Nỗi lo mắc COVID-19 bị kỳ thị: Thiếu nhân văn
Tâm lý cáu giận, bực mình là dễ hiểu nhưng không vì sợ hãi thái quá mà kỳ thị, quy tội cho người không may bị nhiễm bệnh.
Bị đàm tiếu, dùng những lời lẽ cay độc chửi mắng, xa lánh, thậm chí bị coi là "tội đồ" mang dịch bệnh về cho làng xóm, bạn bè đồng nghiệp... là những chia sẻ chung của nhiều trường hợp không may bị dương tính với COVID-19.
![]() |
Điểm chốt phòng dịch tại Bắc Ninh. Ảnh: VnEconomy |
Mới đây nhất là chia sẻ của một số học sinh lớp 12 THPT Kinh Bắc, Thuận Thành, Bắc Ninh từ trong khu điều trị bệnh khiến nhiều người phải suy nghĩ lại.
Nói trong buồn bã, xen lẫn sự lo lắng, chán nản cùng với cảm giác tội lỗi, một trong số những học sinh này chia sẻ: "em bị nói tham tiền mới đi bê cỗ cưới thuê"; "sau khi khỏi bệnh em không dám về làng", học sinh khác thì chia sẻ "lo cho bố mẹ ở nhà bị hàng xóm dị nghị"...
Là người làm công tác giáo dục, TS. Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH FPT bày tỏ thương cảm, chia sẻ và gửi nhiều lời động viên tới các học sinh trường THPT Kinh Bắc đang được điều trị và cách ly.
Ông xem việc các em đi bê cỗ cưới thuê kiếm tiền giúp gia đình bị nhiễm bệnh như một tai nạn, một việc rủi ro mà chính bản thân các em cũng không mong muốn. Vì bản thân các em còn nhỏ, chưa đủ thông tin, nhận thức để ý thức hết được sự nguy hiểm cũng như các nguy cơ có thể bị nhiễm bệnh.
Hơn nữa, khi phát hiện khu vực bê cỗ có người bị dương tính các em học sinh cũng đã chủ động liên hệ xin khai báo, và thực hiện cách ly. Do đó, ông hi vọng các em sẽ coi đây như một tai nạn và dũng cảm đối diện, vượt qua nó.
Đồng thời ông cũng lên án tư duy, cách nhìn nhận lệch lạc, thiếu nhân văn của một số người với những bệnh nhân dương tính với COVID-19, đặc biệt là những lời trách mắng, miệt thị với những học sinh THPT Kinh Bắc. Tâm lý cáu giận, bực mình là dễ hiểu nhưng không vì sợ hãi mà kỳ thị, quy tội cho người không may bị nhiễm bệnh.
Ở trường hợp của những học sinh lớp 12 THPT Kinh Bắc, ông Tùng cho rằng các em còn bé đã phải đi lao động, kiếm tiền giúp đỡ gia đình là rất đáng thương. Không nên vì hành động đi làm thêm của các em mà trì triết, nói các em tham tiền. Dù có đúng là các em tham tiền đi nữa thì trong hoàn cảnh này cái tham đó cũng không xấu.
Ở bậc cuối cấp, đối với những học sinh lớp 12 mà nói đây là giai đoạn nước rút, học sinh gần như chỉ biết ăn với học, có những học sinh còn có người phục vụ tận nơi, không phải bước ra khỏi phòng. Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn có những hoàn cảnh khó khăn, như trường hợp bố mắc bệnh, mẹ bị tai nạn, không có điều kiện cho con ăn học thì việc học sinh phải vừa phải lo giúp đỡ gia đình vừa phải tìm cách khắc phục, tự xoay trở tiền học hành là đáng quý, đáng trân trọng.
Lẽ ra thay vì trách mắng, lên án các em, hãy biết thông cảm, chia sẻ, bao dung hơn, cùng với đó là những tuyên truyền, hướng dẫn cho các em hiểu rõ hơn về bệnh tật cũng như các nguy cơ để phòng tránh. Các ứng xử cực đoan với những học sinh lớp 12 không may mắc bệnh là rất đáng phải lên án, phải bị xử lý.
Ở điều kiện hiện tại, để tránh cho các em bị sang chấn tâm lý, suy nghĩ tiêu cực, TS Lê Trường Tùng cho rằng chính quyền địa phương, nhà trường và các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội phải vào cuộc.
"Cần hạn chế tối đa việc cho các em tiếp cận với điện thoại, thông tin mạng xã hội để các em không phải suy nghĩ nhiều về những tin nhắn, lời đàm tếu không hay nữa.
Song song với đó, địa phương nhà trường, và các tổ chức xã hội, tổ chức đoàn thể phải vào cuộc tuyên truyền để người dân hiểu rõ và có cái nhìn toàn diện hơn, chia sẻ hơn với những người bị bệnh", ông Tùng nói.
Đừng để sợ hãi thành "bệnh"
Đồng quan điểm, GS.TS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cũng cho rằng sự cố của những học sinh lớp 12 THPT Kinh Bắc đáng thương hơn đáng giận.
"Việc không ai mong muốn. Là một học sinh có khó khăn mới phải đi làm thêm kiếm tiền, giúp đỡ gia đình, giúp đỡ bố mẹ, lấy tiền ăn học đã là sự thiệt thòi nhất định. Vì thế, khi trách, giận các em hãy nhìn từ góc độ này để chia sẻ, thông cảm cho các em nhiều hơn", vị chuyên gia nói.
Vị chuyên gia cho rằng, việc vội vàng trách mắng học sinh một phần đến từ tâm lý sợ hãi của người dân. Tâm lý sợ hãi này không phải bây giờ mới có mà nó đang là căn bệnh và khi sợ hãi thái quá sẽ có những phản ứng, ứng xử lệch lạc, cực đoan.
Dẫn lại hàng loạt những vụ việc từng xảy ra từ đầu mùa dịch như việc từ chối tiếp nhận người đến từ vùng dịch Vĩnh Phúc, Hải Dương hay đến ngay cả các y, bác sĩ làm công tác chống dịch như Bệnh viện Bạch Mai cũng bị kỳ thị, bị gọi là "con COVID-19", bị coi là đối tượng nguy hiểm..., gây ra biết bao khó khăn cho người mắc bệnh cũng như cho công tác phòng, chống bệnh dịch.
Vì điều này, vị GS cho rằng, không nên để tâm lý sợ hãi trở thành "bệnh". "Chính cảm giác sợ hãi thái quá có thể dẫn đến sự kỳ thị trong xã hội và sự kỳ thị có thể sẽ làm tổn thương tất cả mọi người bằng cách tạo thêm sự sợ hãi hoặc tức giận, thay vì tập trung vào giải quyết vấn đề đang xảy ra.
Nghiêm trọng hơn, việc chúng ta kỳ thị sẽ khiến một số bệnh nhân nghi có bệnh không dám đi khám vì sợ bị cộng đồng xa lánh, xua đuổi.
Thậm chí, một số trường hợp có bệnh sẽ cố tình giấu bệnh khiến dịch càng dễ lan rộng, khiến việc khoanh vùng chữa trị khó khăn hơn. Bởi vậy để làm tốt chống dịch, thì phải xóa bỏ kì thị", vị GS nhìn nhận.
TIN LIÊN QUAN
Hà Nội triển khai bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện trước 30/9/2025
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tối ưu hóa quy trình quản lý, vận hành hệ thống y tế, đồng thời từng bước xây dựng nền y tế số hiện...
Hải Phòng: 100% người có công với cách mạng đã nhận trợ cấp qua tài khoản
Theo số liệu báo cáo của Sở Nội vụ Hải Phòng, đến nay, thành phố Hải Phòng đã hoàn thành mục tiêu 100% người có công với cách mạng được mở tài khoản và nhận...
Miễn thuế 3 năm: Cú hích đáng kể cho kinh tế tư nhân
Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín, việc Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù...
Phạt tới 200 triệu đồng với hành vi mua bán, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng
Hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng... có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, tăng gấp 2-4 lần so với mức hiện hành.
Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và phát triển ngành công nghiệp y tế Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND về hợp tác quốc...
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Nợ toàn cầu đạt vượt 324.000 tỷ USD đạt mức cao kỷ lục
Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.
Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
Để đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới, UBND Thành phố yêu các đơn vị huy động, tận dụng tối đa các nguồn điện rác, mặt...
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Ngày 13/5, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình đề xuất mở rộng danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
Ngày 12/5, Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội: Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo...
Sáng 12/5, trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày...
EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% được xác định là hợp lý và cần thiết. Mức tăng...
Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
Theo ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình...
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
Sáng ngày 9/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc...
Lộ diện nhiều khí tài "khủng" tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
Nga hôm nay tổ chức lễ duyệt binh tại thủ đô Moscow để kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).
Thị trường lao động trước thách thức từ cải cách và thuế đối ứng của Mỹ
Thị trường lao động Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, các rủi ro tiềm ẩn bắt...
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
Nếu chính sách được thông qua, dự kiến sẽ tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng.
"Cuộc chiến" thuế quan: Cần chiến lược ứng phó kịp thời và linh hoạt
Hoa Kỳ, quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, hiện đang là tâm điểm của cuộc chiến thuế quan. Sự thay đổi chính sách thuế tại thị trường này...
Xem nhiều




