Hậu Covid-19 Việt Nam cần tranh thủ cơ hội chuyển dịch dòng vốn đầu tư FDI
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ rõ thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong “5 mũi giáp công” để phục hồi nền kinh tế, tại hội nghị trực tuyến với giới doanh nghiệp
Việt Nam đang được kỳ vọng là điểm đến của dòng vốn FDI dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc
Tại Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp cả nước diễn ra cách đây ít hôm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ rõ: Thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong 5 "mũi giáp công" để phục hồi nền kinh tế
Cùng với các "mũi giáp công" khác (bao gồm: Thu hút đầu tư các thành phần kinh tế trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu, thúc đẩy đầu tư công, khuyến khích tiêu dùng nội địa), thu hút vốn FDI được Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm trong bối cảnh các đối tác lớn đang có nhiều động thái thay đổi chiến lược đầu tư kinh doanh, phân tán rủi ro trong đầu tư, nhất là trong đại dịch COVID-19.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá, thời điểm hiện nay là cơ hội "vàng" để thế giới biết tới Việt Nam với lợi thế đặc biệt về "sự tin cậy chiến lược", là điểm đến đầu tư an toàn và sẵn sàng đón nhận các dòng vốn chuyển dịch tới Việt Nam.
Bất chấp tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, trong 4 tháng đầu năm 2020, Việt Nam thu hút khoảng 12,33 tỷ USD vốn FDI, bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019; giải ngân được 5,15 tỷ USD, bằng 90,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù thu hút vốn FDI có dấu hiệu chững lại trong 4 tháng đầu năm nay, song nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ đón luồng vốn mới sau đại dịch Covid-19 với rất nhiều cơ hội thuận lợi.
Từ góc nhìn doanh nghiệp, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc lưu ý, Việt Nam cần tranh thủ cơ hội chuyển dịch dòng vốn đầu tư FDI chất lượng cao từ một số quốc gia. Chẳng hạn, Chính phủ Nhật Bản đã dành 2,2 tỷ USD trong gói cứu trợ kinh tế cao kỷ lục của nước này để giúp các nhà sản xuất Nhật Bản chuyển quy trình sản xuất ra khỏi Trung Quốc trong bối cảnh dịch bệnh phá vỡ chuỗi cung ứng giữa các đối tác thương mại lớn.
Theo Chủ tịch VCCI, năm 2021 sẽ là thời điểm tăng vốn FDI nhờ vào thu hút đầu tư nước ngoài do có thương hiệu, nơi đến đầu tư an toàn và trung thực. Đây là cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam để có thể hợp tác đón nhận các dòng đầu tư này từ các quốc gia phát triển có nguồn vốn dồi dào và trình độ công nghệ cao.
Làm tốt chuyện "hậu cần" trước khi "tiếp khách"
Với những kết quả tích cực trong phòng chống dịch bệnh, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao, tạo niềm tin lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư kinh doanh tại Việt Nam khi trở thành một trong số ít quốc gia ít bị ảnh hưởng của dịch bệnh và dự báo sẽ sớm vượt qua cơn bão suy thoái toàn cầu.
Trong xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài ra khỏi Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á do tác động kép từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và dịch bệnh COVID-19, Việt Nam được đánh giá là một trong những vùng trũng thu hút dòng vốn, với các lợi thế ưu việt.
Cơ hội là hiện hữu, song theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng để thu hút được dòng vốn này trong thời gian tới, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất quyết liệt.
“Căng thẳng Mỹ - Trung khiến nhiều nhà đầu tư rời khỏi Trung Quốc; nhiều nước có chính sách vô cùng cạnh tranh để đón dòng vốn này. Có thể kể đến Thái Lan với gói kích thích rất lớn...
Trong bối cảnh này, Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, sau khi dịch Covid-19 được khống chế trên phạm vi toàn cầu, khi các tập đoàn đa quốc gia phục hồi sản xuất - kinh doanh, định hình lại chiến lược đầu tư kinh doanh trong chuỗi sản xuất, cơ hội được đánh giá là sẽ đến với Việt Nam, tùy thuộc vào các giải pháp xử lý khủng hoảng và hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ trong tương quan với các nước trong khu vực, cũng như khả năng phục hồi và hấp thụ các cơ hội của doanh nghiệp.
Nhìn nhận cơ hội đến từ sự chuyển dịch làn sóng đầu tư gắn liền với chuỗi giá trị và sản xuất thời hậu dịch là rõ ràng, song các doanh nghiệp trong nước vẫn tỏ ra khá thận trọng. Những hạn chế về quy mô, năng lực và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước lại là rào cản khiến các nhà sản xuất trong nước không thể tự tin đón nhận cơ hội tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu nhất là khi phần lớn doanh nghiệp trong nước chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Ngay cả khi đã đạt về chất lượng và chủng loại sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam cũng khó cạnh tranh về giá so với các nước, do chi phí cao bởi lãi vay ngân hàng, thuế và phí các loại, chi phí không chính thức cao trong khi đó, các hỗ trợ của Chính phủ về đất đai, công nghệ, vốn, nhân lực vẫn còn tồn tại nhiều trên chính sách...
TS. Nguyễn Đình Cung (nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương - CIEM), thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, đề xuất Chính phủ có thể lập một tổ công tác đặc biệt để đàm phán, thu hút dòng vốn FDI dịch chuyển đầu tư sau dịch COVID-19.
Theo TS. Nguyễn Đình Cung, chắc chắn sẽ có một làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư, nhưng nếu Việt Nam "ngồi chờ" thì dòng vốn này chưa chắc đã đến hoặc có thể có vốn đến với Việt Nam, nhưng lại là dòng vốn không chất lượng.
Định hướng thu hút FDI lúc này là có thể chọn lọc và đón được dòng vốn chất lượng. Muốn như vậy thì phải nâng cấp được vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. "Phải hành động, phải đi tìm người ta", TS. Cung nhấn mạnh.
Nguyên Viện trưởng CIEM nêu quan điểm: "Nếu Chính phủ thấy việc đón dòng vốn FDI quan trọng thì nên lập một tổ công tác đặc biệt, lấy thẩm quyền của Thủ tướng đi đàm phán với các tập đoàn, doanh nghiệp có ý định dịch chuyển dây chuyền sản xuất. Việc hành động như vậy sẽ giúp Việt Nam biết được các tập đoàn đa quốc gia đang như thế nào, họ cần gì. Lúc đó, Việt Nam cũng đặt ra những mục tiêu riêng thu hút vốn như thế nào, cần gì từ các nhà đầu tư."
"Có tổ công tác đặc biệt sẽ đi mời, đi chào, đi đón đầu, đi gặp gỡ để kéo được những dòng vốn mà mình cần về. Không thể ngồi chờ, nếu ngồi chờ thì các nước khác sẽ hút hết những cái ngon nhất. Những cái còn lại mới đến lượt Việt Nam", TS. Nguyễn Đình Cung phân tích.
Theo Thanh Nga(TH)/ Sở hữu trí tuệ
Link nguồn: https://sohuutritue.net.vn/hau-covid-19-viet-nam-can-tranh-thu-co-hoi-chuyen-dich-dong-von-dau-tu-fdi-d75604.html?
Giới chuyên gia dự báo giá dầu toàn cầu sẽ chạm mức thấp mới vào năm 2025
Trong một báo cáo gửi tới AFP vào tối thứ Tư tuần này, các chiến lược gia của Macquarie cho biết họ kỳ vọng giá dầu thế giới sẽ “chạm mức thấp mới” vào năm 2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn Petronas
Ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas)...
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Sáng 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về chính sách, pháp luật quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội
Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết và chính thức thông qua Nghị quyết về...
Sửa đổi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế
Sáng 22/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về dự án Luật Thuế...
Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 23,28 tỷ USD
Trong kỳ 1 tháng 11/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 31 triệu USD. Theo đó, lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2024, cán cân thương mại hàng hóa...
Hà Nội: Bãi bỏ các Quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ý ban hành Quyết định số 67 2024 QĐ-UBND ngày 21/11/ 2024 về việc bãi bỏ Quyết định số 19/2019 QĐ-UBND ngày 15/10/2019...
Cần rà soát lại nội dung Điều 15 dự thảo Luật Thuế GTGT
Mới đây, tại Tọa đàm “Áp thuế giá trị gia tăng phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững” do Tạp chí Năng lượng Mới/PetroTimes tổ chức, đại biểu Quốc hội...
Nguyên nhân chậm tiến độ giai đoạn 1 sân bay Long Thành
Chiều 20/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).
Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
Trong một báo cáo từ Stratas Advisors gửi đến AFP vào cuối ngày thứ Năm, công ty này cảnh báo rằng các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường sản lượng dầu có thể kích thích phản ứng từ OPEC+.
6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm từ ngày 14/1/2025
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu khai thác bay đêm từ 0h - 24h hàng ngày tại 6 Cảng hàng không từ ngày 14/1/2025.
Giá xăng dầu hôm nay 16/11: Thấp nhất trong 1 tháng trở lại đây, RON 95 sẽ còn giảm tiếp!
Cập nhật giá xăng dầu mới nhất chiều ngày 16/11.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở thương mại,...
UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh,...
Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 - nhiệm kỳ V
Ngày 15/11, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 – Nhiệm kỳ V...
Kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng
Theo Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain & Company, năm 2024, kinh tế số Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng hai con số...
Miễn, giảm và ghi nợ tiền sử dụng đất cho hộ khó khăn
Theo phản ánh của cử tri tỉnh Cà Mau, hiện nay vẫn còn nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không đủ điều kiện đăng ký quyền sử dụng đất,...
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 14/11/2024,...
Meta (Facebook), Google, Apple... nắm giữ 90% thị phần thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
Theo Tổng cục Thuế, các nhà cung cấp lớn như Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... hiện nắm giữ khoảng 90% thị phần doanh thu từ dịch vụ thương mại điện tử...