Doanh nghiệp dược phẩm "ấm no" trong năm 2022 nhờ tiêu thụ thuốc tăng
Trong quý 4/2022 và cả năm 2022, bức tranh lợi nhuận của doanh nghiệp dược phẩm phân hóa. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tăng trưởng vẫn chiếm áp đảo nhờ phần lớn nhu cầu tiêu thụ thuốc tăng cao.
Dược Hậu Giang lãi vượt kế hoạch, Dược Lâm Đồng lỗ đậm
Theo báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất quý 4/2022 tại CTCP Dược phẩm Imexpharm (mã: IMP) cho thấy doanh thu tăng 41% so với cùng kỳ lên 557 tỷ đồng. Công ty báo lãi sau thuế gần 79 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ và là kết quả theo quý cao nhất lịch sử.
Imexpharm cho biết, nhu cầu người dân phục hồi sau dịch, cộng với các hoạt động mở rộng thị trường đã giúp công ty báo lãi tăng trưởng sau thuế.
Lũy kế cả năm, doanh thu thuần của Imexpharm đạt 1.643 tỷ, lợi nhuận trước thuế 302 tỷ, lần lượt tăng 30% và tăng 26% so với năm 2021 và thiết lập mốc kết quả kỷ lục. So với kế hoạch năm 2022, công ty đã vượt 13% kế hoạch doanh thu và vượt 10% chỉ tiêu lợi nhuận.
Điển hình tại CTCP Dược Hậu Giang (mã: DHG) ghi nhận cả năm 2022 doanh thu thuần đạt 4.676 tỷ, lợi nhuận sau thuế 988 tỷ, lần lượt tăng 17% và 27% so với năm 2021. Đây cũng là mốc doanh thu và lợi nhuận kỷ lục từ trước đến nay. Với kết quả trên, DHG đã vượt 11% mục tiêu doanh thu và vượt 29% chỉ tiêu lợi nhuận năm 2022.
Tính riêng quý 4/2022, doanh thu thuần đạt 1.330 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ nhu cầu tiêu thụ thuốc tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm kháng sinh và các sản phẩm phòng bệnh, tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó doanh nghiệp cho biết đã chủ động tăng dự trữ nguyên liệu, thành phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. DHG lãi sau thuế 236 tỷ đồng, tăng 66% so với cùng kỳ.
Trong quý 4/2022, doanh thu thuần của CTCP Dược phẩm Hà Tây (mã: DHT) tăng 19,7% so với quý IV/2021, đạt 534 tỷ đồng. Trừ các chi phí phát sinh khác, quý IV/2022 DHT báo lãi trước thuế gần 45 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so với số lãi đạt được cùng kỳ năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế tăng gần 80% lên mức 36 tỷ đồng.
Luỹ kế cả năm 2022, doanh nghiệp dược phẩm này thu về 1.837 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 14% so với cả năm 2021. Lợi nhuận ròng đạt 99 tỷ đồng, tăng 39%.
CTCP Dược phẩm Trung ương 1 (Pharbaco – mã: PBC) cũng là một trong những doanh nghiệp báo lãi lớn trong năm qua khi ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 62 tỷ đồng, tăng 125% so với cùng kỳ và vượt 15% kế hoạch đề ra. Trong khi đó, CTCP Traphaco (mã: TRA) báo lãi ròng 293 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ.
Tương tự, CTCP Y Dược phẩm Vimedimex (mã:VMD) chính thức thoát lỗ. Cụ thể, quý 4/2022 ghi nhận 1.613 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 37% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 19 tỷ đồng trong khi quý IV/2021 lỗ 8 tỷ đồng nhờ doanh thu từ hoạt động tài chính cải thiện và các chi phí như bán hàng, tài chính, quản lý doanh nghiệp được tiết giảm. Năm 2022, công ty lãi 36 tỷ đồng tăng 71% so với năm trước.
Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp dược phẩm khách cũng ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực năm 2022 như CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (DBD) nhờ đẩy mạnh bán các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cũng đã ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng 29% đạt 244 tỷ đồng, CTCP dược phẩm Trung ương CPC1 (DP1) báo lãi năm 2022 ở mức 50,5 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước, hay Dược phẩm Dược liệu Pharmedic (PMC) với khoản lãi 83,4 tỷ đồng, tăng 29% so với năm 2021, MeKophar đạt 1.192 tỷ đồng doanh thu, tăng 5% và lãi sau thuế hơn 42 tỷ đồng, tăng 163%;…

Ở chiều ngược lại, một số doanh nghiệp dược phẩm vẫn ngậm ngùi báo lãi giảm hoặc thậm chí lỗ nặng trong năm 2022.
Điển hình tại Dược phẩm Trung ương (mã: DP2) năm 2022 doanh thu đạt 188 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với năm trước. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lỗ sau thuế 23 tỷ đồng.
Cùng hoàn cảnh, CTCP Dược Lâm Đồng – Ladophar (mã: LDP) trong quý 4/2022 lỗ sau thuế 12 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 59 tỷ đồng. Nguyên nhân đến từ nguồn thu từ hoạt động tài chính sụt giảm mạnh (quý IV/2022 ghi nhận 491 triệu đồng trong khi cùng kỳ là 31 tỷ đồng) và các chi phí như tài chính, quản lý doanh nghiệp, bán hàng đều tăng. Cả năm 2022, doanh nghiệp dược phẩm này lỗ sau thuế 39 tỷ đồng.
Như vậy, trong quý 4/2022 và cả năm 2022, bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp ngành dược phẩm phân hóa. Tuy nhiên, số doanh nghiệp tăng trưởng vẫn chiếm áp đảo.
Nhu cầu tiêu thụ thuốc tăng cao là một trong những nguyên nhân được nhiều doanh nghiệp dược phẩm lý giải cho kết quả kinh doanh thuận lợi trong năm 2022.
Doanh nghiệp dược phẩm còn ăn nên làm ra trong năm 2023
Theo SSI Resreach, tăng trưởng của ngành sẽ hạn chế trong năm nay và lợi nhuận có thể ghi nhận mức thấp trước khi khá dần lên. Tuy vậy, doanh thu ngành dược phẩm vẫn được kỳ vọng tăng 8% lên 169.000 tỷ đồng (7,2 tỷ USD) vào năm 2023.
Theo SSI, nửa đầu năm 2023 sẽ là khoảng thời gian khó lường đối với nguồn cung hoạt chất (API) và tá dược, trong bối cảnh khoảng 65% API được sử dụng trong việc sản xuất thuốc tại Việt Nam là từ Trung Quốc – quốc gia đã mở cửa trở lại; nhưng tình trạng thiếu hụt vẫn có thể xảy ra. Thêm vào đó, cuộc chiến giữa Nga - Ukraine khiến các hoạt chất và thuốc nhập khẩu từ Châu Âu có nguy cơ bị thiếu hụt. Chính vì vậy, các công ty có thể sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước sẽ giành được vị thế tốt hơn (điển hình là TRA).

Còn theo quan điểm của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), năm 2023, kênh ETC (kênh đấu thầu tại sở và bệnh viện) sẽ dễ thở hơn.
VDSC chỉ ra, có nhiều văn bản điều hành đang được Quốc Hội dự thảo nhằm làm rõ các quy định, hạn chế sai phạm trong công tác đấu thầu và tạo sức hút từ kênh ETC với các công ty sản xuất dược như sửa đổi Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, Thông tư 14/2020/TT-BYT, Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Mục tiêu đẩy mạnh phát triển kênh ETC trong dài hạn.
Song, thời gian trong việc thay đổi các văn bản điều hành kéo dài hơn dự kiến và tác động từ chính sách sẽ có độ trễ.
Dự báo của Fitch Solutions, doanh thu kênh ETC có thể đạt 5,46 tỷ USD trong năm 2023 và 6,81 tỷ USD trong năm 2026, tốc độ tăng trưởng kép 5 năm đạt 8%. Sự phục hồi của kênh ETC sẽ khiến kênh OTC giảm tốc nhưng kênh OTC vẫn được Fitch Solution dự báo đạt tốc độ tăng trưởng kép 5 năm là 7%.
Ngoài ra, nhu cầu mua sắm thuốc nhờ xu hướng già hóa dân số và chi tiêu dành cho dược phẩm gia tăng cũng sẽ là động lực tăng trưởng trong dài hạn.
Bên cạnh đó, Agriseco Research khuyến nghị đầu tư vào cổ phiếu ngành dược trong năm nay nhờ tính phòng thủ, ngành nghề kinh doanh ổn định, nhu cầu thiết yếu.
TIN LIÊN QUAN
Lãi ròng quý 1 vọt 72%: GELEX rót 100 tỷ thành lập công ty đầu tư mới
Tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng bài bản, GELEX chính thức thành lập Công ty mới, đóng vai trò sẽ hoạt động chính trong ngành hỗ trợ dịch vụ tài chính...
Vinaship (VNA) xin ý kiến bán tàu 27 tuổi: Cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt trong tháng 10
Không chỉ chủ động cơ cấu đội tàu để tinh gọn vận hành, Vinaship vẫn đảm bảo chia cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 6%. Trong bối cảnh lãi ròng quý I/2025 khiêm tốn...
Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM
Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
PV GAS: Vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam...
PVChem công bố và trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc
Sáng ngày 3/7/2025, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đối với ông Vũ Chí Công và ông Nguyễn Kim Mạnh Hoàng.
"Ông lớn" xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu
Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm...
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Xem nhiều




