VnFinance
Thứ ba, 28/09/2021, 17:45 PM

Doanh nghiệp ngoại vẫn lựa chọn Việt Nam: Lời người trong cuộc

Theo chuyên gia, việc doanh nghiệp nước ngoài chuyển sản xuất đi đâu là bài toán chiến lược.

Nhiều doanh nghiệp FDI vẫn đẩy mạnh đầu tư, rót thêm vốn vào Việt Nam

Tại Tọa đàm “COVID-19 và FDI: Tác động và triển vọng” do Cổng TTĐT Chính phủ tổ chức ngày 27/9, đại diện một số doanh nghiệp FDI đánh giá, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư nước ngoài trong tầm nhìn dài hạn và bền vững bởi tình hình chính trị xã hội ổn định, nguồn lao động trẻ dồi dào, cơ sở hạ tầng sản xuất và lưu thông cùng các ưu đãi đầu tư.

Tổng Giám đốc tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho khẳng định, doanh nghiệp này không thay đổi chiến lược kinh doanh do đại dịch Covid-19.

Với sự hỗ trợ từ các bộ, ngành, địa phương, thời gian tới Samsung sẽ tiếp tục mở rộng sản xuất, tiếp tục đầu tư thiết bị cho 6 nhà máy đang hoạt động tại quốc gia này.

"Nếu trước đây Samsung chỉ đầu tư và sản xuất, lắp ráp thì sắp tới tập đoàn sẽ nâng cấp đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu và phát triển để đưa Samsung Việt Nam trở thành một cứ điểm sản xuất lớn trên toàn cầu", đại diện Samsung Việt Nam nhấn mạnh.

Ông Choi Joo Ho cho biết, hiện Samsung Việt Nam đang tiếp tục xây dựng trung tâm R&D (nghiên cứu và phát triển) quy mô hơn 220 triệu USD tại Hà Nội. Trung tâm R&D này sẽ nghiên cứu phát triển 5G, cơ sở dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, góp phần nâng tầng tổ hợp Samsung tại đây.

Đại diện Samsung Việt Nam khẳng định, nếu Việt Nam vừa chống dịch hiệu quả, vừa duy trì lưu thông hàng hóa, bảo đảm hoạt động chuỗi cung ứng thì đầu tư nước ngoài vào sẽ tiếp tục tăng lên trong dài hạn.

Trong 6 tháng đầu năm công ty này vẫn duy trì sản xuất, xuất khẩu, và nếu nhà máy Samsung tại TP.HCM sớm hoạt động trở lại thì hãng sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu đã đề ra trong năm nay.

Trong khi đó, là một trong những nhà đầu tư vừa quyết định mở rộng đầu tư tại quốc gia này, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam, cho biết tập đoàn vừa quyết định đầu tư 132 triệu USD để xây dựng nhà máy mới tại Đồng Nai trong 2 năm tới, qua đó đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất của Nestlé tại châu Á và châu Đại Dương.

Về lý do Nestlé quyết định mở rộng đầu tư, ông Binu Jacob cho hay cơ sở sản xuất tại Việt Nam đang là nhà máy hiệu quả hàng đầu của Nestlé, vì vậy, tập đoàn đã quyết định đầu tư nhà máy sản xuất mới tại Đồng Nai.

Thống kê của Bộ KH-ĐT về tình hình sản xuất của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 9 tháng đầu năm 2021 cho thấy, cả nước có 34.141 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 403,19 tỷ USD. Vốn thực hiện ước đạt 245,14 tỷ USD, bằng 60,8% tổng vốn đầu tư.

Theo Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc, con số thu hút đầu tư nước ngoài 9 tháng năm 2021 thể hiện sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài với môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, những khó khăn, vướng mắc chỉ mang tính nhất thời.

Quay lại Trung Quốc không dễ

Trước đó, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam, gồm Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), Hội đồng kinh doanh Mỹ – ASEAN (USABC), Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham) đã đồng loạt ký tên trong thư gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất chiến lược “Phòng ngừa và kiểm soát đại dịch ở từng khu vực” nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn trong trạng thái chống dịch mới.

Trong thư, cả bốn hiệp hội đều nhấn mạnh, Việt Nam phải hành động ngay bây giờ để duy trì khả năng cạnh tranh trong khu vực và toàn cầu, đồng thời không bị tụt hậu trong quá trình phục hồi kinh tế. Nếu chậm mở cửa, cơ hội đầu tư sẽ không quay lại Việt Nam. Trước hết doanh nghiệp cần có lộ trình rõ ràng cho việc mở cửa trở lại ngay từ bây giờ.

Các hiệp hội nước ngoài cho rằng doanh nghiệp cần có lộ trình rõ ràng cho việc mở cửa trở lại ngay từ bây giờ.

“Các cuộc khảo sát mà các hiệp hội của chúng tôi đã thực hiện cho thấy ít nhất 20% thành viên sản xuất của chúng tôi đã chuyển một số hoạt động sản xuất sang một quốc gia khác, với nhiều cuộc thảo luận hơn đang được tiến hành. Một khi sản xuất thay đổi, rất khó để quay trở lại, đặc biệt là khi dây chuyền sản xuất đã được mở rộng ở nơi khác”, nội dung văn bản cho biết.

Tờ CNBC của Mỹ cũng cho biết, những khó khăn trong sản xuất đã khiến một số công ty nước ngoài phải cân nhắc lại quyết định chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc và sang Việt Nam.

Tờ báo này thông tin, một số công ty đã chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc và vào Việt Nam trong vài năm qua - nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng và tránh thuế quan - đã đi xa hơn khi nói rằng họ đang đưa sản xuất trở lại Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại (Bộ Công thương), việc doanh nghiệp nước ngoài quay lại Trung Quốc không hề đơn giản.

Vị chuyên gia nhắc lại trước đây, nhiều doanh nghiệp nước ngoài rút sản xuất ra khỏi Trung Quốc là do cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, để tránh bị áp thuế cao hơn đối với các sản phẩm. Trên thực tế, quá trình này còn bắt đầu sớm hơn do mức sống ở Trung Quốc tăng lên đáng kể, chi phí lao động cũng tăng ảnh hưởng đến lãi suất, còn chiến tranh thương mại chỉ thúc đẩy nó. Bản thân chính quyền Biden cũng không huỷ bỏ mức thuế cấm đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.

Doanh nghiệp sản xuất chống chọi giữa "tứ bề thọ địch". Ảnh: Bộ Công thương.

"Ở thời điểm này, nhiều doanh nghiệp nước ngoài có thể quay lại Trung Quốc như một phương án tạm thời trước mắt. Lý do là vì, khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung xảy ra, họ chỉ chuyển một phần dây chuyền sản xuất sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Như vậy, dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc chưa hề rút đi toàn bộ, cho nên, khi sản xuất ở Việt Nam hay quốc gia nào đó - nơi họ đặt nhà máy, gặp trục trặc thì họ có thể tranh thủ đẩy mạnh sản xuất ở Trung Quốc để duy trì sản lượng", PGS.TS Nguyễn Văn Nam lý giải và đánh giá trước mắt, doanh nghiệp nước ngoài ứng phó như vậy là hợp lý, tuy nhiên, về lâu dài thì chưa thể đoán định được.

"Các doanh nghiệp nước ngoài so sánh Việt Nam với Trung Quốc và các nước trong khu vực như sự lựa chọn để đầu tư, nhưng chuyển đi đâu là bài toán có tính chiến lược.

Sức hấp dẫn nhất của Trung Quốc chính là thị trường rộng lớn gần 1,4 tỷ dân, các quốc gia đều muốn thâm nhập để tận dụng sức tiêu thụ hàng hóa của thị trường này. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn nhiều mảng làm ăn khác với Trung Quốc không dễ dàng.

Doanh nghiệp nước ngoài quay lại Trung Quốc không đơn giản, mà nguyên nhân quan trọng nhất là vì Trung Quốc chưa có một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, quản lý nhà nước vẫn nặng về các biện pháp hành chính, bảo hộ cho doanh nghiệp nhà nước.

Có một số ngành trước đây được Trung Quốc mở cửa, phát triển mạnh nhưng giờ cũng bắt đầu siết lại như công nghệ. Đặc biệt, quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc với các quốc gia phát triển chưa ổn thỏa", nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại phân tích.


Câu chuyện thứ Hai: Đại hội cổ đông và chiến lược mới của các “ông lớn” doanh nghiệp
Câu chuyện thứ Hai: Đại hội cổ đông và chiến lược mới của các “ông lớn” doanh nghiệp
01/05/2024 Doanh nghiệp

Tuần cuối của tháng tư, nhiều doanh nghiệp lớn đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông. Với những chiến lược và định hướng cụ thể, không chỉ nhằm củng cố vị thế...

Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm
Tập đoàn Hòa Phát lãi đậm, nợ vay cao kỷ lục hơn 77.000 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay giảm
30/04/2024 Doanh nghiệp

Quý I/2024, Tập đoàn Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long lãi lớn gần 3.000 tỷ cao gấp 7,5 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp hơn so với quý liền trước...

4 tháng đầu năm, hơn 81 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập
4 tháng đầu năm, hơn 81 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập
30/04/2024 Doanh nghiệp

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cả nước có 81,3 nghìn doanh nghiệp dân doanh đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động...

Microsoft đạt lợi nhuận khủng nhờ AI
Microsoft đạt lợi nhuận khủng nhờ AI
30/04/2024 Doanh nghiệp

Microsoft cho biết đạt doanh thu, lợi nhuận 61,86 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm 2024 nhờ các sản phẩm tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI).

FECON đặt kế hoạch doanh thu 4.000 tỷ đồng, kỳ vọng bứt phá từ 80 dự án trong năm 2024
FECON đặt kế hoạch doanh thu 4.000 tỷ đồng, kỳ vọng bứt phá từ 80 dự án trong năm 2024
29/04/2024 Doanh nghiệp

Mới đây, CTCP FECON (mã chứng khoán: FCN) đã đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Theo đó, năm 2024, doanh thu của FECON dự...

Sửa điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sửa điều kiện vay vốn của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
27/04/2024 Doanh nghiệp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 45/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 về tổ chức và hoạt động...

Taseco Land muốn tham gia đấu giá những dự án nào?
Taseco Land muốn tham gia đấu giá những dự án nào?
27/04/2024 Doanh nghiệp

Theo kết quả kinh doanh năm 2023 của Công ty CP Đầu tư Bất động sản Taseco (Taseco Land), tính đến ngày 31/12/2023, nợ phải trả là 6.039 tỷ đồng, tăng 49% so với...

Lợi nhuận doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Pudential sụt giảm, Shinhan Life lỗ đậm
Lợi nhuận doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ: Pudential sụt giảm, Shinhan Life lỗ đậm
26/04/2024 Doanh nghiệp

Báo cáo tài chính năm 2023 tại 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cho thấy, chỉ có 3 doanh nghiệp báo lãi còn lại đều sụt giảm, đặc biệt Shinhan Life...

Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng
Quý 1/2024, doanh thu FPT Retail đạt 9.042 tỷ đồng
26/04/2024 Thị Trường

Vào ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với lợi nhuận trước thuế...

Cen Land: Mảng kinh doanh mới đào tạo, du học tiềm năng, đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 trên 3.200 tỷ đồng
Cen Land: Mảng kinh doanh mới đào tạo, du học tiềm năng, đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 trên 3.200 tỷ đồng
26/04/2024 Doanh nghiệp

Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

HBC thông qua phương án phát hành 274 triệu cổ phiếu riêng lẻ tăng nguồn vốn
HBC thông qua phương án phát hành 274 triệu cổ phiếu riêng lẻ tăng nguồn vốn
26/04/2024 Doanh nghiệp

Sau công bố những kết quả tích cực tại thị trường Kenya và Mỹ, chiều 25/4, Đại hội đồng cổ đông Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình...

Masan Group làm ăn ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?
Masan Group làm ăn ra sao trong quý đầu tiên năm 2024?
26/04/2024 Doanh nghiệp

Quý I/2024, lợi nhuận của Masan Group tiếp tục tăng trưởng. Nợ vay hơn 69.000 tỷ đồng, xấp xỉ so với đầu năm, chiếm gần 48% nguồn vốn.

ĐHCĐ Vinamilk: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững
ĐHCĐ Vinamilk: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững
26/04/2024 Doanh nghiệp

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện...

Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh
Lãnh đạo Tập đoàn Thành Nam bị tạm hoãn xuất cảnh
26/04/2024 Doanh nghiệp

Mới đây, Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành văn bản về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Hùng Cường (SN 1977), đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Tập đoàn Thành Nam. Nguyên nhân là do công ty này chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Bài 1: Điểm danh những khu “đất vàng' ở Hà Nội nhưng thất thu
Bài 1: Điểm danh những khu “đất vàng" ở Hà Nội nhưng thất thu
25/04/2024 Doanh nghiệp

Câu chuyện lãng phí đất công không chỉ xảy ra ở các thành phố lớn mà còn diễn ra tại nhiều địa phương trên cả nước. Tình trạng này đã gây thất thoát,...

Quảng Nam: Bị xử phạt 80 triệu đồng vì chiếm hơn 6.000m2 đất, Công ty TNHH Nông nghiệp Đông Giang xin nộp phạt nhiều lần
Quảng Nam: Bị xử phạt 80 triệu đồng vì chiếm hơn 6.000m2 đất, Công ty TNHH Nông nghiệp Đông Giang xin nộp phạt nhiều lần
25/04/2024 Doanh nghiệp

UBND tỉnh Quảng Nam giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra nội dung đơn của Công ty TNHH Nông nghiệp Đông Giang...

An Gia (AGG) đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 43%, huy động vốn điều lệ lên 1.938 tỷ đồng
An Gia (AGG) đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 43%, huy động vốn điều lệ lên 1.938 tỷ đồng
24/04/2024 Doanh nghiệp

Với thành quả đạt được từ năm trước và kế hoạch triển khai các dự án cụ thể, An Gia đặt kế hoạch lợi nhuận năm nay tăng 43%. Công ty lên kế hoạch...

Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng
Quý I/2024: Phát Đạt lãi đậm, nợ vay còn hơn 3.500 tỷ đồng
24/04/2024 Doanh nghiệp

Quý I/2024, Phát Đạt lãi đậm nhưng dòng tiền kinh doanh âm nặng. Doanh nghiệp còn hơn 3.500 tỷ đồng nợ vay được thế chấp bởi cổ phiếu, bất động sản và hơn 7.000 tỷ...

Thay đổi thượng tầng, TTC Land chuẩn bị nguồn lực cho “cuộc chơi mới”
Thay đổi thượng tầng, TTC Land chuẩn bị nguồn lực cho “cuộc chơi mới”
23/04/2024 Doanh nghiệp

Theo TTC Land, việc thay đổi loạt nhân sự cấp cao nhằm tăng cường nguồn lực nhiều kinh nghiệm, am hiểu thị trường nhằm ưu tiên phát triển mảng bất động sản công nghiệp...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance