Người giàu nhất thế giới: Thành công của Amazon nằm ngoài kỳ vọng của tôi
Mới đây, nhà sáng lập và Giám đốc điều hành Amazon - Jeff Bezos chính thức trở thành người đầu tiên trên thế giới có tài sản hơn 200 tỷ USD.
Với khối tài sản này, Jeff Bezos đã bỏ xa các tỷ phú đồng nghiệp trở thành người giàu nhất thế giới với khối tài sản 207 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index.
Ít ai biết, khi thành lập Amazon khởi đầu từ một cửa hàng bán sách trực tuyến, Jeff Bezos – người giàu nhất thế giới hiện nay - cho rằng công ty này chỉ có 30% cơ hội thành công.
"Tôi đã nghĩ rằng chỉ có 30% khả năng gây dựng công ty thành công mà thôi", Bezos cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên KING-TV năm 2000. "Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ tạo ra một Amazon như ngày nay. Tôi là người ngạc nhiên nhất thế giới ấy chứ".
Bezos thậm chí từng nói với cha mẹ - những người đã đầu tư 245.000 USD vào công ty của con trai năm 1995 - rằng "khả năng cao là họ sẽ mất sạch số tiền này", ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn khác trên Tạp chí Evening.
Dù cha mẹ Bezos hỗ trợ tài chính cho con trai, nhưng họ không khỏi lo lắng về quyết định của ông. Cha Bezos - ông Mike Bezos kể lại rằng vợ ông - bà Jacklyn từng khuyên tỷ phú "Đừng bỏ việc" và hỏi "Liệu con có thể làm việc này cả buổi đêm và cuối tuần không?"
"Những gì xảy ra trong 25 năm qua ở Amazon nằm ngoài kỳ vọng của tôi", Bezos chia sẻ trong một sự kiện tại Ấn Độ hồi tháng 1. "Đúng là tôi muốn gây dựng một công ty, nhưng không phải công ty như các bạn thấy hôm nay".
Khi nhìn lại thành công của mình với Amazon, Bezos từng nói rằng “những quyết định tốt nhất” của ông đều được thực hiện theo cùng một cách.
“Tất cả những quyết định tốt nhất của tôi trong kinh doanh và trong cuộc sống đều được đưa ra bằng trái tim, trực giác và sự gan dạ - chứ không phải bằng phân tích,” Bezos nói trong một cuộc phỏng vấn tại Câu lạc bộ Kinh tế Washington DC vào năm 2018.
“Khi bạn có thể đưa ra quyết định với sự phân tích, bạn nên làm như vậy, nhưng hóa ra trong cuộc sống, những quyết định quan trọng nhất lại luôn được thực hiện bằng bản năng, trực giác, vị giác và trái tim. Nếu không có trực giác, Amazon sẽ bỏ lỡ “những khám phá vượt trội” dẫn đến thành công như ngày hôm nay", Bezos viết trong lá thư gửi cổ đông năm 2018.
Vào những năm 1980, Bezos là sinh viên chuyên ngành vật lý tại Đại học Princeton. Là một trong 25 sinh viên đứng đầu nhưng Bezos khi đó tin rằng bản thân không đủ thông minh để cạnh tranh với những người khác.
Vì thế, ông quyết định đổi chuyên ngành sang kỹ thuật điện và khoa học máy tính, theo Wired. Và chính quyết định đó là bước ngoặt đưa ông đến với ý tưởng khởi nghiệp cùng Amazon.
"Trong hầu hết ngành nghề, nếu bạn nằm trong ngưỡng phần trăm thứ 90 (tức là bạn tốt hơn 90% người cùng chuyên môn), bạn sẽ có ích. Còn trong ngành vật lý lý thuyết, bạn phải là một trong 50 người giỏi nhất thế giới, nếu không bạn gần như vô dụng", Bezos chia sẻ.
CEO của Amazon tốt nghiệp Đại học Princeton vào năm 1986, chuyên ngành kỹ thuật điện và khoa học máy tính.
Thành lập Amazon là một ván bài với Bezos. Năm 1994, ông quyết định từ bỏ công việc ổn định tại một quỹ đầu tư ở thành phố New York, khi biết được rằng internet khi đó tăng trưởng 2.300%/năm, một con số đáng kinh ngạc.
Điều này thúc đẩy ông ra mắt ý tưởng về website bán sách trực tuyến Amazon vào năm 1995. Đến nay, cửa hàng trực tuyến ấy đang bán đủ thứ và có vốn hóa khoảng 1.700 tỷ USD.
Amazon đã vượt qua đại dịch như thế nào?
Amazon là một trong không nhiều doanh nghiệp vượt qua được nghịch cảnh do Covid-19 gây ra trên toàn cầu.
Hồi cuối tháng 4/2020, Jeff Bezos từng nhận định: “Đây là quãng thời gian khó khăn nhất mà chúng tôi từng phải đối mặt”.
Có lẽ không riêng Jeff Bezos, mọi doanh nhân trên toàn cầu đều có trải nghiệm không lấy làm dễ chịu khi đại dịch phủ bóng đen lên nền kinh tế, tác động làm thay đổi đột ngột nhu cầu, thói quen… của khách hàng, khiến hàng loạt chiến lược, mục tiêu phải thay đổi để “sống sót”.
Đội ngũ lãnh đạo của Amazon đã sớm nhìn nhận đại dịch Covid-19 chính là sự kiện tạo đứt gãy mang tính lịch sử.
Jeff Bezos, vốn đang tập trung cho việc phát triển một doanh nghiệp khác là Blue Origin, ngay lập tức quay trở lại tham gia các hoạt động thường nhật của Amazon, gặp gỡ hàng ngày với đội ngũ quản lý cao cấp.
Trong thời gian ngắn, nhu cầu đối với các dịch vụ thương mại điện tử của Amazon tăng vọt do người dân phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Do đó, Amazon cần nhanh chóng “uống thuốc tăng lực” nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều này, Công ty quyết định thuê thêm 175.000 nhân viên.
Chủ trương tăng cường sản xuất đã thúc đẩy doanh thu quý II/2020 của Amazon tăng 40% so với cùng kỳ năm 2019, lên 88,9 tỷ USD, sau khi tăng 26% trong quý I/2020.
Tuy nhiên, đi kèm với doanh thu vượt trội là các khoản chi phí gia tăng. Theo đó, riêng chi phí liên quan đến kiểm soát dịch Covid-19 dự kiến trong quý III là hơn 2 tỷ USD, chi phí vận chuyển hàng hóa trên toàn cầu chứng kiến mức tăng 68%, lên 13,7 tỷ USD trong quý II.
Tính đến cuối quý II, lực lượng nhân sự tại Amazon tăng 34%, lên 876.800 nhân viên toàn thời gian và bán thời gian.
Tất nhiên, những kết quả vượt trội luôn đi kèm với nhiều khó khăn phải vượt qua. Amazon phải giải quyết nhiều vấn đề: từ việc hàng ngàn người bán hàng tăng giá sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử này, cho tới công nhân biểu tình phản đối môi trường làm việc có nhiều rủi ro với dịch bệnh.
Trong quý II, "gã khổng lồ" thương mại trực tuyến Mỹ đã chi hơn 4 tỷ USD để làm sạch các cơ sở kho vận, tuyển thêm nhân lực, đề nghị tăng lương tạm thời, tiến hành xét nghiệm Covid-19 cho nhân viên… Những chi phí này được xem là cái giá hợp lý phải trả để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp được thông suốt.
Bên cạnh việc củng cố hoạt động thường nhật, Amazon cũng nhanh chóng cập nhật những giải pháp cần thiết trong thời dịch. Alexa, ứng dụng trợ lý thông minh của hãng hiện có thể trả lời tới hàng nghìn câu hỏi liên quan tới Covid-19. Thậm chí, Công ty đã đăng ký sở hữu trí tuệ với công nghệ cho phép Alexa nhận ra tiếng ho!
Cùng lúc, Bezos quyết định đầu tư mạnh tay hơn vào cuộc đua công nghệ tự động hoá: xây dựng chuỗi đóng gói hàng hoá - vận chuyển tự động với công nghệ xe tự lái, robot nhỏ, drone…
Bằng cách nào Amazon thích ứng nhanh tới vậy với đại dịch, khi bộ máy khá cồng kềnh? Theo giới chuyên gia, một trong những sức mạnh lớn nhất của Công ty chính là mô hình hoạt động “liên bang” trong 1 quốc gia thống nhất. Mỗi khu vực hoạt động có một người lãnh đạo riêng am hiểu tình hình. Toàn bộ hoạt động diễn ra thông suốt tại các thành phố theo quy chuẩn địa phương.
Trong khi đó, Bezos đóng vai trò vị thủ lĩnh liên bang, đưa ra những quyết định quan trọng nhất. Tuy nhiên, đội ngũ lãnh đạo tinh nhuệ của ông có không gian để đưa ra quyết định nhanh chóng, tiến hành đầu tư, theo đuổi các sáng kiến mới thay vì chỉ lo bộ máy chạy thường nhật.
TIN LIÊN QUAN
Chuyện gì đang xảy ra với Warren Buffett và Berkshire Hathaway?
Warren Buffett đã thu hút sự chú ý của Phố Wall khi liên tiếp bán ròng cổ phiếu và tập trung tích trữ tiền mặt. Hãng Berkshire Hathaway của ông đã tích lũy được...
'Sói già' Warren Buffett chỉ làm một điều này đã khiến núi tiền mặt của Berkshire Hathaway vượt 300 tỷ USD
Núi tiền mặt của tập đoàn đầu tư Berkshire Hathaway đã vượt mốc 300 tỷ USD trong quý III/2024, khi tỷ phú Warren Buffett tiếp tục bán cổ phiếu và không mua lại.
Sắp tạm dừng biện pháp cấm xuất cảnh đối với Tổng Giám đốc Bamboo Airway
Ông Lương Hoài Nam, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) cam kết nộp dần 304 tỷ đồng tiền thuế, dưới sự bảo lãnh của ngân hàng...
Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên “chất” Vinamilk
Có thể nói, bà Mai Kiều Liên là một phần không thể tách rời của thương hiệu tỷ đô “Vinamilk”, khi mà nhiều triết lý của “nữ tướng” này đã trở thành “chất” của Vinamilk.
Ngã rẽ bất ngờ của "Hồng Hài Nhi" đình đám: Từng gây tiếc nuối vì bỏ showbiz, kết quả trở thành CEO công nghệ...
Triệu Hân Bồi từng là một trong những sao nhí Hoa ngữ nổi tiếng nhất. Tuy nhiên, anh đã từ bỏ sự nghiệp diễn xuất để theo đuổi học vấn, cuối cùng trở thành...
Tài sản tăng vọt 78 tỷ USD, tỷ phú Mark Zuckerberg trở thành người giàu thứ 2 thế giới
CNBC đưa tin, CEO Meta Mark Zuckerberg mới đây đã vượt qua Jeff Bezos để trở thành tỷ phú giàu thứ 2 thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông chủ Facebook đã tăng 78 tỷ USD vào năm 2024.
CEO Motaro kể về hành trình khởi nghiệp thần tốc: Từ ngập trong nợ nần đến doanh nghiệp 11.000 điểm bán
“Ký ức của năm đầu tiên khởi nghiệp đến giờ vẫn khiến tôi cảm thấy… sợ. Ngày giáp Tết, tôi suy sụp, không biết sẽ đi về đâu, không dám ngủ, cứ nhắm mắt lại...
Thủ tướng: Rất tin tưởng, tự hào vào sự trưởng thành lớn mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Việt
Tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Thủ tướng khẳng định...
Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Trung Quốc gia tăng tạo ra tầng lớp lao động mới: 'Những đứa trẻ hư hỏng'
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tăng vọt lên mức cao nhất năm 2024 vào tháng 7. Sinh viên tốt nghiệp đại học ngày càng bi quan về thị trường việc làm...
Lễ Vu Lan như một nốt lặng giữa bản nhạc cuộc đời, nhắc nhở ta về những giá trị đích thực
Không chỉ là dịp để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, Vu Lan còn là hành trình về cội nguồn yêu thương, nơi tình thân thăng hoa và lòng biết ơn được lan tỏa. Mùa Vu Lan: Hạnh phúc đích thực nằm ở đâu?
Doanh nhân Đỗ Quang Hiển với khát vọng Tổ quốc luôn hùng cường, thịnh vượng
Trong hành trình hơn 30 năm Xây dựng và phát triển, Tập đoàn T&T Group luôn kiên định triết lý “phát triển doanh nghiệp gắn liền với trách nhiệm xã hội” đúng với...
Giáo dục đào tạo là mắt xích quan trọng trong chuỗi phát triển công nghiệp bán dẫn
Việt Nam có tiềm năng lớn để trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị này nếu chúng ta có chiến lược đúng đắn đầu tư hợp lý vào giáo dục - đào tạo
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng: Xin lỗi bị hại, xin cho các bị cáo cơ hội làm lại cuộc đời
Bị cáo Trịnh Văn Quyết nói lời sau cùng, tha thiết xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho tất cả các bị cáo liên đới, để họ sớm được trở về đoàn tụ với gia đình, có cơ hội làl lại cuộc đời và gửi lời xin lỗi đến tất cả những người được xác định là bị hại trong vụ án.
Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án 25 - 26 năm tù
Chiều nay (26 7), đại diện Viện kiểm sát nhân dân công bố bản luận tội, đề nghị mức án với với các bị cáo trong vụ án Tập đoàn FLC. Ông Trịnh Văn Quyết bị đề nghị mức án 25 - 26 năm tù.
Elon Musk mất 21,7 tỷ USD chỉ trong 1 ngày
Cổ phiếu của Tesla lao dốc sau khi hãng công bố kết quả kinh doanh quý II, khiến tài sản của Musk bốc hơi 21,7 tỷ USD, về còn 241 tỷ USD...
Cường Đô-la và thú chơi siêu xe ‘khét tiếng’ tại Việt Nam: Chốt đơn Ferrari 12Cilindri như mua rau
Mặc dù khá ‘im hơi lặng tiếng’ nhưng Cường Đô-la vừa bị dân mạng phát hiện đã chốt đơn chiếc Ferrari 12Cilindri vừa ra mắt toàn cầu cách đây không lâu.
Ông Trump bất ngờ có thêm 1 tỷ USD sau vụ bị ám sát hụt, trở lại danh sách 500 tỷ phú giàu nhất thế giới
Theo Forbes, tài sản ròng của Cựu Tổng tống Mỹ Donald Trump đã đạt 6,6 tỷ USD, giúp ông một lần nữa quay trở lại danh sách 500 tỷ phú giàu nhất thế giới.
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhóm triệu phú USD nhanh nhất thế giới, 6 tỷ phú chẳng ai xa lạ
tính tới cuối năm 2023, Việt Nam có 19.400 triệu phú, tăng 98% trong 10 năm qua. Trong đó, có 58 người có tài sản hơn 100 triệu USD. Tổng cộng có 6 tỷ phú USD.
Tỷ phú Jeff Bezos bán cổ phiếu Amazon sau khi cổ phiếu đạt mức cao kỷ lục
Người sáng lập đồng thời cũng là Chủ tịch điều hành Amazon - ông Jeff Bezos đang có kế hoạch bán số cổ phiếu trị giá gần 5 tỷ USD của gã khổng lồ...