Doanh nghiệp khốn đốn vì dịch Covid: Cứu ai?
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, hỗ trợ ngành nào cần được xem xét cho thỏa đáng và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam.
Dự thảo báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) cho thấy, hàng loạt ngành nghề đang đối mặt với vô vàn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, từ du lịch, nhà hàng, khách sạn đến dệt may; bán lẻ; cơ khí, chế tạo, ôtô; nông nghiệp và chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy sản; vận tải, logistics; hàng không; công nghệ thông tin, viễn thông...
Chia sẻ với khó khăn của các ngành kinh tế trong thời gian qua, đặc biệt kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho rằng, việc hỗ trợ các ngành kinh tế tồn tại, hồi phục và phát triển là điều cần thiết. Bản thân các doanh nghiệp trong nền kinh tế đã đóng góp rất lớn cho ngân sách nhà nước, đổi lại, đứng trước khó khăn của doanh nghiệp, ngân sách nhà nước cũng có sự hỗ trợ.
Ông đánh giá, các gói hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp bị thiệt hại bởi Covid-19 có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế và có tính nhân văn cao, giúp cho các chủ thể có thể tồn tại, vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Vậy nhưng việc triển khai thực hiện các gói hỗ trợ còn chậm, chưa đạt hiệu quả mong muốn, chưa tiếp cận được nhiều nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và khó khăn. Do đó, cần đánh giá toàn diện các chính sách hỗ trợ đối tượng chịu ảnh hưởng bởi đại dịch dodovid-19 để đưa ra các dự báo, kịch bản, đề xuất phù hợp nhằm hỗ trợ hiệu quả hơn.
"Đây là những khoản chi từ ngân sách nhà nước nên đòi hỏi phải có quy trình, yêu cầu, nguyên tắc, thủ tục hành chính... Khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện cần thiết đó thì mới giải ngân được, để tránh việc sử dụng không hiệu quả và lợi dụng của một số đối tượng, chi tiêu sai ngân sách nhà nước", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lưu ý.
Khẳng định cần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân đang gặp khó khăn vì dịch Covid-19, tuy nhiên, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cũng lưu ý, hỗ trợ ngành nào thì cần được xem xét cho thỏa đáng và phù hợp với điều kiện thực tiễn của nền kinh tế Việt Nam. Điều kiện thực tiễn của nền kinh tế là gì thì cũng cần xem xét phù hợp.

Ở đây, ông Thịnh đề nghị hai hướng:
Thứ nhất, Chính phủ nên xem xét những ngành có tính sống còn, thiết yếu đối với nền kinh tế quốc dân và sự tồn tại, phát triển của xã hội trong tương lai, tạo ra bước đột phá.
Thứ hai, có thể xem xét các doanh nghiệp hiện thời đang đóng góp lớn vào nền kinh tế, bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19.
"Như vậy, có thể nhìn vào tương lai các ngành tạo ra sức bật, và ở hiện tại thì nhìn vào những doanh nghiệp có thể hồi phục ngay trong thời gian đang diễn ra dịch bệnh, nếu những doanh nghiệp đó hồi phục thì cũng sẽ giúp cho các ngành khác hồi phục. Quan trọng hơn là phải cân đối trong khả năng vốn của ngân sách nhà nước, xếp theo thứ tự ưu tiên và giải trình của cơ quan quản lý nhà nước.
Doanh nghiệp nào, ngành nào cũng kêu khó khăn, nhưng ngân sách nhà nước như bà mẹ nghèo, các con cùng kêu làm sao đáp ứng hết được. Do vậy, phải có tính toán phù hợp", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Ông cũng lưu ý, với các doanh nghiệp đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh như dịch vụ hàng không, nhà hàng, khách sạn, du lịch... nếu còn dịch bệnh thì không thể kích thích các dịch vụ đó cung ứng trở lại. Dịch bệnh được khống chế thì nhu cầu thị trường mới xuất hiện trở lại.
Vì vậy, lúc này, cần các gói chính sách dành cho những doanh nghiệp bị mất nhu cầu thị trường do dịch bệnh để kéo dài sức chống chịu, như hỗ trợ doanh nghiệp trả chi phí tiền công, tiền lương để họ không phải sa thải lao động, giãn thời gian trả các khoản vay cũ, giảm các chi phí tài chính liên quan đến thuê đất đai, nhà cửa...
Riêng với hàng không, đó là ngành quan trọng và có tốc độ phát triển cao. Theo đánh giá của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), trong khoảng 10 năm trở lại đây (tính đến trước Covid-19), thị trường vận tải hàng không Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, với tốc độ tăng trưởng liên tục đạt mức 2 con số, trung bình đạt 15,8%/năm.
Dự báo, đây vẫn là ngành phát triển mạnh trong thời gian tới, đặc biệt khi nhiều quốc gia trên thế giới đã tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 một cách rộng rãi và Việt Nam cũng đang gấp rút triển khai.
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, trong một thời gian ngắn nữa, khoảng cuối năm nay, việc áp dụng hộ chiếu vaccine sẽ diễn ra, góp phần làm cho hoạt động hàng không trở lại bình thường. Vì thế, cần có những hỗ trợ nhất định cho ngành này, ít nhất là từ nay đến cuối năm.
"Về nguyên tắc, trong kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự đổi mới, tự tái cấu trúc, tự mình vượt qua khó khăn. Nhưng do đại dịch Covid-19 quá đặc biệt, chưa có tiền lệ, đồng thời điều kiện phát triển của ngành vẫn tiếp tục sáng, nên Nhà nước có thể hỗ trợ ở một số khâu nhất định, như giảm lãi vay, giãn thời gian trả các khoản nợ cũ, giảm phí dịch vụ cất, hạ cánh máy bay và dịch vụ điều hành, thuế môi trường... Điều này là cần thiết để các hãng hàng không tồn tại", ông Thịnh bày tỏ quan điểm.
Bộ KH-ĐT cho biết, dịch Covid-19 khiến thị trường vận tải hàng không sụt giảm nghiêm trọng nhất. Nhu cầu vận tải hàng không giảm mạnh ở mức 34,5 - 65,9% so với năm 2019. Doanh thu dịch vụ vận tải hàng không năm 2020 sụt giảm trung bình trên 61% so với 2019.
Nguy hiểm hơn, đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ ba trong giai đoạn cao điểm sát tết đã khiến doanh thu của ngành hàng không giảm khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2020 (thời điểm sát Tết năm 2020 dịch chưa bùng phát). Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp suy giảm và tiến tới sát giới hạn mất khả năng thanh toán.
Cùng với tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, tâm lý khách hàng trên khắp thế giới bị thay đổi, dự báo hoạt động vận tải hàng không sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2021. Trường hợp tình hình COVID-19 được kiềm chế, phải đến năm 2024 hoạt động của ngành hàng không mới có thể phục hồi như trước khi có dịch…
Bộ KH-ĐT cho biết, hãng Vietnam Airlines lỗ quý 1 ở mức 4.800 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm có thể lên đến 10.000 tỷ̉ đồng. Hiện số nợ Vietnam Airlines phải trả quá hạn đã tới 6.240 tỷđồng và đang rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn.
Bamboo Airways và Vietjet Air đang dần hết nguồn lực về tài chính để hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng không.
Với những khó khăn trên, Bộ KH-ĐT đề xuất Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trình Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất khoảng 4% cho khoản vay tín dụng trong năm 2021 - 2023 cho các hãng hàng không. Với mục đích giúp các hãng tư nhân giải quyết thanh khoản, duy trì nguồn lực để hoạt động và phát triển, tương tự như gói hỗ trợ của Chính phủ cho Vietnam Airlines.
Cạnh đó, Bộ đề xuất Chính phủ chỉ đạo Bộ GTVT cho phép kéo dài thời gian giảm 50% phí dịch vụ cất, hạ cánh máy bay và dịch vụ điều hành bay cùng với thời gian áp dụng mức giá tối thiểu 0 đồng đối với các dịch vụ chuyên ngành hàng không thuộc danh mục Nhà nước quy định khung giá cho đến hết năm 2021.
Cơ quan này cũng đề xuất, Bộ Tài chính sửa đổi quyết định số 87 về điều kiện giao dịch ký quỹ cho phép các doanh nghiệp hàng không và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid-19 không bị cắt margin (giao dịch ký quỹ) khi lợi nhuận âm hai quý liên tục.
TIN LIÊN QUAN
Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM
Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
PV GAS: Vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam...
PVChem công bố và trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc
Sáng ngày 3/7/2025, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đối với ông Vũ Chí Công và ông Nguyễn Kim Mạnh Hoàng.
"Ông lớn" xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu
Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm...
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Chuẩn bị rót 4.000 tỷ mở rộng nhà máy tại Hậu Giang, công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát tham vọng…
Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang lên kế hoạch rót 4.000 tỷ đồng để mở rộng nhà máy Number One tại Hậu Giang, trong đó 30% là vốn góp từ doanh nghiệp, 70% vốn vay.
TNEX Finance bắt tay ZaloPay nâng tầm trải nghiệm tài chính số
Việc tích hợp dịch vụ tài chính TNEX vào ZaloPay giúp mở rộng tiện ích số, góp phần thay đổi cách người Việt tiếp cận, sử dụng các giải pháp vay tiêu dùng, chi tiêu...
Xem nhiều




