Sau gần 30 tháng, cổ phiếu “quốc dân” Hòa Phát (HPG) lại có giá 1x
Cổ phiếu HPG hiện đã “bốc hơi” 55% thị giá so với đỉnh hồi cuối tháng 10 năm ngoái và đánh mất toàn bộ thành quả tăng giá trong năm 2021. Vốn hóa thị trường cũng theo đó bị “thổi bay” 140.400 tỷ đồng (~6 tỷ USD) trong chưa đầy 1 năm.
Thị trường chứng khoán vừa khép lại phiên giao dịch đầu tuần đáng thất vọng khi VN-Index giảm hơn 4% xuống mức thấp nhất trong gần 20 tháng kể từ ngày 8/2/2021. Trong bối cảnh đó, cổ phiếu HPG của Hòa Phát cũng không tránh khỏi bị bán mạnh và đóng cửa giảm sàn “trắng bên mua”, xuống mức 19.750 đồng/cổ phiếu, thấp nhất trong vòng 22 tháng (tính theo giá điều chỉnh).
Tuy nhiên, trên thực tế lần gần nhất cổ phiếu HPG có giá 1x đã là từ giữa tháng 4/2020. Từ đó đến nay, cổ phiếu đầu ngành thép đã trải qua nhiều thăng trầm và 3 lần điều chỉnh giá do chia cổ tức (ngày 29/7/2020, 31/5/2021 và 17/6/2022) nhưng chưa từng một lần trở lại vùng giá này cho đến phiên 3/10 vừa qua.

Như vậy, sau gần 30 tháng, nhà đầu tư lại được giao dịch cổ phiếu HPG với giá 1x, điều mà chỉ vài tháng trước không nhiều người dám nghĩ đến.
Đến thời điểm hiện tại, cổ phiếu này đã “bốc hơi” 55% thị giá so với đỉnh hồi cuối tháng 10 năm ngoái và đánh mất toàn bộ thành quả tăng giá trong năm 2021. Vốn hóa thị trường theo đó bị “thổi bay” 140.400 tỷ đồng (~6 tỷ USD) trong chưa đầy 1 năm, xuống còn 114.800 tỷ đồng.
Đà giảm của HPG thời gian qua phần nào đến từ việc dòng tiền không còn đủ dồi dào để hấp thụ lượng cổ phiếu trôi nổi tự do (freefloat) “khổng lồ”. Theo thống kê, Hòa Phát hiện là doanh nghiệp có vốn điều lệ lớn thứ 2 toàn sàn chứng khoán với hơn 58.000 tỷ đồng, tương ứng số lượng cổ phiếu lưu hành hơn 5,8 tỷ cổ phiếu. Cổ phiếu đầu ngành thép có lượng freefloat lên đến gần 3,2 tỷ đơn vị, chỉ xếp sau VPB (4,7 tỷ đơn vị).

Đây vốn không phải vấn đề với HPG trong giai đoạn bùng nổ khi cổ phiếu “quốc dân” thường xuyên giao dịch rất sôi động. Thời đỉnh cao giai đoạn quý 2-3 năm ngoái, cổ phiếu đầu ngành thép từng nhiều lần “gánh” thanh khoản cả sàn chứng khoán với giá trị giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, phong độ đã không còn được duy trì kể từ sau khi đạt đỉnh, một phần do tiền vào thị trường hạn chế sau các biến cố liên quan đến trái phiếu và các chính sách thặt chặt tiền tệ.
Thêm nữa, các yếu tố cơ bản cũng đã không còn ủng hộ Hòa Phát như giai đoạn trước cũng khiến cổ phiếu HPG thiếu lực đỡ trước áp lực chốt lời. Cụ thể, sau khi đạt đỉnh vào quý 3/2021 - giai đoạn giá thép cũng liên tục leo thang lên cao chưa từng có, lợi nhuận của Hòa Phát đã bắt đầu chững lại và đi xuống.
Quý 2/2022 có thể coi là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong hơn 2 năm trở lại đây đối với ngành thép và Hòa Phát cũng không ngoại lệ. Giá thép giảm trong khi chi phí nguyên liệu đầu vào vẫn cao khiến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp đầu ngành thép giảm 59% so với cùng kỳ, xuống còn khoảng 4.000 tỷ đồng.
Sau liên tiếp những nhịp giảm mạnh, giá thép cây thế giới hiện chỉ còn 1/3 so với đỉnh. Giá thép xây dựng của Hòa Phát tại thị trường nội địa đã tăng trong những tuần gần đây nhưng tiềm năng tăng giá trong các tháng còn lại của năm có thể ở mức khiêm tốn. Mức tăng giá nhỏ giọt chỉ từ 100 – 200 đồng/kg mỗi lần của Hòa Phát phần nào cho thấy nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng vẫn đang tăng chậm.
SSI Research cho rằng lợi nhuận của Hòa Phát trong các quý tới có thể sẽ tiếp tục giảm so với cùng kỳ. Nguyên nhân đến từ nhu cầu thép trong nước được dự báo sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi áp lực lạm phát và việc kiểm soát chặt chẽ thị trường bất động sản. Tiêu thụ HRC cũng sẽ gặp thách thức do các nhà sản xuất tôn mạ đang giảm số dư hàng tồn kho trong bối cảnh giá giảm và nhu cầu chậm lại ở cả kênh nội địa và xuất khẩu.

Ngoài ra, việc tỷ giá leo thang do đồng USD không ngừng tăng giá có thể sẽ tiếp tục gây áp lực lên lợi nhuận của Hòa Phát. Riêng trong quý 2, tập đoàn này đã lỗ tỷ giá 1.100 tỷ đồng. Ngoài ra, lãi suất có xu hướng tăng trước áp lực tỷ giá cũng có ảnh hưởng nhất định đến các doanh nghiệp vay nợ nhiều như Hòa Phát.
Tính đến cuối quý 2/2022, doanh nghiệp đầu ngành thép đang vay nợ hơn 70.000 tỷ đồng, gần gấp đôi so với các tài sản được hưởng lãi suất. Hòa Phát ước tính mỗi thay đổi 100 điểm cơ bản của lãi suất sẽ làm tăng hoặc giảm 12,43 tỷ đồng lợi nhuận thuần hợp nhất cho kỳ 6 tháng.
Con số này không lớn so với lợi nhuận của Hòa Phát tuy nhiên còn có thể tăng thêm khi tập đoàn chuẩn bị đầu tư cho dự án Dung Quất 2 với tổng mức đầu tư lên đến 85.000 tỷ đồng trong đó nguồn vốn vay chiếm khoảng 35.000 tỷ đồng.
Sau khi khởi công vào tháng 5/2022, dự án Dung Quất 2 đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng. Giai đoạn 1 sẽ đi vào hoạt động từ giữa năm 2024 và giai đoạn 2 từ cuối năm 2024. Với Dung Quất 2, tổng công suất của Hòa Phát sẽ tăng 66% so với cuối năm 2021 lên 14,6 triệu tấn/năm.
TIN LIÊN QUAN
-
VDSC: Tiềm năng cổ phiếu HPG cuối năm có thể chỉ đạt mức khiêm tốn
-
Con trai Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát lần thứ hai đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu HPG
-
Hoà Phát: Hơn 1 tỷ cổ phiếu HPG đợt chia cổ tức sẽ bắt đầu giao dịch từ ngày 28/6/2021
-
Con trai ông Trần Đình Long đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu HPG, quyền phủ quyết của Tập đoàn sẽ trong tay gia đình Chủ tịch
Nhận định phiên giao dịch ngày 21/5: Hưng phấn lan tỏa, nhưng cần thận trọng khi VN Index tiến sát kháng cự 1.320–1.325 điểm
Với lực cầu nội đang đóng vai trò chủ đạo, VN Index có thể tiếp tục thử thách vùng kháng cự 1.320–1.325 điểm trong phiên 21/5. Tuy nhiên, trong bối cảnh tâm lý...
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 20/5: Tín hiệu kỹ thuật cảnh báo điều chỉnh
Thị trường chứng khoán ngày 19/5 giảm nhẹ, tuy nhiên thị trường cũng đang phát đi nhiều tín hiệu cho thấy nhịp điều chỉnh kỹ thuật có thể tiếp tục diễn ra...
Chứng khoán tuần mới (từ 19 đến 23/5): Thận trọng trước sóng gió vĩ mô
Thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại tuần giao dịch từ ngày 13 đến 17/5/2025 với diễn biến tích cực, khi chỉ số VN-Index tăng mạnh 34,09 điểm, tương đương 2,69%, lên mức 1.301,39...
Nhận định phiên giao dịch ngày 19/5: VN Index có thể tiếp tục điều chỉnh kiểm định vùng hỗ trợ
Sau phiên giảm điểm rõ rệt cuối tuần trước, thị trường được dự báo sẽ bước vào giai đoạn điều chỉnh kỹ thuật trong những phiên đầu tuần tới....
Nhận định phiên giao dịch ngày 16/5: Thận trọng khi thị trường tiệm cận vùng đỉnh ngắn hạn
Thị trường ngày 16/5 nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng nhưng kèm theo rung lắc hoặc điều chỉnh kỹ thuật, nhất là khi lực bán đang dần gia tăng....
Nhận định phiên giao dịch ngày 15/5: Thị trường duy trì đà tăng, nhưng cẩn trọng nhịp điều chỉnh kỹ thuật sắp tới
Thị trường có thể rung lắc trong phiên 15/5 khi chỉ số tiệm cận vùng cản kỹ thuật, nhưng xu hướng tăng trung hạn vẫn đang được duy trì nhờ nền tảng dòng tiền...
Nhận định phiên giao dịch ngày 14/5: Tín hiệu kỹ thuật củng cố xu hướng tăng, nhưng cần thận trọng
Dù xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn đang tích cực, nhà đầu tư nên giữ tâm lý tỉnh táo, cân bằng danh mục và chuẩn bị sẵn sàng trước các biến động...
Nhận định phiên giao dịch ngày 13/5: Xu hướng tăng hình thành, nhưng thận trọng với nhịp điều chỉnh ngắn hạn
Sau phiên tăng gần 16 điểm đầu tuần, VN Index đã chính thức vượt ngưỡng kháng cự quan trọng tại 1.280 điểm, đóng cửa tại 1.283,26 điểm (+1,26%)...
Chứng khoán tuần mới (từ 12 đến 16/5): Chốt lời hay nắm giữ?
Tuần giao dịch từ ngày 5 đến 9 tháng 5 năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận một đợt phục hồi mạnh mẽ, với chỉ số VN-Index tăng 41 điểm (+3,3%),...
Nhận định phiên giao dịch ngày 12/5: VN Index có thể kiểm định vùng hỗ trợ 1.255-1.260 điểm
Sau nhịp điều chỉnh nhẹ trong phiên 9/5, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục rung lắc trong phiên đầu tuần ngày 12/5. Dù xu hướng tăng chưa bị phá vỡ, VN Index có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.255–1.260 điểm trước khi phục hồi.
Nhận định phiên giao dịch ngày 9/5: VN Index có thể tiếp đà tăng
Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì sắc xanh nhờ tâm lý tích cực và dòng tiền lan tỏa. Tuy nhiên, việc giao dịch cẩn trọng, có chiến lược cụ thể...
Nhận định phiên giao dịch ngày 8/5: Kỳ vọng đà tăng tiếp diễn nhưng thận trọng trước thông tin đàm phán thuế quan
Sau ba phiên tăng liên tiếp, thị trường bước vào vùng kháng cự mạnh 1.260–1.270 điểm. Tuy nhiên, phiên ngày 8/5 có thể xuất hiện rung lắc ngắn hạn khi thị trường chờ đợi kết...
Nhận định phiên giao dịch ngày 7/5: Có thể tiếp tục điều chỉnh kỹ thuật quanh vùng 1.240 điểm
Sau phiên điều chỉnh kỹ thuật vào cuối phiên 06/05 do áp lực chốt lời tại vùng 1.250 điểm, thị trường được dự báo sẽ tiếp tục vận động giằng co tích lũy...
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 6/5: Thị trường kỳ vọng tiếp đà tăng
Phiên giao dịch ngày 06/05 được kỳ vọng sẽ tiếp tục tích cực, với mục tiêu kiểm định mốc 1.250 điểm. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần thận trọng với áp lực chốt lời...
Sàn HOSE chuyển mình mạnh mẽ: Hệ thống công nghệ mới đã "bật đèn xanh"
Công tác chuyển đổi sang hệ thống công nghệ thông tin mới cho thị trường chứng khoán đã hoàn tất, các thành viên thị trường cũng đã hoàn thành kiểm thử. Kết quả cho thấy,...
Nhận định phiên giao dịch ngày 5/5: Kỳ vọng khởi sắc với thông tin hỗ trợ và dòng tiền trở lại
Sau kỳ nghỉ lễ dài, thị trường được kỳ vọng sẽ có phiên giao dịch khởi sắc trong ngày 5/5, nhờ sự trở lại của dòng tiền và nhiều thông tin tích cực hỗ trợ...
Chứng khoán Alpha bị phạt hơn 1 tỷ đồng vì hàng loạt vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
Ngày 26/4/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ban hành Quyết định số 143/QĐ-XPHC, xử phạt công ty cổ phần Chứng khoán Alpha với tổng số tiền lên tới 1.027.500.000 đồng do vi phạm hàng loạt quy định trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/4: Thị trường có thể tiếp tục giằng co trong vùng 1.215–1.220 điểm
Sau phiên điều chỉnh nhẹ ngày 28/4, thị trường chứng khoán được dự báo sẽ tiếp tục dao động trong vùng 1.215–1.220 điểm trong phiên cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ dài....
Chứng khoán tuần mới (từ 28 đến 29/4): Thận trọng trước kỳ nghỉ dài
Thị trường chứng khoán Việt Nam tuần qua ghi nhận đà hồi phục nhẹ, VN-Index tăng chậm và vận động trong biên độ hẹp. Dòng tiền dè dặt khi nhà đầu tư thận trọng trước kỳ nghỉ lễ và các thông tin vĩ mô quốc tế.
Xem nhiều




