Lễ cúng rằm tháng Giêng - Nét đẹp văn hóa trong tâm thức người Việt
Trong văn hóa người Việt, rằm tháng Giêng là ngày lễ trọng đại, không chỉ có ý nghĩa về tôn giáo với ước nguyện mong cầu bình an mà còn mang tinh thần hướng về tổ tiên, nguồn cội.
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Thượng nguyên hoặc Tết Nguyên tiêu, là ngày rằm đầu tiên của năm mới và được coi là ngày lễ quan trọng của người Việt, đặc biệt là người theo Phật giáo. Bởi thế, từ xưa ông bà ta đã có câu “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Cứ vào ngày này, người ta lại sắp lễ đến chùa để cúng dường, cầu mong sự may mắn, bình an. Tại Việt Nam, ngày rằm tháng Giêng không chỉ chịu ảnh hưởng bởi nguồn gốc Phật giáo mà còn có sự giao thoa với Đạo giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu bản địa. Vì thế, vào ngày rằm tháng Giêng, ngoài việc đi lễ chùa cầu an, người dân thường chuẩn bị mâm lễ để cúng gia tiên, hướng về gia đình, nguồn cội.
Trước đây, lễ rằm tháng Giêng còn thường gọi là “Tết muộn” bởi những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn; những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường... Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán.

Trong dân gian cũng có nhiều giải thích về cội nguồn của ngày này. Theo Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, ngày rằm tháng Giêng còn được gọi là ngày Đại hội Thánh Tăng. Trong ngày này, Đức Phật đã kêu gọi các đệ tử nhập thế để phụng sự nhân sinh vì mục đích mang lại phúc lợi số đông và an lạc nhân loại. Do vậy trong ngày này, cộng đồng Phật giáo sẽ hội họp lại để nhắc nhở nhau và cam kết làm theo lời Phật, phụng sự nhân sinh và sống tốt đời đẹp đạo.
Nhiều tài liệu khác lại viết phong tục này bắt nguồn từ Trung Quốc và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Trong quá trình giao thoa văn hóa, Việt Nam và một số quốc gia trong khu vực đã tiếp nhận và biến đổi Tết Nguyên tiêu theo văn hóa từng đất nước. Bên cạnh đó, còn có tích kể lại rằng Tết Nguyên tiêu bắt nguồn từ việc đồng áng trong dân gian. Sau ngày rằm tháng Giêng hàng năm, công việc cày bừa của vụ chiêm sẽ bắt đầu, bà con nông dân ở các nơi đều khẩn trương chuẩn bị cho công việc đồng áng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới âm lịch (“Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm).
Theo phong tục truyền thống, vào ngày rằm tháng Giêng, bên cạnh việc đi lễ chùa và chuẩn bị mâm lễ cúng gia tiên, người Việt còn treo đèn, kết hoa, ngâm thơ, bình thơ và thực hiện các nghi lễ cúng rằm tháng Giêng. Theo dòng chảy thời gian, các nghi lễ cũng hạn chế đi nhiều nhưng phong tục vào đêm rằm tháng Giêng đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống mang đậm tính nhân văn của người Việt.
TIN LIÊN QUAN
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
Nếu chính sách được thông qua, dự kiến sẽ tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng.
"Cuộc chiến" thuế quan: Cần chiến lược ứng phó kịp thời và linh hoạt
Hoa Kỳ, quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, hiện đang là tâm điểm của cuộc chiến thuế quan. Sự thay đổi chính sách thuế tại thị trường này...
CPI tháng 4/2025 tăng 0,07%
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước, chủ yếu do giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài...
PMI ngành sản xuất tháng 4/2025 giảm xuống 45,6 điểm
Theo báo cáo mới nhất của S&P Global, những thông báo về thuế quan của Mỹ đã khiến Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 4 giảm...
Gần 2 triệu lượt khách đến TP HCM dịp lễ 30/4 - 1/5
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, TP HCM đón gần 2 triệu lượt khách, doanh thu du lịch ước đạt hơn 7.100 tỷ đồng (tăng hơn 120% so với cùng kỳ năm ngoái).
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
Bổ sung quy định quản lý kho xăng dầu và điều hành giá bán lẻ; Siết chặt quy chế thi tuyển công chức, viên chức; Điều chỉnh khung giá dịch vụ quản lý chung cư tại Hà Nội… là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2025.
Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà người có công nhân dịp 30/4 và 2/9
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025), Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa...
Dự báo thời tiết trước và trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo thời tiết trước và trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2025.
Mỹ dự tính áp thuế lên tới 3.521% đối với pin năng lượng mặt trời từ Đông Nam Á
Hoa Kỳ hôm thứ Hai (21/4) đã công bố dự định áp thuế lên tới 3.521% đối với các tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Đông Nam Á, một động thái nhằm...
TP HCM cấm xe hơn 20 tuyến đường phục vụ lễ kỷ niệm 30/4
Từ 17h30 ngày 22/4, hơn 20 tuyến đường khu vực quận 1 sẽ cấm xe theo khung giờ, để tổ chức các chương trình kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Năm 2025, ai sẽ phải làm lại Căn cước công dân?
Theo Luật Căn cước năm 2025, những người sinh năm 2000, 1985 và 1965 sẽ thuộc diện phải đổi thẻ. Việc này nhằm cập nhật thông tin nhân thân và đảm bảo tính pháp lý của giấy tờ tùy thân khi thực hiện các thủ tục hành chính, dân sự.
Quý I/2025: Thu ngân sách nhà nước tăng 29%
Lũy kế 3 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 721,3 nghìn tỷ đồng, trong đó, thu nội địa tăng so cùng kỳ do kinh tế những tháng cuối năm 2024 và...
Đại công trường 30 tháng 4
Một sự kiện lớn, một niềm vui lớn nhân lên những niềm vui trong những ngày tháng Tư lịch sử: “Đại công trường 30 tháng 4” được coi là điểm nhấn đầu tiên trong dịp...
Khai mạc chuỗi sự kiện chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Tối 19/4, chuỗi hoạt động lễ hội quy mô với chủ đề “Sắc màu thành phố Bác” sẽ khai mạc tại TP HCM chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...
Hà Nội: Dự kiến tên gọi và phương án sắp xếp các phường mới ở 12 quận
Ngày 19/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký công văn gửi các quận, huyện về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã để thực hiện lấy ý kiến nhân dân...
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi xanh
Sáng 19/4, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) của Quốc hội đã tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số...
Phó Thủ tướng chỉ đạo không để trục lợi, làm giá, đầu cơ trên thị trường vàng
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3332/VPCP-KTTH ngày 18/4/2025 truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc về diễn biến giá vàng trong nước.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Trong hệ sinh thái xanh, công nghệ xanh có vai trò quyết định
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng Kế hoạch hành...
Thuế đối ứng Hoa Kỳ: phải nhìn nhận trong nguy có cơ
Quyết định tăng thuế nhập khẩu các ngành hàng sang Hoa Kỳ tới 46% của Tổng thống Hoa Kỳ, công bố hồi đầu tháng 4, đang trở thành mối lo ngại toàn cầu. Tuy nhiên,...
Xem nhiều




