Nhật muốn G7 hợp tác chống lại “sự dọa nạt kinh tế” của Trung Quốc
Nhật Bản muốn các nền kinh tế tiên tiến thuộc nhóm G7 cùng nhau phối hợp trong năm nay để ngăn chặn “sự dọa nạt về kinh tế” mà Trung Quốc đã áp dụng đối với một số đối tác thương mại của mình trong thời gian vừa qua.
![]() |
Bộ trưởng Bộ Kinh tế và Thương mại Nhật Bản Yasutoshi Nishimura hôm qua (5/1) cho biết các hành động mà Trung Quốc thực hiện trong những năm gần đây, chẳng hạn như đình chỉ nhập khẩu dứa từ vùng lãnh thổ (VLT) Đài Loan và rượu vang từ Australia, là một "mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" đối với các nền kinh tế trên toàn thế giới. “Chúng tôi mong đợi hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay sẽ tập trung vào việc tìm kiếm những biện pháp đáp trả hiệu quả trước sự dọa nạt về kinh tế kiểu này.”
Nhật Bản là Chủ tịch luân phiên của nhóm nước G7 trong năm nay và nước này sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh của nhóm. Bộ trưởng Nishimura cho hay “các biện pháp đối phó” có thể cần thiết để giúp đỡ các quốc gia và khu vực là mục tiêu của các hành động dọa dẫm thương mại.
Trung Quốc bị cáo buộc liên tục áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với các đối tác thương mại trong bối cảnh tranh chấp ngoại giao. Bản thân Nhật Bản cũng chứng kiến điều này trong hoạt động nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc – một nguyên liệu rất quan trọng đối với một số chuỗi cung ứng sản xuất. Việc nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc của Nhật Bản đã bị ảnh hưởng vào năm 2010 sau một sự cố hàng hải ở vùng biển Hoa Đông đang tranh chấp giữa hai nước.
Kiểm soát xuất khẩu
Về phần mình, Bắc Kinh đã chỉ trích gay gắt các nước thành viên G7 vì những gì mà nước này gọi là các động thái bảo hộ nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cảnh báo rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với chất bán dẫn do chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế toàn cầu và các doanh nghiệp Mỹ. Cuối năm ngoái, Trung Quốc cũng chỉ trích Anh lạm dụng quyền lực nhà nước trong việc lật ngược thỏa thuận nhà máy sản xuất chip.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nishimura đã ám chỉ ý định sẽ thúc đẩy thực hiện các chính sách như vậy trong những phát biểu của ông này sau cuộc gặp với Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo. Tại cuộc họp đó, các quan chức của Mỹ và Nhật Bản đã thảo luận về việc hợp tác trong các biện pháp hạn chế xuất khẩu thiết bị chip, hãng tin Jiji Press đưa tin.
“Để giải quyết việc lạm dụng các công nghệ quan trọng và mới nổi của các lực lượng có ý đồ xấu và chuyển giao công nghệ không phù hợp, chúng ta cũng cần phải tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kiểm soát xuất khẩu,” ông Nishimura đã nói như vậy. “Chúng tôi sẽ thực hiện kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt trên cơ sở hợp tác quốc tế,” vị quan chức thương mại cấp cao của Nhật Bản cho biết thêm nhưng không đưa ra chi tiết.
Nếu Nhật Bản tiếp tục thúc đẩy kế hoạch hạn chế các công ty thiết bị chip địa phương bao gồm Tokyo Electron Ltd. và Nikon Corp. bán các sản phẩm tiên tiến của họ cho khách hàng Trung Quốc, thì điều đó sẽ đánh dấu một chiến thắng lớn cho chính quyền Tổng thống Biden trong chiến dịch ngày càng quyết liệt nhằm ngăn chặn Trung Quốc tiếp thu các công nghệ chủ chốt của nước ngoài.
Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản cho rằng, cách đây hơn 2 thập kỷ, các cường quốc đã phạm sai lầm khi cho rằng sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng sâu sắc về kinh tế, bằng cách đưa Trung Quốc và sau đó là Nga vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), “chắc chắn sẽ mang lại một thế giới hòa bình” sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.
Tuy nhiên, thay vì thịnh vượng giúp xây dựng hòa bình, nó chỉ làm gia tăng rủi ro địa chính trị, ông Nishimura cho hay. Các chính phủ “độc đoán” đã sử dụng tăng trưởng kinh tế và tiến bộ công nghệ để tăng cường sức mạnh của họ, ông Nishimura nói thêm.
-
Lạm phát ở Nhật Bản đạt mức cao nhất trong 40 năm
-
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vừa có quyết định “gây sốc” cho thị trường, đồng yên tăng vọt
-
Một số cổ phiếu thăng hoa rực rỡ sau khi Nhật Bản bất ngờ giành chiến thắng trước Tây Ban Nha ở World Cup 2022
-
Nhật Bản chi số tiền khổng lồ để “giải cứu” đồng yên
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Xem nhiều




