Đổi rừng lấy khu nghỉ dưỡng: Nguy cơ phá di sản suối Bang
Trong bất kỳ trường hợp nào việc phá rừng lấy đất đều sẽ làm mất sự cân bằng của thiên nhiên và đều gây ra những hậu quả lớn.
Di sản quý hiếm bị xâm hại
Trước thông tin UBND tỉnh Quảng Bình ký quyết định thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 20.300 m2 đất cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh thuê thực hiện Dự án đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng Suối nước nóng Bang tại xã Kìm Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình, GS.TS Tạ Hòa Phương, Chủ tịch Hội Cổ sinh – Địa tầng Việt Nam bày tỏ nhiều lo ngại.
Dự án được khởi động từ năm 2004 nhưng sau đó bị bỏ hoang. Đến năm 2008 lại được giao cho một chủ đầu tư khác nhưng số phận dự án này không khá hơn. Toàn bộ khu vực này đến nay vẫn là khu hoang phế, biến dạng, nhiều khu vực bị cày xới san lấp luôn một số mạch nước lộ thiên, xâm hại nhiều cảnh quan nguyên sơ, gây ô nhiễm môi trường của suối nước khoáng nóng Bang.
Đến năm 2016 dự án bị thu hồi và giao cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh tiếp tục thực hiện.
"Tôi đến nghiên cứu các tầng địa chất tại suối Bang rất nhiều lần, hai lần trở lại gần đây nhất, khu vực này làm tôi rất thất vọng và lo lắng", GS Tạ Hòa Phương chia sẻ.
GS Phương cho hay, suối nước nóng Bang, xã Kim Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình là suối nước nóng nhất Việt Nam với nhiệt độ lên tới 105 độ C, có vẻ đẹp hoang sơ, nằm lộ thiên giữa cánh rừng nguyên sinh.
Nước của Suối Bang có chứa các nguyên tố vi lượng quý hiếm đặc biệt nhất cả nước cũng đã được ghi nhận. Thế nhưng, để phát triển khu nghỉ dưỡng, du lịch mà doanh nghiệp đã đào xới, phá nát toàn bộ khu vực này.
"Nước nóng ở suối Bang rất đặc biệt, những mạch nước suối trong lòng đất được đẩy lên, cất đọng lại xung quanh thành như hình chiếc nón, giống miệng núi lửa và trên các họng nón đó nước nóng được phun ra ngoài. Đó là những hình ảnh đặc biệt, đáng quý, đáng được xem nhất tại khu vực suối nóng suối Bang.
Tuy nhiên, gần đây khu vực này đã bị doanh nghiệp đào xới, bê tông hóa, bịt lại những miệng nón nước nóng tự nhiên để dẫn vào đường ống phục vụ cho mục đích phát triển khu nghỉ dưỡng của doanh nghiệp. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tài nguyên thiên nhiên của đất nước, tài sản của cả quốc gia nhưng lại đang phục vụ cho lợi ích của một doanh nghiệp.
Việc làm này không những gây tác động lớn tới hạ tầng địa chất của khu vực này, gây ảnh hưởng lớn tới mạch nước khoáng ngầm mà còn phá hủy hoàn toàn một di sản tiêu biểu của suối khoáng Bang, khó có thể khôi phục được", GS Tạ Hòa Phương nói.
Đổi rừng làm du lịch, bài học từ thủy điện
Tiếp tục phân tích, vị GS bày tỏ lo ngại với mối nguy phá rừng tại khu vực này nếu thực hiện việc thu hồi một diện tích rừng quá lớn như vậy.
Vị GS cho biết, thiết kế địa tầng khu vực được quy hoạch xây dựng và phát triển dự án bao gồm cả đất rừng sản xuất, rừng tự nhiên nếu phá rừng, chuyển đổi đất rừng sang mục đích khác, hậu quả không khác gì thủy điện phá rừng lấy đất. Nguy cơ gây lũ lụt, sạt lở hoàn toàn có thể xảy ra như từng xảy ra với thảm họa tại Rào Trăng 3 mới đây.
"Trong bất kỳ trường hợp nào việc phá rừng lấy đất đều sẽ làm mất sự cân bằng của thiên nhiên và đều gây ra những hậu quả lớn. Việc này phải hết sức thận trọng", vị GS cảnh báo.
Bên cạnh đó, GS Tạ Hòa Phương cũng cho hay, phát triển dự án nghỉ dưỡng, du lịch cũng đồng nghĩa với việc phải phát triển hạ tầng, đường xá, khu vui chơi, ăn nghỉ... như vậy, điều ông lo ngại không chỉ có 20.300 m2 bị xâm hại mà diện tích đất rừng có thể còn bị xâm hại còn lớn hơn nữa.
"Những tác động là rất lớn, cá nhân tôi không khuyến khích việc phá rừng để phát triển du lịch", vị chuyên gia nhấn mạnh.
Bộ Văn hóa yêu cầu không xâm hại di tích
Đáng nói, quyết định thu hồi 20.300 m2 đất của UBND tỉnh Quảng Bình đã đi ngược với chỉ đạo của Bộ VH-TT-DL mới đây.
Theo văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Bình của Bộ VH-TT-DL ký hồi tháng 3/2020 cho thấy, cơ quan này mới có ý kiến thống nhất nội dung Quy hoạch chi tiết dự án này với ranh giới và phạm vi nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch giai đoạn 1 là 471.496,3m2.
Cũng tại văn bản này, Bộ đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình không xâm hại Di tích Suối nước khoáng Bang (nằm trong khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích Đường 16) là một trong số các điểm di tích thuộc hệ thống di tích quốc gia, quốc gia đặc biệt Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh tại tỉnh Quảng Bình.
Bộ Văn hóa nhấn mạnh, yếu tố cấu thành giá trị của di tích gồm: khu vực bia di tích, hạng mục bể tắm của bộ đội Trường Sơn và đoạn suối cùng cảnh quan hai bên bờ suối (thuộc khu vực bảo vệ I của di tích) cần được bảo tồn. Do đó, UBND tỉnh Quảng Bình phải bổ sung hồ sơ đầy đủ hiện trạng và phương án bảo tồn các hạng mục công trình di tích.
Đồng thời, các hạng mục đầu tư xây dựng mới phục vụ việc khai thác du lịch không được làm ảnh hưởng đến việc bảo tồn các giá trị di tích, tránh làm thay đổi địa hình để bảo vệ cảnh quan thiên nhiên trong khu vực. Không tổ chức xây dựng công trình tại khu vực phía nam khu quy hoạch thuộc khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích Đường 16.
Bộ Văn hóa cũng đặc biệt lưu ý, đối với khu vực quy hoạch có hiện trạng là đất rừng sản xuất, rừng tự nhiên và việc chuyển đổi mục đích sử dụng cần được rà soát để đề nghị cơ quan thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
TIN LIÊN QUAN
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành...
“Cha chung” đã có người khóc
“Cha chung không ai khóc”, câu thành ngữ quen thuộc này chỉ sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với công việc chung. Nó xuất phát từ tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy rạng”...
Quyền của chủ sở hữu nhà ở
Hiện nay, chủ sở hữu nhà ở có những quyền gì? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương mại, du lịch, kích thích...
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng;...
Hà Nội sẽ làm 3 cây cầu bắc qua sông Hồng giai đoạn 2025-2030
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh...
Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo số 532/TB-VP về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới
Theo Cushman & Wakefield, năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025
Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 21/11: Loạt sai phạm tại dự án khu dân cư Phước Long chưa được xử lý
Cần Thơ phê duyệt đầu tư dự án Aeon Mall trị giá 5.400 tỷ đồng; Tập đoàn QuickPack đầu tư 30 triệu EUR vào KCN của Đồng Tâm Group ở Long An;...
Dự án Aqua city của Novaland đã được tháo gỡ vướng mắc về pháp lý sau 2 năm
Ngày 19/11, Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức đã ký Quyết định số 3479 chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000...
HoREA đề xuất nâng mức tổng chi phí lãi vay không vượt quá 50% tổng lợi nhuận thuần
Tại Công văn số 148/2024/CV-HoREA gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính, Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA)...
Đề xuất áp thuế suất thu nhập doanh nghiệp 6% đối với nhà đầu tư NƠXH cho thuê
Đây là đề xuất của Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) tại Văn bản số 147/2024/CV-HoREA gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung quy định...
Thị trường căn hộ Hà Nội: Từ “sốc giá” đến cơ hội trong chu kỳ tăng trưởng mới
Dù giá căn hộ sơ cấp trung bình trong quý 3/2024 đạt ngưỡng 72 triệu đồng/m2, nhưng đây chỉ là khởi đầu của một chu kỳ tăng trưởng mới, 2025 thị trường căn hộ...
Đất hết thời hạn sử dụng có được chuyển nhượng, tặng cho?
Cá nhân trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp nếu hết thời hạn thì tiếp tục được sử dụng mà không cần phải gia hạn; trường hợp có nhu cầu gia hạn thì thực hiện...
Thanh Oai (Hà Nội): Tiếp tục đấu giá đất, khởi điểm thấp 5,3 triệu đồng/m2
19 thửa đất tại xã Đỗ Động, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tiếp tục lên sàn với giá khởi điểm thấp chỉ 5,3 triệu đồng/m2.
Ngân hàng tiếp tục hạ giá hàng trăm tỷ đồng để rao bán dự án Kenton Node
Mới đây, hai ngân hàng MSB và BIDV tiếp tục ra thông báo bán đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên...