Nghịch lý 'sợ giàu' ở Trung Quốc: Chẳng ai ham hố danh nhiều tiền nhất, giàu là tốt nhưng giàu quá 'mất vui'
Các ông trùm ở Trung Quốc vẫn tìm cách để tự kéo tụt thứ hạng của mình trên bảng xếp hạng tỷ phú để "yên ổn" làm ăn.

Nếu là một ông trùm bất động sản hoặc công nghệ ở Trung Quốc, bạn cần cẩn thận. Tại đất nước tỷ dân, giàu có là chuyện tốt nhưng lại… không nên quá giàu. Việc đứng đầu bảng xếp hạng tỷ phú tiềm ẩn những rủi ro lớn. Chỉ cần nhìn vào những người từng giữ vị trí này là thấy: Tất cả đều gặp rắc rối.
Nguyên nhân là Bắc Kinh vốn "cảnh giác" với các công ty bất động sản (và mới đây là doanh nghiệp công nghệ) giàu có bởi họ thường vay nợ lớn để kích thích tăng trưởng. Điều này có thể đẩy sức khỏe tài chính của khối doanh nghiệp Trung Quốc vào nguy hiểm.
Wang Jianlin, người sáng lập tập đoàn bất động sản Dalian Wanda và tỷ phú giàu nhất Trung Quốc năm 2016, đã bị chính phủ Trung Quốc buộc phải rút vốn khỏi các tài sản ở nước ngoài sau khi Bắc Kinh bắt đầu chiến dịch giảm nợ vay của khối doanh nghiệp một cách nghiêm túc.
Hay Hui Ka Yan, người giàu nhất Trung Quốc năm 2017 cũng bị yêu cầu giảm nợ vay sau khi Evergrande – tập đoàn bất động sản mắc nợ nhiều nhất thế giới, vi phạm 3 mức "báo động đỏ".
Và trường hợp nổi tiếng nhất được Bắc Kinh lấy làm gương chính là Jack Ma – nhà sáng lập Alibaba. Cuối năm ngoái, ông đã thẳng thừng chỉ trích các ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc và 5 tháng sau, tập đoàn của ông chịu mức phạt kỷ lục 2,8 tỷ USD vì độc quyền.

Trong khi đó, Pony Ma – ông chủ của đế chế Tencent cũng không phải ngoại lệ khi Bắc Kinh đang coi tập đoàn của ông là mục tiêu giám sát tiếp theo. Gần đây, vị tỷ phú đã gặp các cơ quan giám sát của Trung Quốc để thảo luận việc tuân thủ luật chống độc quyền.
Càng lớn và càng phát triển, các công ty công nghệ càng bị để ý. Sự xuất hiện khắp nơi của Alibaba và Tencent trong nền kinh tế có thể cản trở sự đổi mới cũng như gây ra rủi ro hệ thống cho xã hội.
Do đó, giới tỷ phú Trung Quốc đã dùng một số cách thông minh để bảo toàn tài sản của mình một cách hợp tình hợp lý.
Dưới đây là 3 cách mà họ thực hiện:
Làm từ thiện
Nếu là tỷ phú giàu nhất Trung Quốc thì hãy là người làm từ thiện nhiều nhất. Hè năm ngoái, Colin Huang, nhà sáng lập Pinduoduo – công ty 6 năm tuổi vừa vượt qua Alibaba để trở thành trang mua sắm trực tuyến phổ biến nhất Trung Quốc, đã quyên góp hơn 10% cổ phần công ty cho hoạt động từ thiện và nghiên cứu khoa học.
Cùng việc chuyển nhượng 2,7% cổ phần cho một nhà đầu tư ban đầu, tài sản của Huang đã giảm hơn 10 tỷ USD, theo Bloomberg. Hiện tại, Huang sở hữu 46,3 triệu USD, chỉ kém 16 triệu USD so với Zhong Shanshan, chủ tịch công ty nước đóng chai Nongfu Spring – người giàu nhất Trung Quốc hiện nay.

Cách đây không lâu, Huang đã từ chức chủ tịch Pinduoduo để tập trung nghiên cứu khoa học đời sống. Việc này khiến cổ phiếu công ty sụt giảm và cá nhân vị tỷ phú mất 4 tỷ USD.
Trường hợp của Huang vẫn chưa "thấm" vào đâu so với Hui Ka Yan. Năm ngoái, ông đã quyên góp tới 152 triệu USD, qua đó trở thành người từ thiện nhiều nhất Trung Quốc trong 4 năm liên tiếp.
Có thể nói, việc "tụt hạng" trong bảng xếp hạng tỷ phú là điều quan trọng ở Trung Quốc và từ thiện chính là cách tốt để các doanh nhân thực hiện điều đó.
Thay đổi cấu trúc cổ phiếu
Thứ hạng tỷ phú thế giới bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cổ phiếu trong khi những tài sản cá nhân khác như vốn đầu tư mạo hiểm lại bị bỏ qua.
Kết quả là các tỷ phú trong lĩnh vực công nghệ như Jeff Bezos hay Elon Musk mới được xếp hạng là người giàu nhất, nhì thế giới. Trong khi đó, tỷ phú Trung Quốc lại phải tìm cách kiềm chế đà tăng của tài sản khi giá cổ phiếu tăng.
Để làm điều này, cấu trúc cổ phiếu 2 tầng trở thành phương pháp hữu dụng. Họ dùng chiến lược trên để duy trì quyền kiểm soát khi các startup của họ gọi vốn đầu tư mạo hiểm và sau đó IPO. Ngoài ra, họ có thể dùng nó để ngăn thứ hạng tỷ phú của mình tăng cao.
Tiếp tục lấy Huang làm ví dụ. Khi ông vẫn là chủ tịch, cổ phiếu loại B (thứ đem lại quyền biểu quyết lớn gấp 10 lần cổ phiếu loại A), giúp ông nắm 80% quyền kiểm soát công ty. Dù vậy, xét về quyền lợi thụ hưởng, ông chỉ có 29% cổ phần vì 2 hạng cổ phiếu này mang lại quyền kinh tế như nhau. Và 29% cổ phần đó chính là những gì các bảng xếp hạnG tỷ phú xét đến khi ước tính tài sản.
Thành lập công ty con
Hui Ka Yan còn sở hữu một tài sản đáng giá khác mà không được các bảng xếp hạng tính đến. Ông sở hữu hơn 70% cổ phần của Evergrande – tập đoàn nắm giữ hơn 70% cổ phần của Evergrande New Energy Vehicle.

Nhờ làn sóng cổ phiếu công nghệ xanh toàn cầu tăng, giá trị thị trường của công ty này đã tăng hơn 1.000% trong năm ngoái lên 76 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số 25 tỷ USD của công ty mẹ.
Nếu tính riêng tài sản là phần sở hữu tại Evergrande New Energy Vehicle, Hui đã là người giàu thứ 5 Trung Quốc. Tuy nhiên, trên các bảng xếp hạng tỷ phú, tài sản của ông chỉ được tính dựa trên số cổ phần tại Evergrande. Do đó, con số này thấp hơn thực tế khoản 20 tỷ USD. Thời điểm hiện tại, ông là người giàu thứ 13 Trung Quốc với khối tài sản 23 tỷ USD.
Còn tỷ phú giàu nhất Trung Quốc thì sao? Ông trùm nước đóng chai có nên lo lắng? Thứ nhất, ông không thuộc lĩnh vực bất động sản và công nghệ đầy biến động. Thứ hai, ông cũng là người kinh doanh có mục đích tốt với cổ phần chi phối tại một công ty sản xuất vaccine và bộ xét nghiệm viêm gan. Cuối cùng, nếu muốn không phải là người giàu nhất, ông có thể nhượng lại một phần trong số 84% cổ phần tại Nongfu Spring. Sự giàu có của vị tỷ phú này là kiểu "có tính toán", vậy nên, ông có thể "ngủ ngon" hơn những người khác.
Nguồn: Mint
TIN LIÊN QUAN
Cổ phiếu Vinpearl gây sóng lớn trên sàn HoSE, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng bùng nổ kỷ lục
Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, đã đạt mức kỷ lục mới sau khi Vinpearl chính thức tái niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Ấn Độ: Ngày càng nhiều doanh nghiệp gia đình giao quyền điều hành cho con gái
Sự trỗi dậy của những người con gái - thậm chí cả con dâu- trong vai trò lãnh đạo các doanh nghiệp gia đình đang góp phần định hình lại hành trình bình đẳng giới ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Từ quán đá bào đến đế chế tỷ đô: Ông trùm đứng sau Mixue đã làm gì để có hơn 46.000 cửa hàng....
Bắt đầu từ một quầy đá bào tự chế ở Trịnh Châu, Zhang Hongchao - người sáng lập Mixue đã vượt qua nghèo khó, học vấn hạn chế và thị trường cạnh tranh khốc liệt...
CEO Chagee Trung Quốc: 18 tuổi còn "mù chữ", 30 tuổi đã thành tỷ phú USD, "nuốt chửng" cả thị trường trà sữa...
Junjie Zhang, một doanh nhân 30 tuổi người Trung Quốc, đã trở thành tỷ phú sau thành công lớn của Chagee Holdings Ltd. công ty trà sữa cao cấp mà ông sáng lập.
Hoa hậu Mai Phương Thúy xuất hiện tại ĐHĐCĐ MWG: MWG báo lãi đậm quý I, mục tiêu doanh thu 150.000 tỷ 2025
Lợi nhuận sau thuế quý này của MWG ghi nhận đạt 1.548 tỷ đồng, tăng hơn 71%...
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc "lột xác" toàn diện của Vinamilk
Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách...
Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con
Trong năm 2024, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã thu về 189.068 tỉ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm 2023. Đặc biệt, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT tiếp tục...
Thông điệp đầy cảm hứng về hành trình "vượt bão" và tầm nhìn chiến lược của Vinamilk
Trong báo cáo gửi đến cổ đông, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM), đã truyền tải một thông điệp đầy cảm hứng về hành...
Người nổi tiếng cần giữ cái danh của mình
Thời gian qua một số người có sức ảnh hưởng (KOL) như hoa hậu, diễn viên, giáo sư... gây ồn ào vì quảng cáo không đúng cho các loại sản phẩm như thuốc chữa bệnh...
Tỷ phú thứ 5 thế giới để mắt tới tập đoàn dầu khí nhà nước Mexico
Tập đoàn năng lượng nhà nước Mexico, Pemex, đang đàm phán với tỷ phú Carlos Slim về khả năng ông sẽ đầu tư vào hai mỏ dầu khí đầy tiềm năng của nước này, theo...
Doanh nhân nữ cần được phá bỏ rào cản, trở ngại
Dẫu có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế, phần lớn các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đang hoạt động ở quy mô siêu nhỏ hoặc nhỏ và họ vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại.
Lý do ông Đỗ Anh Tuấn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Sunshine Homes?
Những ngày vừa qua, thị trường địa ốc xôn xao trước công bố thông tin chính thức từ Công ty CP Phát triển Sunshine Homes (HNX: SSH) về việc từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT của ông Đỗ Anh Tuấn.
Chủ tịch Tập đoàn BRG mong có chính sách hỗ trợ tài chính các dự án trung hòa carbon
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG kiến nghị Chính phủ có các chính sách hỗ trợ tài chính cho các dự án xây dựng và trung hòa carbon, bao gồm cả thuế và thủ tục hành chính.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Phải giải phóng tiềm lực khoa học công nghệ
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT Trương Gia Bình đề nghị phải giải phóng tiềm lực khoa học công nghệ. Vì theo ông, khi nghiên cứu thì thấy mối quan hệ giữa GDP và tiềm lực khoa học công nghệ vẽ thành một đồ thị parapol đi lên, nghĩa là khi tăng trưởng GDP thì trình độ khoa học đi lên.
Độc lạ phiên chợ 'choảng nhau' có một không hai ở Thanh Hóa
Theo quan niệm, ai càng bị ném nhiều thì năm đó sẽ càng gặp nhiều may mắn. Dù không quen biết, nhưng ai đến chợ Chuộng cũng vui vẻ khi bị ném cà chua,...
Du xuân đầu năm với những lễ hội nổi tiếng 3 miền
Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp Tết đến, xuân về, người dân khắp cả nước lại náo nức đi du xuân, trẩy hội. Trải qua thời gian, truyền thống này vẫn tiếp tục được....
Theo mẹ đi chợ Đồng Xuân
Văn hóa giải trí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu, mang đến sự thư giãn và cảm hứng cho mọi người. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học, công nghệ - Nơi thường...
Chuyển đổi số, viết tiếp ước mơ của Doanh nhân tuổi Tỵ
Họ đều là những doanh nhân, lãnh đạo tuổi Tỵ, trí tuệ, can trường và có tư duy đột phá, biết nắm bắt cơ hội, ứng dụng KHCN tiên tiến vào lĩnh vực mình...
Nên chọn ngày nào để khai bút đầu năm Ất Tỵ 2025?
Khai bút đầu Xuân không chỉ đơn thuần là một phong tục mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tinh thần hiếu học, sự khởi đầu thuận lợi và niềm tin vào tương lai...
Xem nhiều




