/2022 đã khiến Vinh chính thức trắng tay.
Đang trong lúc suy sụp, Vinh được nữ môi giới của một sàn chứng khoán quốc tế rủ tham gia đầu tư cùng. Ngay lần đầu tiên nói chuyện, Vinh đã cười nhạt rồi gạt phăng khi cô gái khoe rằng tỷ suất lợi nhuận của cô ta lên đến 600% một năm. Tuy nhiên, rất kiên trì, mỗi ngày cô gái đều đặn gửi cho Vinh nhiều tài liệu về phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản TTCK. Những phân tích này đều rất đúng khiến Vinh dần dần tin tưởng.
Nữ môi giới cho biết chỉ cần đăng ký tài khoản của sàn chứng khoán thì sẽ nhận được số tiền khuyến mãi ban đầu là 1 triệu đồng. Nhà đầu tư có thể dùng số tiền này để mua cổ phiếu hoặc rút ra tùy ý. Đây là sàn chứng khoán quốc tế nên sẽ giao dịch T+0 (nghĩa là có thể mua bán ngay trong ngày) chứ không như của Việt Nam (đang là T+2,5). Nghe cô gái nói như vậy, Vinh lập tài khoản và thử rút số tiền khuyến mại thì thấy được. Vậy là Vinh nạp vào tài khoản 10 triệu đồng để chơi thử. Mấy hôm sau, có lãi, Vinh rút ra và thấy vẫn rút được. Đến lúc này Vinh gần như đã bị hoàn toàn chinh phục.
Tiếp đó, Vinh được cô gái thêm vào một room trên mạng xã hội Telegram, trong đó đã có khoảng 50 nhà đầu tư như cậu. Hằng ngày trưởng nhóm sẽ ra các khuyến nghị mua bán chứng khoán để các thành viên làm theo. Ngày nào cũng có người khoe số lãi 5%, 7%, 10%. Nhẩm tính mỗi ngày đều lãi 5% thì một năm lời 600% hoàn toàn có thể. Vậy là Vinh nạp thêm hàng trăm triệu đồng rồi đến nhiều tỷ đồng để mong có thể gỡ được số tiền đã mất trước đó. Và số tiền này tiếp tục sinh sôi nảy nở.
Mờ mắt trước khoản lãi quá lớn, Vinh tiếp tục vay mượn bạn bè, đồng nghiệp, vay nóng "tín dụng đen"... số tiền lên đến mười mấy tỷ đồng để cho “trận chiến cuối cùng”. Vinh nghĩ thắng quả này sẽ trả hết nợ và dư ra được khoảng chục tỷ, có thể ung dung mà “nghỉ hưu sớm". Khi số tiền trong tài khoản của cậu lên đến gần 20 tỉ đồng (cả gốc và lãi) Vinh đặt lệnh bán hết cổ phiếu để rút tiền về thì không được. Hỏi mấy tư vấn viên, họ đều bảo mạng đang lỗi chờ một vài ngày sau thử lại.
Ruột gan nóng như lửa đốt, Vinh nhắn tin, gọi điện cho trưởng nhóm, các thành viên trong nhóm chat Telegram, song tất cả đều im lặng. Cuối cùng, có một tư vấn viên đáp lời thì yêu cầu Vinh phải nộp thêm 20% phí giao dịch thì mới rút được tiền, chuyển khoản trước. Đến đây thì cậu mới chắc chắn rằng mình bị lừa.
Không còn cách nào khác, Vinh đành thú nhận với gia đình và mong cả nhà tha thứ, cho cơ hội làm lại cuộc đời. Bố mẹ Vinh vì thương con mà phải muối mặt nhờ họ hàng cắm sổ đỏ lấy tiền cho Vinh vay trả nợ... Những khoản vay nóng của “tín dụng đen” Vinh phải trả ngay, vì mỗi ngày riêng tiền lãi đã lên tới cả chục triệu đồng. Còn số tiền vay ngân hàng, mỗi tháng Vinh phải trả lãi khoảng 50 triệu đồng. Một ngày Vinh chỉ dám ngủ 4 tiếng, thời gian còn lại thì hết chạy Grab, ship hàng, bán hàng online... Nói chung, ai thuê gì Vinh cũng làm, chỉ mong có đủ tiền trả nợ.
Chị Mai Phương, nhân viên văn phòng tại Hà Nội kể lại mà mắt vẫn còn đỏ hoe. Trong một lần lướt mạng, chị thấy các quảng cáo về khóa học chứng khoán online miễn phí. Do thi thoảng được bạn bè rủ rê "chơi chứng" song không biết "đầu cua tai nheo" thế nào nên chị quyết tâm học một lớp xem sao.
Sau khi nhập thông tin cá nhân vào form để đăng ký học, chị được thêm vào nhóm Zalo. Đều đặn trong khung 20-21h hằng ngày, chị và nhiều người khác truy cập vào đường link được các trợ lý gửi cho, rồi cùng nhau học tập về các trường phái "đánh trứng", phân tích biểu đồ kỹ thuật...
"Vừa vào lớp học, tôi đã bị ấn tượng mạnh, vì "thầy" rất giỏi, chuyên môn cao lắm, phân tích và dự báo thị trường rất chuẩn", chị Phương kể. Sau một thời gian học tập, một người xưng là trợ lý của "thầy" hướng dẫn chị mở tài khoản chứng khoán nội bộ, khuyến nghị mua cổ phiếu với hứa hẹn lợi nhuận cao, được mua bán trong ngày (giao dịch T+0), giao dịch trên ứng dụng S.
Ngày nào trên nhóm Zalo cũng có người khoe lãi lớn nhờ mua theo cổ phiếu được "thầy" khuyến nghị. Nhiều người còn chụp hình tiền lãi nhận về tài khoản ngân hàng. Bỏ ra 50 triệu đồng để "thử" mua cổ phiếu theo khuyến nghị, tài khoản của chị Phương được cộng thêm khoản lãi từ 2-7% ngay trong ngày. Đặt lệnh rút tiền, chị nhận được cả gốc lẫn lời nên càng tin tưởng. Sau đó, chị được tư vấn nâng vốn lên để "thầy" cho hưởng đặc quyền nhận mã cổ phiếu chủ lực với mức lãi từ 10-20% trở lên ngay trong ngày. Nghe bùi tai, chị Phương đã nâng vốn đầu tư lên 200 triệu đồng và sau đó là lên 1 tỉ đồng.
Chỉ trong 1 tuần, với vốn gốc 1 tỉ đồng, ứng dụng đầu tư chứng khoán đã báo chị có khoản lãi lên tới 800 triệu đồng. "Mừng quá, tôi đặt lệnh rút tiền nhưng rút mãi không được. Họ đưa ra đủ lý do, rồi nói muốn rút tiền thì phải thoát khỏi nhóm Zalo. Ra khỏi nhóm Zalo cũng không rút được tiền, lúc đó mới biết mình bị lừa. Sau đó mới biết nhóm có 100 người thì có đến 90 người là "chim mồi" chỉ vài người là nạn nhân như mình. Ki cóp cả năm trời cũng không tiết kiệm được 50 triệu, giờ mất cả tỉ đồng tôi chỉ biết khóc…" - chị Phương cho biết.
Không bằng đánh bạc!
Mới đây, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã triệt phá một đường dây chuyên lừa đảo bằng thủ đoạn rủ đầu tư vào các sàn chứng khoán online.
Trước đó, bị hại Nguyễn Thị A. (thường trú tại Hà Nội) có đơn tố cáo nhóm đối tượng lừa đảo chiếm đoạt số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng bằng hình thức đầu tư chứng khoán trên sàn Z. Các đối tượng đã thành lập Công ty TNHH làm bình phong và dù không đăng ký kinh doanh hoạt động tư vấn chứng khoán song bọn chúng vẫn hoạt động trên một số sàn chứng khoán quốc tế.
Nhóm đối tượng phân công nhiệm vụ lôi kéo người dân tham gia đầu tư. Sau đó chuyển tiền cho các nhân viên khác để mua cổ phiếu trên sàn. Bọn chúng cũng "chém gió" rằng sẽ cùng góp vốn để đầu tư với bà A., lời lãi chia đôi. Tuy nhiên, sau khi đầu tư thua lỗ, đối tượng nhắn cho bà A. yêu cần nộp thêm tiền, nếu không sẽ bị khóa tài khoản.
Theo Cơ quan công an, thời gian qua một trong những thủ đoạn phổ biến của các đối tượng là mời nhà đầu tư mới vào các hội nhóm, chia sẻ tài liệu, chia sẻ một số mã chứng khoán. Trong hội nhóm sẽ có hàng loạt “chân gỗ” liên tục tung hô một cá nhân trong việc đầu tư (“thầy”), khoe lãi khi đầu tư theo “thầy”, nhờ “thầy” đánh hộ... Qua đó, các đối tượng sẽ dụ dỗ các nhà đầu tư non trẻ đưa tiền cho chúng đầu tư. Khi đã lừa được nhiều người, chúng sẽ xóa nhóm, cắt liên lạc…
Ngoài ra, nhiều đối tượng khác mời vào các nhóm chat để khuyến nghị đầu tư, đọc lệnh (trên thực tế là “đội lái”) để thu phí, bán khóa học...
Anh Trần Đình Long - nhà đầu tư kỳ cựu với gần 20 năm kinh nghiệm chia sẻ. Thời gian gần đây anh thấy nhiều người tham gia đầu tư chứng khoán ngoại trên không gian mạng. Họ hoàn toàn không hiểu về cái mình đang làm và cũng không biết hay quan tâm mình đang giao dịch với ai, đối tác nào, công ty nào, tên là gì, địa chỉ ở đâu, có giấy phép hoạt động hay không...
Họ chỉ được một cá nhân vô danh, năng lực tài chính không bằng họ, lôi kéo, hứa hẹn và chém gió, nhưng họ lại bị mờ mắt bởi lợi nhuận không tưởng - vài chục phần trăm một tháng để đánh cược với số tiền của mình, của gia đình mình.
Thậm chí, họ ngoan ngoãn nghe theo lời nói ngọt ngào của một người lạ không biết ở tận đâu qua điện thoại mà nghe giọng nói chỉ cỡ tuổi con cháu, rồi làm theo đúng hướng dẫn, bắt đầu từ từ "đi vào chỗ chết". Họ nộp tiền vào nơi mà họ không biết ai đã tạo ra. Họ không biết rằng chỉ cần người ta tắt máy, tắt mạng, xóa trang web là họ sẽ bất lực và không biết kêu ai, kêu như thế nào.
"Đến khi mất tiền vì bị lừa họ vẫn nghĩ mình là những nhà đầu tư đáng thương. Chẳng lẽ cứ bỏ tiền ra giao dịch mua bán như đánh bạc thì được gọi là nhà đầu tư? Ở đây tôi thấy còn không bằng đi đánh bạc, vì không biết đang đánh bạc với ai!" - anh Long khẳng định.
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo nhà đầu tư phòng tránh bị lừa đảo đầu tư chứng khoán quốc tế:
- Tìm hiểu về hệ thống bảo mật: Đối với các sàn giao dịch và công ty trực tuyến, hãy tìm hiểu về hệ thống bảo mật và cơ chế bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản của người dùng.
- Đánh giá từ người dùng khác: Tìm hiểu và đánh giá từ người dùng khác về trải nghiệm của họ với sàn giao dịch hoặc công ty mà bạn quan tâm.
- Cảnh giác với mức phí và chi phí: Hãy cẩn trọng với các khoản phí và chi phí không rõ ràng hoặc quá cao so với thị trường thông thường.
- Thận trọng với các lời mời giới thiệu: Hãy cẩn trọng khi người khác đề nghị hoặc giới thiệu các hoạt động đầu tư mà bạn không hiểu rõ hoặc chỉ hiểu sơ sài.
- Nếu có nghi ngờ, hãy tìm kiếm sự tư vấn chuyên gia: Nếu bạn không chắc chắn về một sàn giao dịch hoặc công ty, hãy tìm sự tư vấn từ chuyên gia tài chính hoặc luật sư để đảm bảo rằng bạn đưa ra quyết định thông minh và an toàn.
(Còn tiếp)
-
Đầu tư chứng khoán - Canh bạc nghiệt ngã hay mỏ vàng ròng? Bài 4: Những chiêu “lùa gà" của “cá mập" chứng khoán
-
Đầu tư chứng khoán - Canh bạc nghiệt ngã hay mỏ vàng ròng? Bài 3: Những con nghiện “chứng"
-
Đầu tư chứng khoán - Canh bạc nghiệt ngã hay mỏ vàng ròng? Bài 2: Công ty chứng khoán "coi nhẹ" bảo mật, nhà đầu...
Hủy lệnh bán hơn 2,6 triệu cổ phiếu người có liên quan Chủ tịch HĐQT VIB
HoSE thông báo thực hiện loại bỏ đối với giao dịch bán hơn 2,6 triệu cổ phiếu VIB vào ngày 31/10 của bà Lê Thị Huệ người có liên quan đến ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch ngân hàng VIB, do không công bố thông tin, không báo cáo trước khi giao dịch.
Chốt sổ tháng 10 VN-Index tăng 6 điểm, nhà đầu tư nên đổ tiền vào nhóm cổ phiếu nào?
Ngày 31/10 khép lại tháng 10 sóng gió trên thị trường chứng khoán với sắc xanh ở hầu hết các nhóm ngành giữ mùa báo cáo tài chính. Theob các chuyên gia khuyến nghị một số nhóm ngành nên lưu ý thời điểm này bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngân hàng…
Nhận định chứng khoán ngày 1/11: Cẩn trọng việc các quỹ cơ cấu danh mục
Thị trường có khả năng tiếp tục nhịp tăng nhẹ nhờ một số tín hiệu kỹ thuật tích cực từ MACD và RSI. Tuy nhiên, thanh khoản thấp và tâm lý thận trọng...
Thị trường chứng khoán ngày 31/10: VN Index lấy lại sắc xanh, kết thúc tháng 10 đầy biến động
Thị trường bật tăng trở lại, chủ yếu nhờ lực đẩy vào cuối phiên, giúp VN Index đóng cửa trong sắc xanh và kết thúc tháng 10 trong trạng thái tích cực.
Nhận định chứng khoán ngày 31/10: Chờ đợi tín hiệu dòng tiền được cải thiện
Áp lực bán ra tăng mạnh quanh vùng 1.260 điểm khiến VN Index không duy trì được đà tăng và quay đầu giảm nhẹ khi chốt phiên giao dịch ngày 30/10....
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) dự chi 1.200 tỷ đồng để trả cổ tức
Với 4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, GVR dự kiến chi khoảng 1.200 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.
Nhận định chứng khoán ngày 30/10: Tiếp đà hồi phục
Thị trường duy trì đà tăng khá tốt trong phiên giao dịch ngày 20/10 giúp VN Index vượt lên trên mốc 1.260 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật ngắn hạn được cải thiện đáng kể...
Thị trường chứng khoán ngày 29/10: VN Index vượt mốc 1.260 điểm, cổ phiếu vừa và nhỏ thăng hoa
VN Index có phiên phục hồi tích cực, vượt lại ngưỡng 1.260 điểm với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ việc dòng tiền lan tỏa trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ...
Thủy điện Cần Đơn (SJD) chốt trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 18%
CTCP Thủy điện Cần Đơn (mã chứng khoán: SJD) sẽ chốt danh sách trả cổ tức năm 2023 cho cổ đông với tỷ lệ 18% bằng tiền mặt.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/10: Sớm kiểm định lại vùng kháng cự 1.260 điểm?
Thị trường chứng khoán đã có những nỗ lực rõ rệt trong việc lấy lại cân bằng. Dù thanh khoản xuống thấp nhưng áp lực bán cũng có dấu hiệu hạ nhiệt khi sắc đỏ...
Tin nhanh chứng khoán ngày 28/10: Lực cầu nhập cuộc cuối phiên, VN Index tăng nhẹ
Thị trường chứng khoán có phiên tăng điểm nhẹ nhờ lực cầu vùng giá thấp nhập cuộc cuối phiên. Chỉ số đã phát đi tín hiệu đầu tiên trong việc lấy lại cân bằng...
HoSE hủy niêm yết cổ phiếu Sao Thái Dương (SJF) từ 1/11
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã ra thông báo về việc huỷ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu SJF của Công ty cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương (Sao Thái Dương).
Xe đạp Thống Nhất sẽ lên sàn UPCoM
Công ty CP Thống Nhất Hà Nội, tiền thân là nhà máy Xe đạp Thống Nhất, sẽ đưa gần 24 triệu cổ phiếu niêm yết giao dịch trên thị trường UPCoM.
Chứng khoán tuần mới (từ 28/10 đến 1/11): Trong nguy có cơ
Tuần giao dịch từ 21 đến 25/10 tiếp tục chứng kiến một tuần điều chỉnh mạnh của thị trường. Thanh khoản yếu cho thấy dòng tiền tiếp tục ...
Nhận định chứng khoán ngày 28/10: Thận trọng quan sát phản ứng thị trường
VN Index có tuần giao dịch rủi ro với 4/5 phiên giảm, khiến mốc 1.300 điểm vẫn là thử thách lớn. Chỉ số được kỳ vọng sẽ hồi phục nhẹ quanh vùng hỗ trợ 1.240-1.250...
Chứng khoán KAFI và Lisemco bị phạt hành chính hơn 200 triệu đồng
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt đối với đối với Công ty cổ phần chứng khoán KAFI và Công ty cổ phần Lisemco vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Năm 2025 và những triển vọng của cổ phiếu Dầu khí
Bước sang năm 2025, ngành dầu khí đang đứng trước một bức tranh đa chiều với những gam màu sáng tối đan xen. Theo PSI, trong kịch bản cơ sở giá dầu thô sẽ dao...
Tin nhanh chứng khoán ngày 25/10: Dòng tiền yếu, VN Index rơi về vùng 1.250 điểm
Thị trường khép lại với diễn biến suy yếu và phân hóa rõ rệt, VN Index mất gần 5 điểm, đóng cửa dưới mốc 1.253 điểm. Mặc dù áp lực bán không quá lớn...
Con gái Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu MSN
CTCP Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vừa công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ là bà Nguyễn Yến Linh - con gái Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang.