Dược phẩm Bến Tre: Vì đầu cổ phiếu DBT tăng nhanh đến vậy?
Nhìn lại quá trình hoạt động của DBT trong khoảng thời gian gần đây, câu hỏi đặt ra là điều gì khiến cổ phiếu DBT tăng nhanh đến vậy?
DBT niêm yết trên HNX từ năm 2009, vừa qua được HOSE chấp thuận niêm yết và giá cổ phiếu này tăng hơn 50% trong 7 phiên. Tính từ 1 tháng trở lại đây (Từ ngày 22/7 đến ngày hôm nay 19/8), giá cổ phiếu đã tăng đến 70%, tăng từ 11.000 đồng/cp lên 18.700 đồng/cp.

Nhìn lại quá trình hoạt động của DBT trong khoảng thời gian gần đây, câu hỏi đặt ra là điều gì khiến cổ phiếu DBT tăng nhanh đến vậy?
Dược phẩm Bến Tre: Chi phí lãi vay phình to - Lãi sau thuế teo tóp
Dược phẩm Bến Tre chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài các mặt hàng thuốc trị bệnh cho người. Ngoài ra, doanh nghiệp có bán thành phẩm chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu (khoảng 1%) do chính công ty cùng 2 công ty con là Biopharco và Ypharco sản xuất.
Đây là doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tương đối ổn định. Thường đạt trên 20 tỷ đồng lợi nhuận trong giai đoạn 2016-2019. Công ty cũng chia cổ tức tiền mặt từ 8% đến 15% trong 4 năm qua.
Nửa đầu năm nay, doanh nghiệp ghi nhận 396 tỷ đồng doanh thu, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí lãi vay cùng chi phí bán hàng tăng đã khiến lãi sau thuế còn lại trở nên "teo tóp".
![]() |
Bức tranh tài chính nửa đầu năm nay, dòng tiền của DBT chưa có dấu hiệu cải thiện khi tồn kho tăng 12,9% lên 328 tỷ đồng, tỷ trọng trong tổng tài sản tăng lên 44%; nợ vay tăng 16,9% lên 380,8 tỷ đồng, tỷ lệ trong tổng nguồn vốn tăng lên 51,1%; chi phí lãi vay riêng quý II là 5,4 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ, lũy kế 6 tháng là 10,6 tỷ đồng, tăng 53% và chiếm 2/3 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, chưa bao gồm hoạt động tài chính.
Như đã nói, lãi vay tăng là một trong những nguyên nhân khiến nửa đầu năm nay, LNST của DBT ghi nhận 6,98 tỷ đồng, giảm 31,5% so với cùng kỳ.
Trong đó, LNST của cổ đông công ty mẹ giảm 49,5%, chỉ đạt 4,6 tỷ đồng. Riêng quý II/2020, LNST của cổ đông công ty mẹ âm 1,8 triệu đồng.
Doanh nghiệp cho biết chi phí lãi vay tăng do tăng nhập hàng và được tài trợ bằng vốn vay để chủ động nguồn hàng trong tình trạng ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Trong khi đó, đơn vị cũng tăng chi phí bán hàng để kích cầu khi diễn biến dịch bệnh còn đang phức tạp.
Về nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm trong quý II/2020, báo cáo của DBT cho biết, chi phí bán hàng tăng cao khi Công ty đẩy mạnh bán hàng trong tình hình khó khăn của dịch bệnh Covid-19, dịch bệnh cũng khiến Công ty tăng nhập hàng để chủ động nguồn hàng và làm lãi vay tăng do sử dụng nguồn tài trợ bằng vốn vay.
Doanh thu mảng hàng hóa của DBT suy giảm
Sản phẩm kinh doanh của Công ty bao gồm 2 nguồn hàng chính là hàng sản xuất và hàng thương mại, trong đó các sản phẩm nhập khẩu là nguồn đóng góp chính, trên dưới 50% doanh thu hàng năm, hàng sản xuất đóng góp khoảng 15 - 20%, còn lại là hàng hóa được mua từ các doanh nghiệp trong nước.
Đối với nguồn hàng nhập khẩu, sản phẩm của Công ty chủ yếu được nhập khẩu từ các đối tác tại châu Âu như Gedeon Richter, Egis Pharmaceuticals, Raptakos, Sanavita, Cadilla...
Do đặc điểm danh mục sản phẩm thuốc nhập khẩu chủ yếu là sản phẩm đặc trị nên kênh điều trị (ETC - thuốc bán theo đơn, cung cấp qua kênh đấu thầu) là kênh phân phối chính của DBT. Tuy nhiên, kênh phân phối này của DBT đang bị đánh giá đối mặt nhiều khó khăn do chính sách đấu thầu ưu tiên về giá.
Thực tế, doanh thu mảng hàng hóa của DBT những năm gần đây suy giảm, từ mức 764 tỷ đồng năm 2017 xuống 728 tỷ đồng năm 2018 và 703 tỷ đồng năm 2019.
Trong khi đó, với hàng hóa sản xuất, sản phẩm của các nhà máy thuộc DBT được đánh giá là các sản phẩm thuốc thông thường, không có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Riêng năm nay, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và tỷ giá biến động trong những tháng đầu năm được đánh giá là khó khăn với DBT khi làm gia tăng chi phí, hoạt động vận chuyển, nhập khẩu hàng hóa cũng bị ảnh hưởng.
Tại Đại hội đồng cổ đông tổ chức cuối tháng 5/2020, DBT đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với 912 tỷ đồng doanh thu và 31,3 tỷ đồng LNST hợp nhất, tăng 16% về doanh thu và tăng 22,2% về lợi nhuận so với thực hiện năm 2019. Với kết quả thực hiện nửa đầu năm, áp lực kinh doanh trong nửa cuối năm là không nhỏ.
TIN LIÊN QUAN
Nhận định phiên giao dịch ngày 04/7: Cơ cấu danh mục, tránh mua đuổi
Thị trường ngày 3/7 đánh dấu sự đứt mạch tăng liên tiếp của VN Index khi chỉ số quay đầu giảm điểm nhẹ trong bối cảnh thanh khoản tăng vọt...
Cổ phiếu VSH của Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh bị cắt margin do vi phạm thuế
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa đưa cổ phiếu VSH của Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn – Sông Hinh vào danh sách không đủ điều kiện giao dịch...
Nhận định phiên giao dịch ngày 03/7: Thị trường tiệm cận vùng 1.400 điểm, chiến lược thận trọng cần được ưu tiên
Phiên giao dịch ngày 2/7 ghi nhận sự lan tỏa mạnh mẽ của dòng tiền vào nhóm midcap và chứng khoán, giúp VN Index duy trì đà tăng và tiệm cận vùng kháng cự...
Vì sao Chứng khoán Việt bị xử phạt hơn 1 tỷ đồng?
Một loạt sai phạm trong hoạt động tài chính, quản trị và tuân thủ pháp luật đã khiến Công ty Cổ phần Chứng khoán Việt bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt...
Nhận định phiên giao dịch ngày 02/7: Thị trường trước ngưỡng nhạy cảm - Cơ hội tích lũy hay rủi ro “bull-trap”?
Sau nhịp tăng mạnh kéo dài từ giữa tháng 6, thị trường đang có dấu hiệu bước vào vùng giằng co với độ biến động lớn. VN Index tiếp tục tăng nhẹ nhưng dòng tiền...
Nhận định phiên giao dịch ngày 01/7: Tránh “FOMO” trong giai đoạn nhạy cảm
Khởi động tháng 7, thị trường được dự báo tiếp tục duy trì trạng thái tích cực nhờ đà tăng ổn định từ phiên cuối tháng 6. Tuy nhiên, khi chỉ số VN Index dần...
Chứng khoán tuần mới (từ 30/6 đến 4/7): Vượt đỉnh, chờ tin?
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã khép lại tuần giao dịch cuối cùng của tháng 6 với diễn biến hết sức tích cực. VN-Index tiếp tục lập đỉnh mới, đóng cửa tại 1.371 điểm,...
HOSE chính thức “gật đầu” cho TAL của Taseco Land chuyển sàn
HOSE chính thức chấp thuận niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL của Taseco Land. Doanh nghiệp cũng chốt lịch trả cổ tức tiền mặt 15% cho cổ đông vào cuối tháng 7 tới...
Nhận định phiên giao dịch ngày 30/6: Tăng nhưng thanh khoản thấp, VN Index đối mặt thử thách mới ở vùng kháng cự cứng
Sau khi có tuần tăng điểm tích cực, VN Index đang tiến dần đến vùng kháng cự mạnh quanh 1.380–1.400 điểm. Dù xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về phía tích cực...
Nhận định phiên giao dịch ngày 27/6: Thị trường chờ động lực bứt phá mới?
Phiên giao dịch ngày 26/6 khép lại với diễn biến giằng co và giảm điểm nhẹ, cho thấy tâm lý thận trọng vẫn bao trùm thị trường....
Nhận định phiên giao dịch ngày 26/6: Tích lũy trước bứt phá hay điều chỉnh ngắn hạn?
Thị trường trong phiên 25/6 thể hiện sự thận trọng khi chỉ số VN Index gần như đi ngang, thanh khoản duy trì ở mức cao nhưng suy giảm đáng kể so với những phiên...
Công ty Chứng khoán Đầu tư Tài chính Việt Nam bị phạt 745 triệu đồng do hàng loạt vi phạm trong hoạt động chứng khoán
Ngày 20/6/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 312/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với Công ty Cổ phần...
Nhận định phiên giao dịch ngày 25/6: VN Index tiến sát vùng cản mạnh, nhà đầu tư nên giữ "kỷ luật" giao dịch
Sau phiên tăng mạnh ngày 24/6 với thanh khoản đạt đỉnh nhiều tuần, thị trường bước vào phiên 25/6 với kỳ vọng tiếp tục xu hướng tích cực...
Thị trường chứng khoán 24/6: Thị trường giữ sắc xanh, áp lực chốt lời dần xuất hiện
Thị trường tiếp tục ghi nhận phiên tăng điểm tích cực khi VN Index duy trì sắc xanh trong suốt thời gian giao dịch, đóng cửa tại mốc 1.366,77 điểm, tăng 8,59 điểm...
Nhận định phiên giao dịch ngày 24/6: Chờ đợi sự đồng thuận từ các nhóm ngành
Sau phiên tăng mạnh ngày 23/6 với sự hỗ trợ áp đảo từ nhóm cổ phiếu trụ cột, đặc biệt là họ VIN và GAS, thị trường đang cho thấy tín hiệu xác nhận...
Chứng khoán tuần mới (từ 23 đến 27/6): Biến động lớn?
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một tuần giao dịch tích cực từ ngày 16 đến 20/6/2025, đánh dấu nỗ lực đáng kể trong việc phục hồi và tiệm cận mốc đỉnh cũ sau hai tuần liên tiếp chịu áp lực điều chỉnh.
Nhận định phiên giao dịch ngày 23/6: Tiếp tục trạng thái tích lũy?
Thị trường bước sang tuần mới trong trạng thái tích lũy đỉnh, với các tín hiệu kỹ thuật cho thấy xu hướng tăng vẫn được giữ vững nhưng đà tăng...
Vì sao Năng lượng và Bất động sản Trường Thành bị xử phạt về chứng khoán?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt 240 triệu đồng đối với CTCP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành do nhiều vi phạm trong công bố thông tin, khiến nhà đầu tư khó nắm bắt chính xác tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Vì sao nhóm cổ phiếu dầu khí đồng loạt bứt phá?
Phiên giao dịch 13/6 chứng kiến sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu dầu khí, nguyên nhân chính được cho là đến từ diễn biến tăng vọt của giá dầu Brent Biển Bắc...
Xem nhiều




