VnFinance
Thứ tư, 20/10/2021, 09:57 AM

Giá lợn có thể xuống 25.000 đồng/kg: Cách cuối cùng...

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh khẳng định, can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính chỉ là biện pháp cuối cùng, song nếu cần thì vẫn phải dùng đến.

Ngày 19/10, giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc tiếp tục điều chỉnh giảm, dao dộng ở mức 33.000 - 35.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên mức giá dao động trong khoảng 35.000 - 40.000 đồng/kg. Tại miền Nam, giá lợn hơi ở mức 36.000 - 40.000 đồng/kg.

Nhiều chuyên gia dự báo, giá lợn hơi sẽ còn tiếp tục giảm, thậm chí có thể xuống mức 25.000 đồng/kg.

Nhiều ý kiến đề xuất nên hạn chế, hoặc tạm ngưng nhập khẩu thịt lợn đông lạnh, qua đó hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước. Theo những ý kiến này, giá lợn hơi đang tụt dốc do mức tiêu thụ quá ít và sức mua kém vì một phần tác động của số lượng thịt đông lạnh được ồ ạt nhập về thời gian qua.

Như trong văn bản vừa được gửi đến Thủ tướng, Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát, điều chỉnh tăng hoặc giữ mức thuế nhập khẩu với mặt hàng thịt lợn, thịt gia cầm.

Theo số liệu mới đây từ Bộ NN-PTNT, trong khi số lợn quá lứa chưa xuất chuồng được khoảng 8 triệu con, tương đương 30% tổng sản lượng thì lợn nhập khẩu vẫn tăng mạnh với 257.000 tấn trong 8 tháng đầu năm, trị giá đạt hơn 508 triệu USD, tăng 62% về lượng và tăng 84% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Cơ quan này cũng dự báo thịt lợn đông lạnh nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do các nước xuất khẩu lớn đang dư thừa sản lượng và có giá rẻ hơn so với trước.

Nói về đề xuất này, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho biết, việc siết nhập khẩu, về nguyên tắc, là vi phạm cơ chế kinh tế thị trường.

Tuy nhiên, đối với hoạt động chăn nuôi - nông nghiệp, hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia phát triển, đều có chính sách ưu tiên sản xuất kinh doanh trong nước.

"Ngay EU hay Mỹ cũng đều có chính sách đặc thù đối với lĩnh vực nông nghiệp. Ở Việt Nam, khi giá lợn hơi leo cao vào năm ngoái, Bộ NN-PTNT cũng đã can thiệp, yêu cầu các doanh nghiệp chăn nuôi phải hạ giá xuống và đề nghị đưa giá thịt lợn vào mặt hàng bình ổn", ông Thịnh nói.

Thương lái mua bán lợn tại chợ đầu mối gia súc huyện Bình Lục (Hà Nam). Ảnh: Báo Hà Nam.

Cũng theo vị chuyên gia, từ năm 2019-2020, khi dịch tả lợn châu Phi hoành hành, nguồn cung giảm sút, giá thịt lợn tăng rất cao, ngoài giải pháp can thiệp nêu trên, Việt Nam cũng phải tính đến nhập khẩu lợn để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Ngay lúc đó, các chuyên gia đã cảnh báo về một lượng lớn thịt lợn nước ngoài được nhập về Việt Nam, vì xét về chất lượng hay giá cả, thịt nhập khẩu đều tốt hơn trong nước. Điều này sẽ rất nguy hiểm khi nền sản xuất trong nước trở lại bình thường và việc xử lý thừa cung rất khó khăn.

Tuy nhiên, suốt thời gian qua, Việt Nam đã mở rộng nhập khẩu thịt đông lạnh và dường như những cảnh báo chưa được chú ý một cách kỹ càng. 

Khi hoạt động sản xuất kinh doanh quay trở lại, ngành chăn nuôi ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề: tái đàn, mở rộng đàn diễn ra mạnh mẽ, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, nguồn cung từ trong nước lẫn nhập khẩu lớn nhưng nhu cầu trên thị trường chững lại, thậm chí thấp hơn dẫn đến giá lợn hơi ngày càng tụt giảm.

Theo ông Thịnh, điều tích cực của tình trạng này là người tiêu dùng được mua thịt lợn với giá thấp hơn trước, tiết kiệm được chi tiêu, dù mức giá này so với giá lợn xuất chuồng vẫn chênh lệch lớn.

Thứ hai, nó đa dạng nguồn cung, cả trong và ngoài nước, đồng thời tạo sức ép khiến ngành chăn nuôi trong nước phải nhìn nhận lại mình để thay đổi cách thức chăn nuôi, từ giống đến thức ăn, kỹ thuật chăm sóc hợp lý... để đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh.

Tuy nhiên, đối với người chăn nuôi thì không được tích cực như vậy. Ngay trước mắt, họ phải chịu thiệt thòi khi giá lợn xuất chuồng sụt giảm mạnh, phải đối diện với thua lỗ, dẫn tới bỏ chăn nuôi. Cái vòng luẩn quẩn cứ thế lặp lại.

"Cho nên, siết nhập khẩu thịt lợn đông lạnh là giải pháp có thể cân nhắc nhưng phải hết sức cẩn trọng. Siết đến mức độ nào? Không thể ngưng nhập khẩu toàn bộ vì sẽ khiến kinh tế thị trường trở nên méo mó.

Nếu muốn siết thì phải đưa ra được các điều kiện, thông số về mặt chất lượng, dư lượng thuốc thú y trong sản phẩm... Tất nhiên, việc đưa ra những điều kiện này không dễ vì lợn nhập khẩu từ các quốc gia phát triển luôn được kiểm soát dư lượng thuốc thú y chặt chẽ.

Cho nên, quan trọng là phải tìm được lý do để siết nhập khẩu, không phải tự nhiên cấm nhập khẩu bằng mệnh lệnh hành chính vì không ai nghe được và có thể để lại hậu quả phức tạp", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lưu ý.

Vị chuyên gia khẳng định, can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính chỉ là biện pháp cuối cùng, nếu cần vẫn phải dùng đến. Nhưng tốt nhất là phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật mang tính thị trường để đảm bảo quyết định đưa ra không bị khiên cưỡng. 

Bên cạnh đó, ông đặc biệt lưu ý, Việt Nam cần tăng cường các kho cấp đông để mua dự trữ thịt lợn cho người chăn nuôi và cùng với Bộ Công thương điều tiết lại giá cả.

Ông nhấn mạnh, đây là yêu cầu quan trọng và cần thiết. Ở các nước khác vẫn có kho dự trữ quốc gia về thịt. Chẳng hạn như Trung Quốc, khi giá thịt lợn lên cơn sốt cách đây hai năm do dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung thịt giảm đột ngột, chính phủ nước này đã đẩy mạnh nhập khẩu thịt lợn và xả kho dự trữ thịt lợn đông lạnh quốc gia để hạ sốt.

"Việt Nam chưa làm được việc này dù đã bàn bạc nhiều lần. Một phần nguyên nhân là do công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam còn yếu. Song đây là điều vừa cấp thiết vừa mang tính chiến lược, giúp điều hòa giá cả trên thị trường", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.

Trong văn bản gửi Thủ tướng, Hội Chăn nuôi Việt Nam kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Công thương kiểm soát chặt vấn đề nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhất là sản phẩm giá rẻ và vật nuôi sống thương phẩm.

Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động lưu thông và bình ổn thị trường sản phẩm chăn nuôi phù hợp nhằm khuyến khích sản xuất chăn nuôi trong nước phát triển; mở rộng hệ thống cửa hàng, siêu thị thực phẩm mát trên thị trường, ngay cả ở các vùng nông thôn.

Đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, trong đó chú ý đến các sản phẩm thịt gia cầm đã qua xử lý nhiệt, đây sẽ là mặt hàng có lợi thế của chăn nuôi trong nước thời gian tới;

Đàm phán với các nước xuất khẩu lớn (Mỹ, Brazil, Argentina, Ấn Độ, Australia, Nga, Ukraine...) có chính sách, điều kiện thương mại ưu đãi cho xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản vào Việt Nam, vì hiện nay nước ta đang nhập siêu về nhóm mặt hàng này (trung bình khoảng 6-6,5 tỷ USD/năm).

Bộ Tài chính rà soát điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu nhằm hỗ trợ sản xuất chăn nuôi trong nước theo các khung thuế xuất mà Việt Nam đã cam kết trong các hiệp định thương mại. Trong đó: tăng hoặc giữ mức thuế nhập với mặt hàng thịt lợn, thịt gia cầm; giảm thuế nhập khẩu với ngô, đậu tương.

Ngân hàng Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi, khoanh nợ, giãn nợ, tiếp tục cho doanh nghiệp và người chăn nuôi vay vốn khôi phục sản xuất.

Bộ Giao thông vận tải: có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống kho, cảng biển, cảng sông và logistics hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và nông sản.

Bộ Tài nguyên và Môi trường có chính sách về đất đai cho phát triển chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn phù hợp với Luật Chăn nuôi và Luật Đất đai sửa đổi; điều chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật về nước thải phù hợp với thực tế của ngành chăn nuôi trong nước.


Giá dầu hôm nay (18/4): Dầu thô tiếp đà giảm
Giá dầu hôm nay (18/4): Dầu thô tiếp đà giảm

Giá dầu thế giới hôm nay (18/4) giảm sau khi Mỹ cho biết sẽ khôi phục các lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Venezuela, trong khi Liên minh châu Âu...

Giá dầu hôm nay (17/4): Dầu thô quay đầu giảm
Giá dầu hôm nay (17/4): Dầu thô quay đầu giảm

Giá dầu thế giới hôm nay (17/4) quay đầu giảm khi những cơn gió ngược kinh tế gây áp lực lên tâm lý nhà đầu tư...

Ngày mai (17/4), giá xăng có thể tăng vượt 25 nghìn đồng/lít
Ngày mai (17/4), giá xăng có thể tăng vượt 25 nghìn đồng/lít

Trong kỳ điều hành ngày mai (17/4), giá xăng được dự báo có thể tăng khoảng 300 đồng/lít – 450 đồng/lít (nếu cơ quan quản lý không tác động đến Quỹ bình ổn giá)....

Cuộc xung đột Iran - Israel làm đảo lộn dự tính về giá dầu của OPEC+
Cuộc xung đột Iran - Israel làm đảo lộn dự tính về giá dầu của OPEC+

Tình hình địa chính trị của Trung Đông, mới đây nhất là cuộc tấn công của Iran nhằm vào Israel, đang làm xáo trộn các yếu tố cần thiết để OPEC+ thiết lập một mức giá dầu hoàn hảo - không quá cao và cũng không quá thấp - the

Giá heo hơi hôm nay 14/4: Miền Bắc điều chỉnh tăng
Giá heo hơi hôm nay 14/4: Miền Bắc điều chỉnh tăng

Giá heo hơi hôm nay 14/4 tại miền Bắc điều chỉnh tăng trong tuần qua, miền Trung ổn định, miền Nam tăng giảm không đồng nhất.

Giá phân bón hôm nay 14/4: Kali Nga bột đỏ giảm
Giá phân bón hôm nay 14/4: Kali Nga bột đỏ giảm

Cập nhật giá phân bón hôm nay 14/4/2024.

Giá tiêu hôm nay 14/4: Cao nhất 90.500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 14/4: Cao nhất 90.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 14/4 dao động trong khoảng 89.500 - 90.500 đồng/kg.

Giá cà phê liên tục lập đỉnh, Việt Nam giữ vững ngôi đầu
Giá cà phê liên tục lập đỉnh, Việt Nam giữ vững ngôi đầu

Giá cà phê Arabica tăng lên mức cao nhất trong 30 tháng trước lo ngại về nguồn cung vụ mới. Giá Robusta thiết lập mức đỉnh mới, có lúc lên tới 3.900 USD/tấn. Giá cà phê Robusta thiết lập mức đỉnh mới trong 30 năm, có lúc lên tới 3.900 USD/tấn.

Giá heo hơi hôm nay 13/4: Tăng trở lại ở cả 3 miền
Giá heo hơi hôm nay 13/4: Tăng trở lại ở cả 3 miền

Giá heo hơi hôm nay 13/4 ghi nhận tăng trở lại ở cả 3 miền.

Giá tiêu hôm nay 13/4: Giảm về dưới mốc 90.000 đồng
Giá tiêu hôm nay 13/4: Giảm về dưới mốc 90.000 đồng

Giá tiêu hôm nay 13/4 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm về dưới mốc 90.000 đồng/kg.

Giá phân bón hôm nay 13/4: DAP Đình Vũ ổn định
Giá phân bón hôm nay 13/4: DAP Đình Vũ ổn định

Cập nhật giá phân bón hôm nay 13/4/2024.

Giá cà phê hôm nay 13/4: Tiếp tục tăng mạnh, đạt mức 109.000 đồng
Giá cà phê hôm nay 13/4: Tiếp tục tăng mạnh, đạt mức 109.000 đồng

Giá cà phê hôm nay 13/4 tiếp tục tăng chưa có dấu hiệu dừng lại, chạm mốc 109.000 đồng/kg.

Giá phân bón hôm nay 12/4: Kali Uzbekistan ổn định
Giá phân bón hôm nay 12/4: Kali Uzbekistan ổn định

Cập nhật giá phân bón hôm nay 12/4/2024.

Giá cà phê hôm nay 12/4: Tiếp tục tăng mạnh, phá mốc 107.000 đồng
Giá cà phê hôm nay 12/4: Tiếp tục tăng mạnh, phá mốc 107.000 đồng

Giá cà phê hôm nay 12/4 tại thị trường trong nước hôm nay tăng mạnh vượt mốc 107.000 đồng. Trên thế giới Robusta và Arabica cùng xu hướng tăng.

Giá tiêu hôm nay 12/4: Tiếp tục giảm
Giá tiêu hôm nay 12/4: Tiếp tục giảm

Giá tiêu hôm nay 12/4 tại thị trường trong nước tiếp tục nối dài đà giảm tại một số địa phương.

Giá heo hơi hôm nay 12/4: Miền Nam điều chỉnh giảm
Giá heo hơi hôm nay 12/4: Miền Nam điều chỉnh giảm

Giá heo hơi hôm nay 12/4 miền Bắc và miền Trung không ghi nhận thay đổi về giá, miền Nam điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg

Giá xăng RON95 đảo chiều tăng, lên gần 25 nghìn đồng/lít
Giá xăng RON95 đảo chiều tăng, lên gần 25 nghìn đồng/lít

Kể từ 15h chiều nay (11/4), giá xăng RON95 được điều chỉnh tăng 20 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành lên 24.821 đồng/lít; dầu điêzen 0.05S và dầu hỏa tăng...

Giá tiêu hôm nay 11/4: Tiếp tục giảm mạnh
Giá tiêu hôm nay 11/4: Tiếp tục giảm mạnh

Giá tiêu hôm nay 11/4 tiếp tục giảm mạnh từ 500 - 1.000 đồng/kg tại khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Giá cà phê hôm nay 11/4: Trong nước áp sát mốc 106.000 đồng
Giá cà phê hôm nay 11/4: Trong nước áp sát mốc 106.000 đồng

Giá cà phê hôm nay 11/4 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng tiệm cận mốc 106.000 đồng. Trên thế giới, Robusta tăng 49 USD/tấn,...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance