Ông lớn ngoại xâm nhập vay tiêu dùng Việt: Nhìn thấy gì?
Nếu ngân hàng không cải tiến cách cho vay , đặc biệt là cho vay tiêu dùng, thị trường béo bở này có thể rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài.
Đây là nhận định của Ths Nguyễn Bình Minh, giảng viên Đại học Thương mại, khi chứng kiến hàng loạt thương vụ M&A công ty tài chính tiêu dùng trên thị trường trong thời gian.
Trong số này phải kể đến thương vụ VPBank ký hợp đồng bán 49% vốn Công ty tài chính tiêu dùng FE Credit cho đối tác ngoại là SMBC, với trị giá gần 1,4 tỷ USD.
Tiếp đó là việc Ngân hàng SHB ký kết các thỏa thuận chuyển nhượng vốn điều lệ tại SHB Finance cho Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) của Thái Lan - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản). Theo thỏa thuận, SHB sẽ chuyển nhượng 50% vốn điều lệ của SHB Finance cho Krungsri và sẽ tiếp tục chuyển nhượng 50% vốn còn lại sau 3 năm.

Nhà đầu tư ngoại hứng thú với thị trường Việt Nam
Ths Nguyễn Bình Minh, giảng viên Đại học Thương mại cho hay, việc các nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư hoặc mua lại các công ty tài chính ở Việt Nam là điều dễ hiểu bởi tiềm năng phát triển của thị trường này còn rất lớn.
Ở phương Tây cho vay tiêu dùng nhiều, gần như 100% người dân trả góp, hệ thống thẻ tín dụng rất phổ biến. Trong khi đó, ở Việt Nam, văn hóa thẻ tín dụng chưa được thích nghi vì mức phí thẻ tín dụng tương đối cao, bên cạnh đó còn xuất phát từ điều kiện mở thẻ tín chấp.
Theo ông Minh, mở thẻ ở Việt Nam hiện nay có 2 xu hướng: mở thế chấp và mở tín chấp, trong đó mở tín chấp nhiều hơn, nhưng cũng chỉ dành cho người có thu nhập cao. Chính vì vậy, số lượng thẻ tín dụng bị hạn chế nhiều.
Điều này làm cho người dân có xu hướng sử dụng các dịch vụ cho vay tiêu dùng có điều kiện dễ dãi hơn, thị trường mở. Tuy nhiên, dịch vụ này cũng có nhiều nguy cơ, như lãi suất có thể rất cao, dễ rơi vào tình trạng vay nặng lãi.
Vì thế, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này nếu không xử lý, kiểm soát tốt quy trình của mình thì có thể bị lệch hướng sang cho vay trong xã hội - thuận mua vừa bán, nhưng lại trái với quy định về lãi suất của NHNN, biến thành cho vay nặng lãi. Đây là vấn đề khiến nhiều ngân hàng cảnh giác, lo lắng.
Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, điều hấp dẫn của thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam chính là dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng lớn, nên trong tương lai không xa, cho vay tiêu dùng ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt, khi nền kinh tế và thu nhập tăng trưởng lên, người dân Việt Nam có xu hướng mua nhiều sản phẩm, nhất là các sản phẩm công nghệ, theo xu hướng mua trả dần hay trả góp.
"Thị trường này ở Việt Nam rất tiềm năng do nhiều người sử dụng dịch vụ cho vay tiêu dùng. Trong khi thế giới đang biến đổi nhanh, thu nhập của người dân lại bị giới hạn, không thể đáp ứng hết mọi nhu cầu nên vay tiêu dùng là một cứu cánh, nhất là đối với nền kinh tế tăng trưởng. Chỉ có điều làm thế nào kiểm soát để nó không bị biến tướng.
Văn hóa tiêu dùng cũng là một nguy cơ, vì khi sống cuộc sống công nghiệp, con người có xu hướng tiêu dùng rất nhiều, thậm chí tiêu dùng lãng phí. Họ mua nhiều không hẳn vì nhu cầu tiêu dùng mà là để chạy đua, muốn thời thượng, thời trang và bị người bán dẫn dắt. Chính các doanh nghiệp tạo ra thị hiếu làm cho người dân, đôi khi dù không có nhu cầu nhưng bị tác động bởi truyền thông mà cảm thấy thích thú và tiêu dùng tăng lên, lãng phí hơn.
Tình trạng này dẫn tới nguy cơ nhiều người có thể lạm chi, vỡ nợ, kể cả vỡ nợ thẻ tín dụng. Nó cũng sẽ khiến nhà cung cấp dịch vụ có nguy cơ đổ vỡ bởi khách hàng vay mà không trả được. Đặc biệt, nếu xảy ra sự cố về lãi suất cao, tức vay nặng lãi thì nguy cơ vay mà không trả được càng cao hơn", Ths Nguyễn Bình Minh phân tích.
Theo vị chuyên gia, các tổ chức tài chính nước ngoài có trình độ quản trị tốt hơn, quen với việc xử lý các vấn đề có thể gây rắc rối cho khoản nợ của họ. Trong khi đó, với các ngân hàng Việt Nam, đây có thể là khoảng trống vì không kiểm soát hết được các khoản vay, nhất là vay tiêu dùng có số lượng chủ thể vay nợ đông đúc, các khoản nợ nhỏ, dễ mất kiểm soát. Nếu hệ thống công nghệ, cảnh báo sớm của ngân hàng không đủ tốt thì rất dễ xảy ra biến cố trong xã hội.
"Doanh nghiệp nước ngoài hứng thú hơn với thị trường cho vay tiêu dùng ở Việt Nam vì họ tự tin ở năng lực của mình, còn các doanh nghiệp trong nước cảm thấy tiềm ẩn rủi ro trong đó nên việc chuyển giao xảy ra", Ths Nguyễn Bình Minh nói.
Ông lý giải, bởi quy trình thủ tục, giấy tờ để xin phép làm các lĩnh vực tài chính ở Việt Nam không mấy dễ dàng nên các doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng tận dụng các tổ chức ở trong nước đã có sẵn giấy phép, họ sẵn sàng trả giá cao để chuyển nhượng, sáp nhập, thu mua lại các công ty tài chính có sẵn giấy phép và đội ngũ nhân lực đang hoạt động ổn định tại thị trường. Theo ông Minh, đây cũng là bước thăm dò thị trường thuận lợi nhất đối với doanh nghiệp nước ngoài, đỡ hao tổn chi phí và họ chỉ cần phải ứng dụng trình độ quản trị để mở rộng hệ thống.
"Đây là xu hướng đang diễn ra và trong tương lai, khi thị trường cho vay tiêu dùng càng ngày càng phát triển mà các ngân hàng lại rời bỏ thì dễ bị đi sau một bước. Lúc đó việc cho vay sẽ khó khăn hơn, dù nhiều ngân hàng có cải tiến, như cho các khoản thấu chi - nhưng đó là phương thức tài chính cũ. Nếu không có giải pháp cải tiến cách cho vay hiện nay, đặc biệt là cho vay tiêu dùng, cho vay cá nhân thì trong tương lai thị trường béo bở này có thể rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài", Ths Nguyễn Bình Minh nhận xét.
Cho vay tiêu dùng kích thích bán lẻ
Theo vị chuyên gia, sự kết hợp giữa cho vay tiêu dùng và bán lẻ có tác dụng kích thích bán lẻ. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng cao nhưng không đủ tiền nên ngày càng nhiều người có nhu cầu tiêu trước trả sau.
"Việt Nam là thị trường tiềm năng cho các khoản cho vay tiêu dùng. Nhu cầu tiêu dùng sẽ kích thích bán lẻ nhưng bị giới hạn bởi vấn đề tài chính, cho nên nếu có cho vay tiêu dùng kích thích thì bán lẻ sẽ tăng trưởng, hàng hóa tiêu dùng nhiều hơn. Nhưng như vậy cũng đồng nghĩa với việc gánh nặng nợ sẽ tăng lên, bởi nếu người dân không được giáo dục về tài chính tốt thì họ sẽ lạm chi, dần dần dẫn đến bị vỡ nợ", Ths Nguyễn Bình Minh cảnh báo.
Ông cũng cho rằng, việc kết nối vay tiêu dùng với bán lẻ không làm giảm chi phí cho người tiêu dùng vì lãi suất cho vay trả góp không hề thấp. Tuy nhiên, nó là giải pháp rất hữu ích để người tiêu dùng có thể tham gia mua hàng, kích thích tiêu dùng.
Một nguy cơ khác được ông cảnh báo, đó là nếu không kiểm soát tốt các đơn vị cho vay tiêu dùng thì có khả năng họ sẽ rơi vào cho vay lãi cao, vì người tiêu dùng sẵn sàng trả mức phí cao hơn để có thể mua được sản phẩm.
TIN LIÊN QUAN
Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại
Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp, chính sách tỷ giá cạnh tranh và công nghệ hiện đại, BIDV mang đến giải pháp giao dịch ngoại tệ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp.
Nam A Bank huy động vốn từ trái phiếu, trả lãi suất cao nhất 7%
Nam A Bank vừa huy động thành công hai lô trái phiếu NAB12501 và NAB12502 với tổng giá trị phát hành hơn 700 tỷ đồng.
Giá vàng vượt 121 triệu đồng sau động thái mới từ Tổng thống Mỹ
Sau cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump, cho thấy tín hiệu tích cực về thuế quan cho Việt Nam, giá vàng trong nước nhanh chóng tăng mạnh vào phiên chiều nay.
Đưa hơn 500 triệu cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE, VietABank lại chuẩn bị tăng vốn lên hơn 8.000 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) sắp chuyển niêm yết sang HOSE và đẩy nhanh tăng vốn điều lệ lên hơn 8.000 tỷ đồng.
37 năm đồng hành - bùng nổ ưu đãi cùng VietinBank
Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) triển khai chương trình khuyến mại lớn mang tên “37 năm đồng hành – Bùng nổ ưu đãi”...
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mại hấp dẫn
Nhằm chào đón một mùa hè sôi động và tiếp thêm năng lượng tích cực cho khách hàng trong hành trình tài chính, Sacombank triển khai chuỗi chương trình khuyến mại...
Điểm tin ngân hàng ngày 3/7: Tín dụng năm 2025 có thể tăng 16,8%, vượt mục tiêu của NHNN
Tín dụng năm 2025 có thể tăng 16,8%, vượt mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước; Giảm lãi suất vay mua nhà xã hội cho người dưới 35 tuổi;...
Điểm tin ngân hàng ngày 1/7: Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng
Nhiều ngân hàng cơ cấu lại nhân sự cấp cao; Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng; Ngân hàng ngoại “hụt hơi” trên đường đua tăng trưởng…
Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ
Liên tục tăng vốn điều lệ lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB hướng tới sự phát triển bền vững, mở rộng quy mô hoạt động,...
Ngày đầu tháng 7, giá vàng tăng gần 1 triệu đồng
Mở đầu tháng 7, giá vàng tăng mạnh 800.000 đồng/lượng, vượt 120 triệu đồng.
ACB vừa phát hành thành công 10.000 tỷ đồng từ hai lô trái phiếu
Chỉ trong hai ngày cuối tháng 6, ACB đã phát hành thành công hai lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng, cho thấy động thái đẩy mạnh huy động vốn của ngân hàng.
Cơ hội trúng iPhone 16 Pro max & vàng 999.9 khi chuyển tiền quốc tế tại SHB
Với mong muốn giúp khách hàng cá nhân trải nghiệm dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh chóng, an toàn, đồng thời đón tài lộc vàng, từ ngày 01/07 đến 30/09/2025, Ngân hàng Sài Gòn...
Sacombank 4 năm liền dẫn đầu lĩnh vực ngoại hối và thị trường vốn
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có...
Điểm tin ngân hàng ngày 30/6: Nhiều ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức, thưởng cổ phiếu cho cổ đông
Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Vietcombank công bố kết quả kinh doanh tích cực 6 tháng đầu năm; Tín dụng...
Phó Tổng Giám đốc VietinBank: Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp
Bà Nguyễn Bảo Thanh Vân, Phó Tổng Giám đốc VietinBank nhấn mạnh: "Chúng tôi tin rằng, Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ...
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: MB ra mắt giải pháp chi lương siêu tốc
Nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động kinh doanh...
Điểm tin ngân hàng ngày 28/6: VietABank sắp niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE
VPBank tài trợ 75 triệu USD cho Amata City Hạ Long; Người dân gửi hơn 400.000 tỷ đồng vào ngân hàng chỉ trong 3 tháng đầu năm; Tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu tăng...
Vốn tín dụng là "nhiên liệu" cho cỗ xe kinh tế tư nhân bứt tốc từ Nghị quyết 68
Tại Tọa đàm “Phát huy vai trò của các ngân hàng thương mại trong thực hiện Nghị quyết 68” ngày 27/6, các chuyên gia đều thống nhất rằng: vốn tín dụng chính là “xăng” cho...
Sacombank đạt 2 giải thưởng VIE 10 và ESG 10 - khẳng định mục tiêu kinh doanh hiệu quả và phát triển bền vững
Sacombank vừa được vinh danh Top 10 Ngân hàng đổi mới sáng tạo và kinh doanh hiệu quả 2025 (VIE 10) và Top 10 Ngân hàng ESG Việt Nam Xanh 2025 (ESG 10) do Báo...
Xem nhiều




