VnFinance
Thứ tư, 25/10/2023, 08:26 AM

Nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn

Đây là nhận định của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trong Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tại phiên làm việc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 23/10.

Nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng trình bày báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15.
 

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Nghị quyết số 43/2022/QH15 là quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết: Sau gần 02 năm triển khai cho thấy việc ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 là quyết sách đúng đắn, kịp thời của Quốc hội trong hoàn cảnh tình hình kinh tế - xã hội của đất nước đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19.

Nghị quyết được ban hành tại Kỳ họp bất thường lần thứ Nhất của Quốc hội với nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ hỗ trợ cho công tác phòng, chống, kiểm soát dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Việc thực hiện Nghị quyết đã đạt được nhiều kết quả tích cực, cổ vũ tinh thần cho người dân, doanh nghiệp và bổ sung một nguồn lực lớn từ ngân sách nhà nước và các nguồn huy động khác để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và phát triển nhanh sau dịch Covid-19, được sự đồng thuận, hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, thành phần kinh tế.

Căn cứ Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, Chính phủ đã xây dựng và ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 nhằm triển khai, thể hóa các quyết sách được Quốc hội quyết nghị.

Nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15.
 

Tuy nhiên, một số chính sách đã hết thời gian thực hiện hoặc sử dụng hết nguồn lực nhưng cần tiếp tục triển khai. Một số chính sách có nguồn lực lớn nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế. Giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Chương trình còn chậm, có khả năng không thực hiện được các mục tiêu đã đề ra của chính sách. Đề xuất tiếp tục giao Chính phủ triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%

Báo cáo kết quả thực hiện các chính sách theo Nghị quyết số 43/2022/QH15, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, đã giảm 2% thuế giá trị gia tăng. Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo số liệu việc tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ phòng, chống dịch Covid-19 trong thời gian tới.

Về chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, đến cuối tháng 8/2023, số tiền hỗ trợ lãi suất tương đương khoảng 1,95% nguồn lực được Quốc hội quyết định, dư nợ đạt gần 57.000 tỷ đồng cho hơn 2.100 khách hàng.

Tính đến hết tháng 9/2023, Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải ngân tín dụng ưu đãi đạt hơn 21.000 tỷ đồng cho hơn 366.000 lượt khách hàng; đã giải ngân khoảng 3.679,3 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà cho 128.746 lượt người sử dụng lao động và 5.194.162 lượt lao động.

Chính phủ cũng đã xây dựng danh mục và mức vốn bố trí cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phù hợp với quy định của Luật Đầu tư công và các nguyên tắc, tiêu chí, đối tượng bố trí vốn; khẩn trương, nỗ lực hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn Chương trình trong thời gian ngắn, kể cả các dự án quan trọng quốc gia, quy mô lớn cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, địa phương. Đồng thời phân bổ chi tiết hơn 166.000 tỷ đồng vốn Chương trình trong kế hoạch các năm 2022, 2023, góp phần đẩy nhanh việc khởi công xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đường cao tốc, cầu khẩu độ lớn...

Về những tồn tại, hạn chế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc xây dựng, ban hành văn bản triển khai chính sách thuộc Chương trình đã được thực hiện tích cực, tuy nhiên một số văn bản còn chậm so với yêu cầu đề ra.

Công tác dự báo, tính toán nhu cầu hỗ trợ của một số chính sách trong quá trình xây dựng Chương trình chưa lường hết được khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai. Trong khi tình hình thế giới, trong nước từ đầu năm 2022 đến nay thay đổi nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề mới, không thể dự báo.

Việc thực hiện và giải ngân một số chính sách đã được ban hành còn thấp so với quy mô nguồn lực được giao. Việc triển khai các chính sách hỗ trợ ở một số nơi, một số chỗ, một số thời điểm còn chưa linh hoạt, chủ động, quyết liệt. Việc phân bổ và giải ngân nguồn vốn của Chương trình cho các nhiệm vụ, dự án còn chậm, tạo áp lực giải ngân lớn, nhất là trong kế hoạch năm 2023.

Trên cơ sở đó, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, tiếp tục giao Chính phủ triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị quyết số 43/2022/QH15.

Về sử dụng số vốn từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương năm 2021 còn dư sau khi thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, Chính phủ đề nghị Quốc hội cho phép bổ sung đối tượng vào Nghị quyết số 43/2022/QH15 và bố trí số vốn gần 3.000 tỷ đồng còn dư sau khi thực hiện chính sách nêu trên cho 05 dự án thuộc ngành y tế.

Đồng thời Chính phủ kiến nghị cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Chương trình đến hết năm 2024. Giao Chính phủ rà soát, xác định rõ số vốn cần kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân của từng dự án, trên cơ sở đó báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Nền kinh tế khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn
Quốc hội nghe báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 và báo cáo thẩm tra.
 

Chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đã đạt 100% kế hoạch

Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đánh giá cao những nỗ lực và sự chỉ đạo quyết liệt, tích cực, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, vai trò đầu mối của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như sự tham gia vào cuộc của các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố, đã ban hành đầy đủ 17/17 văn bản theo thẩm quyền để cụ thể hóa các chính sách theo yêu cầu tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, tổ chức phối hợp, thực hiện và hoàn thành khối lượng lớn công việc, cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra cũng cho biết: Có ý kiến cho rằng việc ban hành một số văn bản hướng dẫn, chuẩn bị các dự án chưa kịp thời, làm ảnh hưởng đến tiến độ, tính hiệu lực, hiệu quả, ý nghĩa của Nghị quyết; Chưa quyết liệt trong việc hoàn thiện, chủ trương đầu tư, đề nghị cắt giảm, không thực hiện một số dự án thuộc Chương trình, làm chậm tiến độ triển khai dự án, ảnh hưởng tiến độ giải ngân và hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Một số chính sách có nguồn lực lớn nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế, chưa đạt yêu cầu đề ra.

Do đó, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ, làm rõ trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân trong việc không hoặc chậm triển khai chính sách, kết quả thấp, không khả thi và đánh giá tác động tới kết quả, hiệu quả triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Về kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, Ủy ban Kinh tế thống nhất với Báo cáo của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra Nghị quyết số 43/2022/QH15. Việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra cũng cho rằng: Chính phủ chưa phân tích rõ những khó khăn, tồn tại, nhất là khả năng phục hồi của nền kinh tế thời gian qua chưa thật sự bền vững. Do vậy, đề nghị Chính phủ bổ sung phân tích về những khó khăn, vướng mắc, đánh giá khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 5 năm 2021 - 2025, từ đó đánh giá hiệu quả triển khai các chính sách tới khả năng phục hồi của người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.

Về kết quả thực hiện các chính sách tại Nghị quyết số 43/2022/QH15, đối với chính sách tài khóa, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, kết quả thực hiện các gói hỗ trợ của chính sách tài khóa đã có tác động tích cực tới người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế.

Trong đó, một số chính sách hỗ trợ có kết quả thực hiện cao như các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí đạt 94,6% kế hoạch; Chính sách cho vay thông qua Ngân hàng chính sách xã hội đạt 54,55% hạn mức tối đa (nổi bật là chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đã đạt 100% kế hoạch đề ra).

Tuy nhiên, báo cáo thẩm tra cũng đánh giá: Đa số các gói hỗ trợ thuộc chính sách tài khóa giải ngân chậm, có trường hợp rất chậm như giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển của Chương trình đạt khoảng 28,9%; cho vay cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập đạt 10,8%; cho vay phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt 21,9%...

Vì vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tập trung phân tích, làm rõ nguyên nhân chủ quan, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc triển khai thực hiện chậm; Cần đánh giá việc bám sát thực tiễn trong công tác dự báo, tính toán nhu cầu, trình tự thủ tục hỗ trợ trước khi ban hành chính sách.

Chính phủ cần bổ sung đánh giá việc triển khai các chính sách chậm tác động tới đối tượng thụ hưởng và hiệu quả tổng thể của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Khả năng hấp thụ vốn tín dụng còn rất yếu

Về chính sách tiền tệ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết: Chính phủ đã đánh giá cơ bản tổng thể, toàn diện tình hình thực hiện chính sách tiền tệ.

Về nhiệm vụ điều hành tăng trưởng tín dụng, một số ý kiến Ủy ban Kinh tế cho rằng nền kinh tế hiện nay khát vốn nhưng khó hấp thụ vốn, mặc dù mặt bằng lãi suất huy động và cho vay giảm xuống, dư nợ tín dụng đến 29/9 chỉ tăng 6,92%, cho thấy nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn tín dụng còn rất yếu.

Ủy ban Kinh tế đề nghị: Chính phủ bổ sung phân tích, đánh giá hiệu quả, tác động của các chính sách tới đối tượng thụ hưởng và khả năng phục hồi doanh nghiệp và nền kinh tế; Chính phủ bổ sung phân tích, đánh giá hiệu quả, tác động của các chính sách tới đối tượng thụ hưởng và khả năng phục hồi doanh nghiệp và nền kinh tế; Chính phủ tập trung nguồn lực, nhân lực để tiếp tục triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 trong thời gian còn lại của Nghị quyết (đến hết 31/12/2023); bảo đảm thực hiện ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết đã đặt ra.

Đối với việc triển khai chính sách hỗ trợ 2% lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thực hiện chính sách hỗ trợ 2% lãi suất này.

Đối với số vốn không giải ngân hết kế hoạch sau khi kết thúc thời gian giải ngân của Chương trình, trình Quốc hội hủy dự toán, kế hoạch vốn theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 và Luật Ngân sách nhà nước.

Về đề nghị cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư của Chương trình, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện tối đa việc điều hòa vốn cho các nhiệm vụ, dự án theo quy định tại Nghị quyết số 93/2023/QH15 của Quốc hội để bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn và tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công.


Hà Nội: Chi 3 triệu USD mua ý tưởng phát triển Thủ đô
Hà Nội: Chi 3 triệu USD mua ý tưởng phát triển Thủ đô
02/12/2023 Tin nóng

Theo Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, thành phố đã chi 3 triệu USD mua ý tưởng phát triển Thủ đô từ đơn vị tư vấn nước ngoài bằng nguồn...

Thêm một nước thành viên BRICS gia nhập OPEC+
Thêm một nước thành viên BRICS gia nhập OPEC+
02/12/2023 Tin nóng

Brazil chuẩn bị gia nhập nhóm OPEC+ gồm các quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới từ tháng 1 năm 2024, Bộ trưởng Năng lượng Brazil Alexandre Silveira mới đây đã cho biết...

Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 395 triệu USD
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 395 triệu USD
02/12/2023 Tin nóng

Tính chung 11 tháng năm 2023, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 395 triệu USD, giảm 16,7% so với cùng kỳ năm trước.

Từ 1/7/2024, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp thống nhất, bãi bỏ tất cả cơ chế đặc thù
Từ 1/7/2024, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp thống nhất, bãi bỏ tất cả cơ chế đặc thù
01/12/2023 Tin nóng

Từ ngày 1/7/2024 sẽ bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính Nhà nước; áp dụng chế độ tiền lương...

Đề xuất bãi bỏ Thông tư hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng
Đề xuất bãi bỏ Thông tư hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng
30/11/2023 Tin nóng

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư bãi bỏ Thông tư số 83/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng theo danh mục hàng hóa nhập...

Xăng RON95 tiếp tục giảm, xuống dưới 23 nghìn đồng/lít
Xăng RON95 tiếp tục giảm, xuống dưới 23 nghìn đồng/lít
30/11/2023 Tin nóng

Kể từ 15h chiều nay (30/11), giá xăng E5RON92 sẽ được điều chỉnh tăng 109 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành, lên mức 21.799 đồng/lít. Trong khi đó, xăng RON95-III...

Tăng mạnh số tiền đặt cọc đấu giá tài sản để hạn chế “cò” tham gia trục lợi
Tăng mạnh số tiền đặt cọc đấu giá tài sản để hạn chế “cò” tham gia trục lợi
30/11/2023 Tin nóng

Nhiều ĐBQH cho rằng, để hoạt động đấu giá tài sản đạt hiệu quả tốt nhất, việc tăng số tiền đặt cọc lên con số lớn sẽ tránh tình trạng đối tượng “cò” tham gia...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam 11 tháng năm 2023
Toàn cảnh bức tranh kinh tế Việt Nam 11 tháng năm 2023
30/11/2023 Tin nóng

Tính chung 11 tháng, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách Nhà nước ước đạt 75% kế hoạch, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2022. Cùng với đó, sản xuất công nghiệp tiếp...

Giảm 2% thuế VAT đến hết ngày 30/06/2024
Giảm 2% thuế VAT đến hết ngày 30/06/2024
29/11/2023 Tin nóng

Quốc hội đã đồng ý giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 1 1 2024 đến hết ngày 30 6 2024 nhưng không áp dụng với một số hàng hóa, dịch vụ, đã được quy định tại Nghị quyết số 43.

Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút FDI
Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu cả nước về thu hút FDI
29/11/2023 Tin nóng

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch Đầu tư, tính đến 20/11/2023, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 56 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 11 tháng năm...

Đại biểu Quốc hội muốn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh được vay 30 tỷ USD làm đường sắt đô thị
Đại biểu Quốc hội muốn Hà Nội, TP Hồ Chí Minh được vay 30 tỷ USD làm đường sắt đô thị
27/11/2023 Tin nóng

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết “rất tâm đắc” với đề xuất của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc cho phép Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh vay...

Điểm mặt những chiêu thức lừa đảo trực tuyến xuất hiện tuần qua
Điểm mặt những chiêu thức lừa đảo trực tuyến xuất hiện tuần qua
26/11/2023 Tin nóng

Cùng nhìn lại các tin tức nổi bật về lừa đảo trực tuyến tại Việt Nam trong tuần qua, từ 20/11 đến 26/11 với series "Điểm tin tuần" của Trung tâm Giám sát an toàn...

Thanh Hóa chuẩn bị đấu giá trực tuyến 6 mỏ khoáng sản
Thanh Hóa chuẩn bị đấu giá trực tuyến 6 mỏ khoáng sản
25/11/2023 Tin nóng

Mới đây, Trung tâm đấu giá tài sản, Sở Tư pháp tỉnh Thanh Hóa đã ban hành thông báo đấu giá tài sản quyền khai thác khoáng sản 6 mỏ với hình thức đấu giá...

TP HCM tung hàng loạt ưu đãi thu hút nhà đầu tư nước ngoài
TP HCM tung hàng loạt ưu đãi thu hút nhà đầu tư nước ngoài
24/11/2023 Tin nóng

Theo Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP HCM (ITPC), thành phố sẽ áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư để giữ chân nhà đầu tư nước ngoài.

Giá xăng dầu giảm lần thứ 2 liên tiếp, RON95 về sát mốc 23.000 đồng/lít
Giá xăng dầu giảm lần thứ 2 liên tiếp, RON95 về sát mốc 23.000 đồng/lít
23/11/2023 Tin nóng

Kể từ 15h chiều nay (23/11), giá xăng dầu bán lẻ đồng loạt được điều chỉnh giảm. Trong đó, xăng E5RON92 giảm 584 đồng/lít xuống còn 21.690 đồng/lít...

Doanh nghiệp Hoa Kỳ đến Bình Dương tìm cơ hội đầu tư
Doanh nghiệp Hoa Kỳ đến Bình Dương tìm cơ hội đầu tư
23/11/2023 Tin nóng

Ngày 21/11, Đoàn công tác chính quyền bang Oregon (Hoa Kỳ) do bà Katherine Lam - Ủy viên Hội đồng Cảng Poftland, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Khách sạn Bambuza...

Giá xăng có thể tiếp tục giảm vào ngày mai (23/11)
Giá xăng có thể tiếp tục giảm vào ngày mai (23/11)
22/11/2023 Tin nóng

Trong kỳ điều hành ngày mai (23/11), giá xăng dầu trong nước được dự báo sẽ giảm từ 50 đồng/lít – 500 đồng/lít. Nếu dự báo này là chính xác, giá mặt hàng này sẽ...

Lùi việc thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sang kỳ họp sau
Lùi việc thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sang kỳ họp sau
22/11/2023 Tin nóng

Quốc hội cho phép điều chỉnh thời gian thông qua dự án Luật Đất đai (sửa đổi) từ kỳ họp này sang kỳ họp gần nhất của Quốc hội để tiếp tục nghiên cứu...

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch
21/11/2023 Tin nóng

Mới đây, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch nhằm tháo gỡ khó khăn,...

VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance
vnfinance.vn