Giá lợn có thể xuống 25.000 đồng/kg: Cách cuối cùng...
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh khẳng định, can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính chỉ là biện pháp cuối cùng, song nếu cần thì vẫn phải dùng đến.
Ngày 19/10, giá lợn hơi tại khu vực miền Bắc tiếp tục điều chỉnh giảm, dao dộng ở mức 33.000 - 35.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên mức giá dao động trong khoảng 35.000 - 40.000 đồng/kg. Tại miền Nam, giá lợn hơi ở mức 36.000 - 40.000 đồng/kg.
Nhiều chuyên gia dự báo, giá lợn hơi sẽ còn tiếp tục giảm, thậm chí có thể xuống mức 25.000 đồng/kg.
Nhiều ý kiến đề xuất nên hạn chế, hoặc tạm ngưng nhập khẩu thịt lợn đông lạnh, qua đó hỗ trợ ngành chăn nuôi trong nước. Theo những ý kiến này, giá lợn hơi đang tụt dốc do mức tiêu thụ quá ít và sức mua kém vì một phần tác động của số lượng thịt đông lạnh được ồ ạt nhập về thời gian qua.
Như trong văn bản vừa được gửi đến Thủ tướng, Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát, điều chỉnh tăng hoặc giữ mức thuế nhập khẩu với mặt hàng thịt lợn, thịt gia cầm.
Theo số liệu mới đây từ Bộ NN-PTNT, trong khi số lợn quá lứa chưa xuất chuồng được khoảng 8 triệu con, tương đương 30% tổng sản lượng thì lợn nhập khẩu vẫn tăng mạnh với 257.000 tấn trong 8 tháng đầu năm, trị giá đạt hơn 508 triệu USD, tăng 62% về lượng và tăng 84% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Cơ quan này cũng dự báo thịt lợn đông lạnh nhập khẩu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới do các nước xuất khẩu lớn đang dư thừa sản lượng và có giá rẻ hơn so với trước.
Nói về đề xuất này, chuyên gia kinh tế - PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cho biết, việc siết nhập khẩu, về nguyên tắc, là vi phạm cơ chế kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, đối với hoạt động chăn nuôi - nông nghiệp, hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia phát triển, đều có chính sách ưu tiên sản xuất kinh doanh trong nước.
"Ngay EU hay Mỹ cũng đều có chính sách đặc thù đối với lĩnh vực nông nghiệp. Ở Việt Nam, khi giá lợn hơi leo cao vào năm ngoái, Bộ NN-PTNT cũng đã can thiệp, yêu cầu các doanh nghiệp chăn nuôi phải hạ giá xuống và đề nghị đưa giá thịt lợn vào mặt hàng bình ổn", ông Thịnh nói.
![]() |
Thương lái mua bán lợn tại chợ đầu mối gia súc huyện Bình Lục (Hà Nam). Ảnh: Báo Hà Nam. |
Cũng theo vị chuyên gia, từ năm 2019-2020, khi dịch tả lợn châu Phi hoành hành, nguồn cung giảm sút, giá thịt lợn tăng rất cao, ngoài giải pháp can thiệp nêu trên, Việt Nam cũng phải tính đến nhập khẩu lợn để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Ngay lúc đó, các chuyên gia đã cảnh báo về một lượng lớn thịt lợn nước ngoài được nhập về Việt Nam, vì xét về chất lượng hay giá cả, thịt nhập khẩu đều tốt hơn trong nước. Điều này sẽ rất nguy hiểm khi nền sản xuất trong nước trở lại bình thường và việc xử lý thừa cung rất khó khăn.
Tuy nhiên, suốt thời gian qua, Việt Nam đã mở rộng nhập khẩu thịt đông lạnh và dường như những cảnh báo chưa được chú ý một cách kỹ càng.
Khi hoạt động sản xuất kinh doanh quay trở lại, ngành chăn nuôi ngày càng bộc lộ nhiều vấn đề: tái đàn, mở rộng đàn diễn ra mạnh mẽ, giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, nguồn cung từ trong nước lẫn nhập khẩu lớn nhưng nhu cầu trên thị trường chững lại, thậm chí thấp hơn dẫn đến giá lợn hơi ngày càng tụt giảm.
Theo ông Thịnh, điều tích cực của tình trạng này là người tiêu dùng được mua thịt lợn với giá thấp hơn trước, tiết kiệm được chi tiêu, dù mức giá này so với giá lợn xuất chuồng vẫn chênh lệch lớn.
Thứ hai, nó đa dạng nguồn cung, cả trong và ngoài nước, đồng thời tạo sức ép khiến ngành chăn nuôi trong nước phải nhìn nhận lại mình để thay đổi cách thức chăn nuôi, từ giống đến thức ăn, kỹ thuật chăm sóc hợp lý... để đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh.
Tuy nhiên, đối với người chăn nuôi thì không được tích cực như vậy. Ngay trước mắt, họ phải chịu thiệt thòi khi giá lợn xuất chuồng sụt giảm mạnh, phải đối diện với thua lỗ, dẫn tới bỏ chăn nuôi. Cái vòng luẩn quẩn cứ thế lặp lại.
"Cho nên, siết nhập khẩu thịt lợn đông lạnh là giải pháp có thể cân nhắc nhưng phải hết sức cẩn trọng. Siết đến mức độ nào? Không thể ngưng nhập khẩu toàn bộ vì sẽ khiến kinh tế thị trường trở nên méo mó.
Nếu muốn siết thì phải đưa ra được các điều kiện, thông số về mặt chất lượng, dư lượng thuốc thú y trong sản phẩm... Tất nhiên, việc đưa ra những điều kiện này không dễ vì lợn nhập khẩu từ các quốc gia phát triển luôn được kiểm soát dư lượng thuốc thú y chặt chẽ.
Cho nên, quan trọng là phải tìm được lý do để siết nhập khẩu, không phải tự nhiên cấm nhập khẩu bằng mệnh lệnh hành chính vì không ai nghe được và có thể để lại hậu quả phức tạp", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh lưu ý.
Vị chuyên gia khẳng định, can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính chỉ là biện pháp cuối cùng, nếu cần vẫn phải dùng đến. Nhưng tốt nhất là phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật mang tính thị trường để đảm bảo quyết định đưa ra không bị khiên cưỡng.
Bên cạnh đó, ông đặc biệt lưu ý, Việt Nam cần tăng cường các kho cấp đông để mua dự trữ thịt lợn cho người chăn nuôi và cùng với Bộ Công thương điều tiết lại giá cả.
Ông nhấn mạnh, đây là yêu cầu quan trọng và cần thiết. Ở các nước khác vẫn có kho dự trữ quốc gia về thịt. Chẳng hạn như Trung Quốc, khi giá thịt lợn lên cơn sốt cách đây hai năm do dịch tả lợn châu Phi khiến nguồn cung thịt giảm đột ngột, chính phủ nước này đã đẩy mạnh nhập khẩu thịt lợn và xả kho dự trữ thịt lợn đông lạnh quốc gia để hạ sốt.
"Việt Nam chưa làm được việc này dù đã bàn bạc nhiều lần. Một phần nguyên nhân là do công nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam còn yếu. Song đây là điều vừa cấp thiết vừa mang tính chiến lược, giúp điều hòa giá cả trên thị trường", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.
Trong văn bản gửi Thủ tướng, Hội Chăn nuôi Việt Nam kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Công thương kiểm soát chặt vấn đề nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi, nhất là sản phẩm giá rẻ và vật nuôi sống thương phẩm.
Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công thương tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động lưu thông và bình ổn thị trường sản phẩm chăn nuôi phù hợp nhằm khuyến khích sản xuất chăn nuôi trong nước phát triển; mở rộng hệ thống cửa hàng, siêu thị thực phẩm mát trên thị trường, ngay cả ở các vùng nông thôn.
Đàm phán mở cửa thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, trong đó chú ý đến các sản phẩm thịt gia cầm đã qua xử lý nhiệt, đây sẽ là mặt hàng có lợi thế của chăn nuôi trong nước thời gian tới;
Đàm phán với các nước xuất khẩu lớn (Mỹ, Brazil, Argentina, Ấn Độ, Australia, Nga, Ukraine...) có chính sách, điều kiện thương mại ưu đãi cho xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản vào Việt Nam, vì hiện nay nước ta đang nhập siêu về nhóm mặt hàng này (trung bình khoảng 6-6,5 tỷ USD/năm).
Bộ Tài chính rà soát điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu nhằm hỗ trợ sản xuất chăn nuôi trong nước theo các khung thuế xuất mà Việt Nam đã cam kết trong các hiệp định thương mại. Trong đó: tăng hoặc giữ mức thuế nhập với mặt hàng thịt lợn, thịt gia cầm; giảm thuế nhập khẩu với ngô, đậu tương.
Ngân hàng Nhà nước có chính sách tín dụng ưu đãi, khoanh nợ, giãn nợ, tiếp tục cho doanh nghiệp và người chăn nuôi vay vốn khôi phục sản xuất.
Bộ Giao thông vận tải: có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống kho, cảng biển, cảng sông và logistics hỗ trợ hoạt động xuất nhập khẩu, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và nông sản.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có chính sách về đất đai cho phát triển chăn nuôi trang trại tập trung quy mô lớn phù hợp với Luật Chăn nuôi và Luật Đất đai sửa đổi; điều chỉnh các quy chuẩn kỹ thuật về nước thải phù hợp với thực tế của ngành chăn nuôi trong nước.
TIN LIÊN QUAN
Ông Trump đi nước cờ hiểm: Áp thuế với dầu thô Nga
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế bổ sung từ 25% đến 50% đối với những nước mua dầu thô Nga – một động thái táo bạo và có phần liều lĩnh, qua...
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục tăng 0,3-1,9% trong kỳ điều hành ngày 3/4
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 3/4/2025, giá xăng dầu có thể tăng từ 0,3-1,9% nếu...
40 mỏ vàng vừa được phát hiện nằm ở những đâu?
Trong bối cảnh giá vàng liên tục phá kỷ lục, thông tin 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn được phát hiện đã thu hút sự quan tâm, chú ý.
Cú "lật kèo" của ông Trump khiến OPEC+ mất kiểm soát giá dầu?
Sau khi chính quyền Hoa Kỳ thay đổi, OPEC+ đang mất đi khả năng kiểm soát giá dầu do nhu cầu toàn cầu yếu và nguồn cung dầu từ các nước ngoài OPEC ngày càng tăng.
Tết Hàn Thực 2025: Nhiều món bánh hương vị, tạo hình mới lạ ra mắt thị trường
Vào dịp 3/3 âm lịch năm nay, nhiều mâm lễ có tạo hình, màu sắc đẹp mắt được bán trên thị trường, với mức giá 90.000 đồng trở lên.
Phân tích thị trường dầu khí trong tháng 3/2025
Giá dầu đã tăng hơn 7% kể từ đầu tháng 3, do nguồn cung bị siết chặt và căng thẳng địa chính trị ảnh hưởng đến các khách hàng lớn. Tồn kho dầu thô Mỹ...
Sử dụng nguồn lực dầu khí như thế nào để chuyển đổi năng lượng?
Theo báo cáo mới của Offshore Energies UK, Vương quốc Anh phải khai thác nhiều dầu khí hơn để tránh phụ thuộc quá mức vào nguồn nhập khẩu trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Giá xăng tăng nhẹ hơn 300 đồng/lít
Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu cho biết, giá xăng dầu thế giới trong tuần qua liên tục tăng khiến giá xăng trong nước được điều chỉnh tăng 337...
Thị trường dầu thô 3 tháng đầu năm 2025 luôn chìm trong bất ổn và dự báo còn kéo dài
Thị trường dầu thô năm nay đang bị bao trùm bởi sự bất ổn do chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump và căng thẳng địa chính trị leo thang.
Quí 1/2025: Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng mạnh mẽ
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đã có khởi đầu mạnh mẽ trong 3 tháng đầu năm 2025, theo báo cáo do Trưởng bộ phận Nghiên cứu Hàng hóa của Ngân hàng Standard Chartered,...
Vàng nhẫn áp sát 99 triệu đồng
Giá vàng đồng loạt tăng, theo đó, vàng SJC vượt ngưỡng 98 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tiến về mốc 99 triệu đồng/lượng.
Các Big Oil đang sai lầm về năng lượng tái tạo?
Tỷ phú khai khoáng Andrew Forrest, nhà sáng lập kiêm chủ tịch điều hành Fortescue, cho rằng các tập đoàn dầu khí lớn (Big Oil) đang mắc sai lầm khi xem nhẹ năng lượng tái...
VPI dự báo giá xăng tiếp tục tăng 1,1 - 1,2% trong kỳ điều hành ngày 27/3
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 27/3/2025, giá xăng, dầu hỏa và dầu diesel có thể...
Giá dầu sắp có đợt tăng mạnh mẽ?
Lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran có thể khiến thị trường mất tới 1 triệu thùng/ngày, tạo áp lực tăng giá dầu thô. Căng thẳng địa chính trị tại Biển Đỏ và Trung...
Phân tích thị trường LNG toàn cầu tuần qua
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á nhích nhẹ trong tuần qua, nhưng vẫn duy trì gần mức thấp nhất trong 3 tháng qua, do nguồn cung dồi dào và...
Giá vàng hôm nay (24/3): Thị trường thế giới giữ vững mốc 3.000 USD/ounce
Giá vàng thế giới hôm nay (24/3) ổn định, giữ vững mốc trên 3.000 USD/ounce trong bối cảnh thị trường lo ngại về chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump và...
Trung Quốc bùng nổ đầu tư vào ngành khí đốt
Lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ châu Phi đã giảm mạnh trong những năm gần đây, nhưng các khoản đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào khí tự...
Các ông lớn dầu khí Châu Âu ngày càng thu hẹp các mục tiêu khí hậu
Các ông lớn dầu khí của Châu Âu đang ngày càng thu hẹp các mục tiêu về khí hậu khi họ đang phải vật lộn để thực hiện các cam kết đầy tham vọng về..
Giá xăng tăng sau 3 kỳ giảm liên tiếp
Giá xăng trong nước trong kỳ điều hành chiều nay, 20/3, được điều chỉnh tăng trở lại.
Xem nhiều




