Những “ông lớn” Bất động sản nào đang bị chậm cấp sổ hồng nhiều nhất?
Mới đây Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) vừa công bố danh sách 60 dự án của 16 doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM đang bị chậm cấp sổ hồng đối với hơn 30.000 căn hộ. Điều đáng nói là danh sách này cũng chỉ mặt điểm tên một vài “ông lớn”, có thể kể đến: Công ty CP Tập đoàn Hưng Thịnh, Công ty CP Tập đoàn Novaland, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai, Công ty CP Địa ốc Sài Gòn...
Theo thống kê của HoREA, toàn thị trường của TP. HCM hiện có 27.390 căn nhà và 2.693 căn hộ officetel thuộc 490 dự án được đầu tư xây dựng trong giai đoạn từ năm 2015 – 2019 đang bị chậm cấp sổ hồng.

Những “ông lớn” đang bị “tắc nghẽn” sổ hồng
Công ty CP Tập đoàn Hưng Thịnh (Tập đoàn Hưng Thịnh) đã có hơn 18 năm hình thành phát triển, các dự án do Tập đoàn Hưng Thịnh đầu tư và phát triển trải dài khắp cả nước, không chỉ dừng lại ở các thành phố trọng yếu như TP.HCM mà còn mở rộng ở các khu vực nhiều tiềm năng như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Khánh Hòa, Bình Định và Hà Nội.
Ông Trần Quốc Dũng - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết, hiện nay Hưng Thịnh có 13 dự án với với gần 8.800 căn hộ chưa được cấp sổ hồng, mặc dù có đầy đủ điều kiện để cấp sổ. Đơn cử như dự án Lavita Garden ở quận Thủ Đức, dự án này Hưng Thịnh đã xin xác định tiền sử dụng đất để nộp từ năm 2015, song đến nay vẫn chưa có kết quả.
Công ty CP Tập đoàn Novaland (Novaland Group) là một trong những công ty có uy tín trong lĩnh vực Đầu tư và Phát triển Bất động sản với tổng số vốn điều lệ 9.695 tỷ đồng (tính đến 31/12/2019). Doanh nghiệp này hiện có tổng số 11 dự án cùng với 7.283 căn nhà và căn hộ officetel bị “tắc” sổ hồng dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực.
Dường như thấu hiểu sự bất cập ấy, mới đây vào ngày 15/9/2020, Sở TN&MT TP.HCM đã tổ chức lễ trao 1.000 giấy chứng nhận cho các dự án nhà ở của 16 đơn vị có dự án hoàn chỉnh đầy đủ các quy trình, thủ tục đầu tư, xây dựng dự án theo đúng quy định trên địa bàn thành phố do ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường TP HCM chủ trì buổi lễ. Trong đó có cư dân tại dự án Tropic Garden tại Thảo Điền, Q.2 do Tập đoàn Novaland đầu tư phát triển.

Công ty CP Quốc Cường Gia Lai hiện có 7 dự án chậm cấp sổ hồng, với 4.095 căn. Công ty được bắt đầu thành lập năm 1994 với lĩnh vực kinh doanh chính là: khai thác chế biến gỗ xuất khẩu, mua bán và xuất khẩu hàng nông lâm sản và cà phê, xuất nhập khẩu phân bón với hơn 500 lao động.
Theo thông tin trên website quoccuonggialai.com.vn, Quốc Cường Gia Lai là chủ đầu tư của nhiều dự án như tổ hợp công trình Khu thương mại phức hợp căn hộ cao cấp De Capella (đường Lương Định Của, Thủ Thiêm, Quận 2, TP.HCM), Central Premium (Tạ Quang Bửu, Phường 5, quận 8, TP HCM), Khu căn hộ Southern Park (Lô 6B Phạm Hùng, Bình Chánh, TP.HCM)...
Công ty CP Địa ốc Sài Gòn (Sài Gòn Res) cũng góp mặt cùng 3 dự án với 1.377 căn. Với hơn 30 năm năm hình thành và liên tục phát triển, Sài Gòn Res đã đầu tư, xây dựng nhiều dự án dân cư, công trình đáp ứng nhu cầu về nhà ở thương mại trên thị trường bất động sản; Tham gia các chương trình nhà ở của Thành phố, nhà ở xã hội...
Tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của Công ty Cổ phần địa ốc Sài gòn, ông Đặng Văn Phúc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Saigonres cho biết, năm 2019, Sài Gòn Res đạt 116 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, nguồn thu ghi nhận đáng kể từ doanh thu hợp đồng hợp tác đầu tư và chuyển nhượng vốn.
Ông Phúc cũng cho biết, hiện công ty có hơn 10 dự án trong giai đoạn giải phóng mặt bằng hoàn tất các thủ tục pháp lý và đầu tư xây dựng như: dự án Khu nhà ở Lê Gia Plaza, chung cư An Phú Đông, chung cư An phú River view, An Phú Residence, dự án Khu phức hợp Saigonres Nhơn Trạch, dự án Khu đô thị mới Nghĩa Hà, Khu đô thị Sinh thái Việt Xanh, Khu resort nghỉ dưỡng Bắc Vũng Bầu Phú Quốc...
Ngoài ra, danh sách còn có một số "ông lớn" khác như Công ty CP Kinh doanh Địa ốc Him Lam Công ty CP Tập đoàn C.T, Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hưng Lộc Phát, Công ty CP Bất động sản Sơn Kim (Sonkim Land), Công ty CP ĐT Phát triển Bất động sản An Gia...
HoREA nói gì?
Đại diện HoREA cho biết, hiện nay còn hơn 100 dự án đã nộp hồ sơ đề nghị tính tiền sử dụng đất nhưng chưa được giải quyết.
Theo ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA, việc chậm cấp sổ hồng cơ bản là do chủ đầu tư bị tắc tiền sử dụng đất, không nộp được tiền sử dụng đất đồng thời do việc thực thi pháp luật của các cơ quan chuyên môn và một số cán bộ công chức còn quá bất cập, cùng với đó là việc luật pháp còn đánh đố gây lúng túng cho cán bộ.
Ngoài ra, việc các chủ đầu tư đã tạm nộp tiền sử dụng đất nhưng đến nay vẫn chưa được thông báo số tiền sử dụng đất phải nộp, để nộp bổ sung (hoặc được hoàn trả), để được xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và cấp sổ hồng cho khách hàng cũng là một nguyên nhân trực tiếp. Như trường hợp 11 dự án nhà chung cư của Tập đoàn Novaland, 2 dự án nhà chung cư của Tập đoàn Hưng Thịnh.

HoREA cũng đã kiến nghị UBND TP HCM chỉ đạo ưu tiên giải quyết cấp sổ hồng trước cho khách hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng mua nhà, vì họ là bên vô can. Nhằm tránh những “điểm đen” có thể xảy ra trong tương lai gần.
Vừa qua, UBND TP HCM đã có công văn gửi Bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Tài chính nhằm xem xét tháo gỡ vướng mắc trong việc triển khai cấp sổ hồng cho toàn bộ các dự án trên địa bàn Tthành phố.
Theo thống kê của Sở Tài nguyên & Môi trường, tính đến tháng 8/2020, toàn thành phố đã cấp được 1.558.821 Giấy chứng nhận (sổ hồng), đạt 97,91%.
Trước những con số rất cụ thể, Sở Tài nguyên & Môi trường TP HCM vẫn đang tiếp tục đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Bao giờ việc cấp sổ hồng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những “ông lớn” đã nêu mới “đi đến hồi kết”?.
Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường TP HCM – ông Nguyễn Toàn Thắng thể hiện quyết tâm khi chia sẻ: “Xin được khẳng định ngay là với dự án hoàn chỉnh pháp lý, Sở sẽ giải quyết ngay việc cấp sổ hồng. Còn với những vướng mắc phát sinh thì ở cấp độ TP, Sở Tài nguyên & Môi trường đã kiến nghị UBND TP HCM xem xét, chấp thuận tiếp tục tổ chức buổi họp với các sở ngành, đơn vị có liên quan về những khó khăn, vướng mắc trong công tác xác định giá đất cụ thể và giải pháp tháo gỡ”
TIN LIÊN QUAN
TPHCM: Giải quyết thông suốt các thủ tục nhà đất sau hợp nhất
Cách thức hoạt động tại các phường, xã, trung tâm phục vụ hành chính công, nhất là những vấn đề về thủ tục xây dựng, nhà đất, hạ tầng đô thị...
Rà soát, đề xuất bổ sung nhu cầu sử dụng đất phục vụ điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất Quốc gia
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu khẩn trương rà soát, cập nhật và đề xuất bổ sung nhu cầu...
Các địa phương hoàn thành kiểm kê đất đai trước ngày 20/8
Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các tỉnh, thành phố hoàn tất kiểm kê đất đai sau khi sắp xếp đơn vị hành chính trước ngày 20/8/2025 để đảm bảo quản lý hiệu quả.
Gần 22.000 căn nhà đủ điều kiện mở bán tại Hà Nội trong nửa đầu năm 2025
Số lượng căn hộ và nhà thấp tầng đủ điều kiện kinh doanh tại Hà Nội đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ, cho thấy tín hiệu phục hồi rõ nét của thị...
Nhà đầu tư miền Bắc “Nam tiến” tìm bến đỗ mới cho dòng tiền
Sau giai đoạn “nóng” với mức giá tăng cao và nguồn cung eo hẹp, nhiều nhà đầu tư miền Bắc đang chuyển hướng tập trung vào các thị trường mới hấp dẫn hơn.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 7/7: Đà Nẵng quy hoạch khu đô thị hơn 2.800ha quanh núi
Ninh Bình thành lập cụm công nghiệp rộng gần 75ha; Hà Nội đề xuất 155 khu đất thí điểm nhà thương mại; Đà Nẵng quy hoạch khu đô thị hơn 2.800ha quanh núi…
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/7: Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ
Ninh Bình phê duyệt dự án khu nhà ở công vụ gần 211 tỷ đồng; Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại
Đại dự án nghỉ dưỡng ven biển FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng vừa có động thái mới sau thời gian dài gián đoạn.
Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?
Khi "điểm nghẽn của điểm nghẽn" được gỡ rối cùng quyết sách sáp nhập thành 34 tỉnh/thành, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn...
Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc
Từ 1/7, thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu không quá 17 ngày, thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc,...
Kiến trúc Blanca City: Vang vọng thanh âm của biển và lịch sử “Cap Saint Jacques” rực rỡ
Blanca City là một chương sống động trong hành trình tái định nghĩa đô thị nghỉ dưỡng ven biển Việt Nam – nơi nghệ thuật kiến trúc vượt ra khỏi những khối hình,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng
Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro...
Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực
Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một "khoảng trống đầu...
Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 5,9%
Từ nay đến hết năm 2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được áp dụng mức lãi suất 5,9%/năm.
Từ ngày 1/7 chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ
Từ ngày 1/7/2025, thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam sẽ được thực hiện tại cấp xã.
Khám phá tiện ích độc đáo của nhà phố Kim Ngân 2 - đô thị Sun Group Nam Hà Nội
Sở hữu vị trí đắt giá kề cận công viên lễ hội, quảng trường trống Đọi Tam trong đại đô thị Sun Urban City, phân khu Kim Ngân 2 hội tụ hệ tiện ích...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/7: Hơn 100 dự án ở TPHCM đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng
Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) có thêm 2 dự án hơn 65.308 tỷ đồng; Gần 3,3 nghìn tỷ đồng đầu tư dự án phát triển đô thị thích ứng biến đổi...
TP. Hồ Chí Minh sau sáp nhập: Từ trung tâm vùng đến siêu đô thị quốc tế
Từ hôm nay (1/7), TP Hồ Chí Minh chính thức sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, khoác lên mình danh xưng "siêu đô thị" của Việt Nam.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 1/7: "Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới
"Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới; Công ty con của Tasco muốn rút vốn khỏi dự án bất động sản "treo" hơn 20 năm;...
Xem nhiều




