Rà soát hoạt động kêu gọi từ thiện: Để căn cơ...
Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, việc rà soát không nên chỉ thực hiện ở TP.HCM mà bất kỳ nơi nào hễ có dấu hiệu vi phạm đều cần vào cuộc.
Cục Cảnh sát hình sự (C02) - Bộ Công an mới đây có công văn đề nghị Công an TP.HCM rà soát, đánh giá tình hình hoạt động kêu gọi từ thiện có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản trên địa bàn.
Sau khi nhận được văn bản, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) - Công an TP.HCM đã đề nghị Văn phòng cơ quan CSĐT (PC01), Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03) và Công an 21 quận, huyện TP Thủ Đức phối hợp rà soát đánh giá tình hình các cá nhân, tổ chức hoạt động tự phát, kêu gọi từ thiện trên địa bàn từ năm 2020 đến nay. Nếu có, thống kê cụ thể: tên cá nhân, tổ chức, quy mô, cơ cấu tổ chức, mục tiêu hoạt động, cơ sở pháp lý...
Kết quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với các cá nhân, tổ chức hoạt động tự phát kêu gọi từ thiện để chiếm đoạt tài sản (có số liệu cụ thể kèm theo).
Động thái của cơ quan công an diễn ra trong bối cảnh thời gian qua vấn đề minh bạch từ thiện được nhắc rất nhiều với từ khóa "sao kê". Theo đó, trên nhiều diễn đàn xôn xao về việc làm từ thiện không minh bạch của một số hội, nhóm. Ngoài ra, có nhiều người nổi tiếng đứng ra kêu gọi, quyên góp và hỗ trợ trực tiếp cho bà con vùng lũ miền Trung năm 2020. Một số người nổi tiếng là ca sĩ, diễn viên được cho là đã không công khai, minh bạch được số tiền mà các nhà hảo tâm ủng hộ, chuyển vào tài khoản cá nhân.
Sự vào cuộc của Bộ Công an được dư luận hoan nghênh với mong muốn thông qua rà soát làm sáng tỏ những nghi ngại về hoạt động kêu gọi từ thiện của một số hội, nhóm hay người nổi tiếng.
Trao đổi với Đất Việt, ông Lưu Bình Nhưỡng, Tiến sĩ Luật, ĐBQH khoá XIV cho biết, việc rà soát không nên chỉ thực hiện ở TP.HCM mà bất kỳ nơi nào, địa bàn nào hễ có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động kêu gọi từ thiện đều cần cơ quan chức năng vào cuộc.
"Những vi phạm ấy có thể có người tố giác, nhưng có nơi chỉ cần có thông tin thôi cũng có thể tiến hành rà soát, kiểm tra xem có hiện tượng vi phạm pháp luật hay không, ai vi phạm pháp luật thì cần có biện pháp xử lý.
Trong trường hợp cần thiết phải điều tra thì chuyển đến cơ quan chức năng để vào cuộc, xử lý.

Trong hoạt động từ thiện, có 2 trường hợp tự phát. Thứ nhất, tự phát do cá nhân, hội, nhóm đứng ra huy động. Thứ hai, tự phát do nhiều người tin tưởng vào một cá nhân nào đó, thường là người nổi tiếng, mà cá nhân đó không cần huy động thì người dân cũng nhờ cá nhân đó đứng ra làm từ thiện.
Cho nên, phải rà soát, đánh giá, làm rõ xem hoạt động kêu gọi từ thiện từ đâu, có chủ trương hay không. Trong hoạt động tự phát, có thể có những hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng nếu họ làm tốt, không biển thủ, không lợi dụng để trục lợi thì có thể không cần xử lý, chỉ cần nhắc nhở rút kinh nghiệm vì một phần sai sót đó xuất phát sơ hở của hành lang pháp lý", ông Lưu Bình Nhưỡng nói.
Vị nguyên ĐBQH cũng khẳng định, không ai ngăn trở lòng tốt của người khác khi bản thân mình không đứng ra làm được. Do đó, một mặt phải động viên, khuyến khích các cá nhân đứng lên kêu gọi từ thiện, mặt khác phải có cơ sở pháp lý rõ ràng để mỗi người thực hiện cho đúng.
Khi tham gia một cuộc tọa đàm về chủ đề cá nhân làm từ thiện mới đây do báo Đại đoàn kết tổ chức, nguyên ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng cũng nhấn mạnh quan điểm, làm từ thiện mang tính trách nhiệm xã hội, hiện nay dựa trên cơ sở uy tín của người nổi tiếng cũng là tốt, không nên cấm cá nhân làm từ thiện, quan trọng là cần phải có cơ chế pháp lý để kiểm soát. Phải có cơ sở pháp lý để xử lý, để những người làm từ thiện bám vào đó thực hiện, không phải thích làm kiểu gì thì làm, tránh tình trạng trục lợi.
Ông chỉ ra 3 yếu tố quan trọng để làm từ thiện hiệu quả, đó là đạo đức, pháp luật và phương pháp tốt. Thậm chí, theo ông Nhưỡng, Việt Nam hoàn toàn có thể xây dựng được một đạo luật nhân văn.
Việt Nam đã có các quy định liên quan đến việc làm từ thiện, như Nghị định 64. Nghị định này chỉ cho phép các tổ chức, đơn vị kêu gọi vận động cứu trợ bao gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Trung ương và địa phương, các quỹ xã hội từ thiện và các cơ quan thông tin đại chúng bao gồm báo, đài truyền thanh, truyền hình...
Nghị định cũng quy định về cơ quan tiếp nhận bao gồm MTTQ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Trung ương và địa phương và các đơn vị, tổ chức được MTTQ cho phép đứng ra tiếp nhận. Như vậy theo quy định không có một tổ chức, cá nhân nào khác ngoài quy định này được kêu gọi từ thiện.
"Nghị định 64 sửa đổi cũng phức tạp và tốn thời gian ngang với việc ban hành được đạo luật. Nhưng nếu pháp luật cứ chắp vá sẽ làm khó cho xã hội. Tôi thực sự kỳ vọng sẽ có một đạo luật nhân văn ra đời", ông Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ.
Cũng nêu quan điểm về việc Bộ Công an đề nghị Công an TP.HCM rà soát hoạt động kêu gọi từ thiện, PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, Ủy viên Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM bày tỏ băn khoăn, rà soát xong rồi mà hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh thì những vi phạm (nếu có) có tiếp tục xảy ra?
Ông cho rằng, trước sức ép dư luận, người quản lý cần có cách nhìn và có giải tỏa cho xã hội. Người quản lý phải để ý đến quy luật phát triển của tự nhiên, đi từ cái cơ bản - đó là phải có luật với những quy định rõ ràng được Quốc hội thông qua thì mới đảm bảo tính pháp lý. Mọi tổ chức, cá nhân làm đúng theo luật thì không còn chuyện đáng tiếc xảy ra.
"Khi có luật rồi, nhưng một cá nhân cụ thể nào đó vẫn cố tình trốn tránh, tìm mọi cách vi phạm thì phải điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật, lúc ấy chuyện sẽ đâu ra đấy", PGS.TS Nguyễn Lê Ninh nói.
TIN LIÊN QUAN
TP. HCM sẽ có trung tâm dữ liệu 250 triệu USD
Trung tâm dữ liệu có công suất thiết kế ban đầu 30 MW, sẽ mở rộng lên 120 MW trong tương lai, phục vụ nhu cầu tính toán khổng lồ cho phát triển AI và các ngành kinh tế số.
Kinh doanh trên mạng xã hội phải nộp thuế như thế nào cho đúng luật?
Bán hàng online là kênh kinh doanh tiềm năng, người bán cần tuân thủ nghiêm túc quy định về thuế, không chỉ là nghĩa vụ, mà giúp hoạt động bền vững trong môi trường pháp lý ngày càng chặt chẽ.
UOB: "Chính sách thuế vẫn là rào cản lớn với Việt Nam"
Cho rằng giai đoạn căng thẳng nhất về thuế quan đã qua, United Overseas Bank (UOB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm nay lên mức 6,9% và nhận định...
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo cài ứng dụng VNeID giả chứa mã độc
Theo Bộ Công an, thủ đoạn của các đối tượng là gọi điện từ thuê bao di động thông thường hoặc tổng đài ảo, giả mạo danh nghĩa cơ quan, tổ chức giới thiệu...
Kinh tế Việt Nam ghi nhận những tín hiệu tăng trưởng tích cực
Bất chấp những bất ổn kinh tế thế giới và áp lực nội tại, Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm lên tới 7,52% – cao nhất trong hơn một thập kỷ.
Nhiều khoản phí, lệ phí trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng được giảm 50%
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số...
3 kịch bản GDP Việt Nam ảnh hưởng từ chính sách thuế mới của Mỹ
Cục Thống kê cho biết, chính sách thuế mới của Mỹ, đặc biệt là mức thuế đối ứng 46% áp dụng cho hàng hóa từ Việt Nam, đang tạo ra những thách thức lớn đối...
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Xem nhiều




