Điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, đảm bảo kiểm soát lạm phát
Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, sự an toàn của hệ thống ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Ngày 22/8, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội thảo với chủ đề “Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của khu vực doanh nghiệp: Khó khăn, thách thức và quyết tâm”.
Khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp đang rất khó khăn
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú nhận định, hiện bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước có nhiều trở ngại, thách thức, gây áp lực lớn đối với hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Trước tình hình hiện nay, Phó Thống đốc cho rằng, việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, duy trì và khôi phục sức khỏe của khu vực doanh nghiệp là ưu tiên hàng đầu, trong đó sự suy giảm khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn là vấn đề được đặc biệt quan tâm, cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp, chính sách hiệu quả để tháo gỡ.
Chính vì vậy, thời gian qua, Chính phủ đã chỉ đạo sát sao, quyết liệt đối với các bộ, ngành trong việc triển khai đồng bộ nhiều chính sách hỗ trợ khá toàn diện, tác động lên cả về phía cung và cầu để hỗ trợ doanh nghiệp. Có thể kể đến các chính sách về miễn, giảm thuế, phí và lệ phí; hỗ trợ về tài chính và tín dụng; thúc đẩy xuất khẩu, và bảo vệ chuỗi cung ứng... Và đến nay, sự sát sao và quyết liệt này của Chính phủ, sự vào cuộc kịp thời của các bộ, ngành đã từng bước tháo gỡ các khó khăn, thách thức, khôi phục niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp.
![]() |
Trong dòng chảy chính sách đó, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, sự an toàn của hệ thống ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong đó, những nỗ lực giảm mặt bằng lãi suất trong nền kinh tế, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, giảm phí thanh toán… đã góp phần hỗ trợ khu vực doanh nghiệp vượt qua các khó khăn, thách thức, duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh để từng bước phục hồi.
Tuy nhiên, tín dụng chỉ mới có tín hiệu tăng trở lại từ tháng 6, sang đến cuối tháng 7, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 4,6%, giảm đáng kể so với cùng thời điểm năm 2022 (9,54%). Điều này cho thấy khả năng hấp thụ vốn tín dụng của doanh nghiệp đang rất khó khăn. Giải quyết vấn đề này sao cho có hiệu quả là một thách thức lớn của ngành Ngân hàng.
Theo Phó Thống đốc, những nỗ lực để hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khu vực doanh nghiệp, nhất là trong việc tiếp cận và hấp thụ vốn, đã đạt được những kết quả không thể phủ nhận. Tuy nhiên, tình hình kinh tế trong và ngoài nước được dự báo tiếp tục có nhiều bất định, chúng ta sẽ còn phải đối mặt với các khó khăn, thách thức từ nhiều phía. Thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn tiếp tục phản ánh không ít khó khăn. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này cần phải tiếp tục có sự chung tay, đồng sức, đồng lòng và sự nỗ lực hơn nữa của các bộ, ngành và các chủ thể trong nền kinh tế để giúp cho khu vực doanh nghiệp phục hồi ổn định và tiếp tục phát triển.
Cần sự đồng bộ, thực thi trong quá trình triển khai chính sách
Kết luận Hội thảo, Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, khó khăn còn kéo dài và không ai nói trước được sẽ kéo dài bao lâu, do vậy rất cần sự đồng bộ, thực thi trong quá trình triển khai chính sách. Với thị trường bất động sản trên 90% là khó khăn về mặt pháp lý. Thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt nhằm đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản. Về phía NHNN cũng coi đây là vấn đề rất trọng tâm, để làm sao tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển, bởi lĩnh vực này là một trong những động lực giúp tăng trưởng nền kinh tế.
Đối với vấn đề tín dụng, theo Phó Thống đốc, chúng ta phải nhận diện đúng điểm nghẽn để có thể khơi thông dòng vốn, tháo gỡ điểm còn khó khăn. Tuy nhiên, cũng cần chia sẻ với Chính phủ, Nhà nước, các bộ, ngành lúc này, bởi hiện nay chính sách đã rất quyết liệt, có thể nói là hàng ngày, hàng giờ, hướng đến mục tiêu cuối cùng là để nền kinh tế không bị trầm lắng, tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội và giải quyết được việc làm cho người dân...
![]() |
Đối với ngành Ngân hàng, doanh nghiệp thì rất khó khăn nhưng đứng ở góc độ điều hành vĩ mô, có những thứ thuộc về khó khăn thường xuyên, hay nói cách khác, đó là ngân hàng có nhiệm vụ điều tiết tiền tệ và hoạt động ngân hàng, để làm sao đảm bảo mục tiêu chính trị lớn nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nhưng đồng thời phải làm sao giúp tăng trưởng kinh tế. Hai mục tiêu này nếu bằng một chính sách tiền tệ nhiều khi sẽ ngược chiều nhau nhưng phải tìm điểm chung và đảm bảo được mục tiêu đó. Trong nhiều năm qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội, hai mục tiêu này vẫn được đảm bảo.
Phó Thống đốc cũng chỉ ra một số vấn đề khó khăn trong điều hành chính sách tiền tệ hiện nay mà ngành Ngân hàng phải tính toán và giải quyết một cách hài hòa, chẳng hạn như vấn đề giảm lãi suất nhưng phải đảm bảo khối lượng tín dụng, đảm bảo kiểm soát chất lượng tín dụng và ổn định tỷ giá, đảm bảo niềm tin và thu hút vốn đầu tư hay việc giảm lãi suất cho vay nhưng phải hạn chế giảm lãi suất huy động ở mức độ phù hợp; thúc đẩy và tăng trưởng tín dụng, đây là yêu cầu rất cấp thiết lúc này nhưng lại phải đảm bảo chất lượng tín dụng không để nợ xấu tăng, đảm bảo an toàn hệ thống...
Cũng theo Phó Thống đốc, các NHTM phải thể hiện nhiều hơn nữa trách nhiệm với cộng đồng nhưng cũng phải đảm bảo an toàn tài chính, bên cạnh hạ lãi suất là giảm các loại phí. Đồng thời, cắt giảm các thủ tục tiếp cận tín dụng, tạo cơ hội kích thích nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp. Lúc này, các NHTM phải chia sẻ với các doanh nghiệp.
Tiếp tục thực hiện chính sách cơ cấu, giãn hoãn lại nợ, Thông tư 02/2023/TT-NHNN Quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn (Thông tư 02), tuỳ điều kiện thực tế của nền kinh tế có thể xem xét Thông tư 02 cho phù hợp.
Về điều hành chính sách tiền tệ, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết thêm, trong thời gian gian tới, NHNN sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, hợp lý, phù hợp với Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
-
BRICS tập trung vào mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào đồng USD
-
Cen Land hợp tác với Phố Xanh mở rộng thị phần bất động sản thổ cư
-
Bình Định thu hồi đất một số dự án vi phạm các quy định về khoáng sản và đầu tư xây dựng
-
Gần 5.800 tỷ đồng được giao dịch tại thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
-
Nợ nhóm 2 có xu hướng tăng: Ngân hàng nào đang có nhiều nợ ''cận xấu'' nhất?
-
Ngân hàng đẩy mạnh huy động vốn qua trái phiếu với lãi suất lên tới 9,7%/năm
-
Khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm của các ngân hàng liệu có dễ dàng?
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 4/10: Đồng USD thế giới chạm ngưỡng cao nhất kể từ tháng 11/2022
Diến biến trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,17%.
Đồng đô la Mỹ lên đỉnh, giá vàng rơi xuống mức thấp
Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (4/10), giá vàng giao ngay tại thị trường New York tiếp tục giảm sâu. Theo các chuyên gia, giá kim loại quý này có thể rơi về...
Nhiều ngân hàng và công ty tài chính được chấp thuận tăng vốn điều lệ
Tại báo cáo trình Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 21 ngân hàng thương mại cổ phần. Đối với các công ty tài chính, NHNN đã có văn bản chấp thuận tăng vốn điều lệ đối với 06 đơn vị.
Ngân hàng ACB phát hành 15.000 tỷ đồng trái phiếu trong 2 tháng
Trong bối cảnh ngân hàng bị “bệnh thừa tiền” như hiện nay, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (Mã chứng khoán: ACB) vẫn phát hành 15.000 tỷ đồng qua kênh ...
Ngân hàng OCB huy động 11.200 tỷ đồng trái phiếu trong 9 tháng đầu năm
Ngày 28/9, Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Đông (Mã CK: OCB) phát hành và hoàn tất lô trái phiếu OCBL2325009 có giá trị 2.000 tỷ đồng, nâng số tiền huy...
Tin ngân hàng ngày 3/10: NHNN báo cáo về vấn đề tái cơ cấu và xử lý nợ xấu
Tổng dư nợ tín dụng của TP HCM tăng 5,9% so với cùng kỳ; Ông Nguyễn Phi Hùng xin từ nhiệm Chủ tịch HĐQT PG Bank; Techcombank tung nhiều gói tín dụng hỗ trợ...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 3/10: Đồng USD thế giới vượt mức 107
Diễn biến trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng...
Tổng doanh thu phí bảo hiểm 9 tháng giảm 6,9%
Theo Tổng cục Thống kê, thị trường bảo hiểm đang gặp khó khăn nhất định do quy định chặt chẽ của hợp đồng bảo hiểm từ kênh bán hàng qua các ngân hàng...
Đồng đô la Mỹ tăng cao, giá vàng tiếp đà giảm sâu
Chốt phiên giao dịch rạng sáng nay (3/10), giá vàng giao ngay tại thị trường New York tiếp tục giảm sâu do đồng đô la Mỹ và lợi suất trái phiếu Mỹ tăng cao.
S&P: Techcombank tiếp tục dẫn đầu về vị thế vốn, xếp hạng tín dụng ổn định
Báo cáo của S&P vào tháng 9/2023 nhận định, vị thế vốn an toàn ở mức cao, cùng tỉ suất sinh lời hàng đầu cho phép Techcombank (TCB) chủ động quyết định chiến...
Ngân hàng “ôm” nhiều trái phiếu doanh nghiệp nhất vừa thu thêm 100 tỷ đồng từ trái phiếu
Theo báo cáo, trong ngày 22/9/2023, nhà băng này đã phát hành thành công 100 trái phiếu, mệnh giá 1.000.000.000 đồng/trái phiếu, tương ứng với tổng giá trị 100 tỷ đồng.
Tin ngân hàng ngày 2/10: Sau 3 năm, tăng trưởng huy động vốn cao hơn tín dụng
Tín dụng bất động sản chiếm 21,7% tổng dư nợ nền kinh tế; Sắp siết quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Sacombank ước lãi 6.175 tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm 2023…
Nhiều giải pháp mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp tiếp cận vốn, phục hồi kinh tế
Thông điệp cũng như chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước với các tổ chức tín dụng là phải hạ lãi suất cho vay. Điều này đang diễn ra rất tích cực, nhất...
Ngân hàng tích cực "đảo nợ" trái phiếu, vì sao?
Vài tháng trở lại đây, nhiều ngân hàng như: OCB, BIDV, ABBank,... đẩy mạnh mua lại trước hạn trái phiếu cũ, đồng thời phát hành lượng lớn trái phiếu mới.
Đối mặt với khó khăn, giá vàng chạm đáy
Các chuyên gia nhận định, vàng chắc chắn đang gặp khó khăn, vì vậy nhà đầu tư nên chuẩn bị cho một số biến động trong tuần vì thị trường sẽ đón nhận dữ liệu...
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 2/10: Đồng USD duy trì mức cao
Diễn biến trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 106,17.
HoREA kiến nghị “khẩn” Ngân hàng Nhà nước xin lùi Thông tư 08 thêm 1 năm
HoREA vừa có kiến nghị “khẩn” đề nghị Ngân hàng Nhà nước lùi thời hạn áp dụng quy định “các tổ chức tín dụng sử dụng tối đa 30% nguồn vốn huy động ngắn hạn...
Tin ngân hàng tuần qua: Phát hành gần 94.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu
Khẩn trương thực hiện các giải pháp xử lý những tổ chức tín dụng yếu kém; Eximbank ra mắt chương trình ưu đãi mới tới hết năm 2023; Khó khăn xử lý nợ xấu ngân hàng; Ngân hàng Nhà nước đã mua hơn 6 tỷ USD từ đầu năm…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật tuần qua.
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 1/10: Đồng USD thế giới lập kỷ lục tăng
Diễn biến trên thị trường Mỹ, chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt đứng ở mức 106,17, tăng 0,56%
Xem nhiều




