Thấy gì qua cuộc kiểm toán quản lý nguồn nước Mekong?
Theo PGS.TS Đào Trọng Tứ, cuộc kiểm toán giúp người dân có thêm nhận thức về việc khai thác, sử dụng, quản lý nguồn nước lưu vực sông Mekong.
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Việt Nam vừa thực hiện cuộc kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mekong gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Tại cuộc kiểm toán này, KTNN chỉ ra những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên nước, kết hợp với các yếu tố biến đổi khí hậu, sự gia tăng của việc khai thác, sử dụng nước tại các quốc gia thượng nguồn lưu vực sông Mekong dẫn đến những tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới Việt Nam, đặc biệt là khu vực ĐBSCL, đó là sự sụt giảm lượng nước, lượng phù sa bùn cát về đồng bằng, tình trạng xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt...
Mất mát lớn nhất của ĐBSCL
Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Đào Trọng Tứ, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết, đây là lần đầu tiên có cuộc kiểm toán về việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mekong.
Ông cho biết, cuộc kiểm toán có sự tham gia của 3 quốc gia: Việt Nam, Myanmar, Thái Lan, trong khi lưu vực sông Mekong gồm 6 nước (Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam), trong đó Trung Quốc chiếm 16% lượng nước; Lào 35%, Thái Lan 18%, Campuchia 18%; Myanmar 2%, Việt Nam 11%.
Hoan nghênh cuộc kiểm toán này, PGS.TS Đào Trọng Tứ đánh giá, cuộc kiểm toán giúp người dân có thêm nhận thức về việc khai thác, sử dụng cũng như quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Mekong, những vấn đề mà các quốc gia trong lưu vực, đặc biệt là Việt Nam - quốc gia ở hạ du sông Mekong phải đối mặt...
Cũng theo vị chuyên gia, KTNN đã đưa ra những con số cụ thể về sự suy giảm lượng nước, phù sa, xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt... ở ĐBSCL mà nguyên nhân chính là từ những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý tài nguyên nước.

Dù vậy, ông cũng nói rõ, nếu các quốc gia trong lưu vực sông Mekong chuyển nước ra ngoài lưu vực, như Thái Lan chuyển nước lưu vực sông Mekong sang lưu vực sông Chao Phraya, thì khi ấy sẽ dẫn đến sụt giảm lượng nước. Còn nếu tình trạng chuyển nước ra ngoài lưu vực không xảy ra, nước vẫn nằm trong lưu vực thì sự thay đổi lượng nước chỉ là giữa mùa này với mùa khác. Hiện nay, nước lũ về ĐBSCL giảm, còn về mùa khô lượng nước có tăng lên.
Bên cạnh đó, nguồn nước sông Mekong bị thay đổi, ngoài chuyện điều tiết hồ còn có yếu tố biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu khiến mưa trong mùa khô giảm đi nhiều.
Về phù sa, PGS.TS Đào Trọng Tứ cho hay, tình trạng sụt giảm lượng phù sa bùn cát về ĐBSCL là đúng. Hiện nay, Trung Quốc chiếm 50-60% lượng phù sa của toàn lưu vực sông Mekong. Hàng năm, lượng phù sa Mekong chảy xuống ĐBSCL là 150-160 triệu tấn. Tuy nhiên, 11 đập thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn đã giữ lại lượng phù sa khá lớn, khiến lượng phù sa chảy xuống hạ nguồn bị hao hụt rất nhanh. Ủy hội sông Mekong quốc tế tính toán, đến năm 2040 sẽ giảm đến khoảng 97% lượng phù sa về ĐBSCL. Mất mát về phù sa là mất mát lớn nhất của ĐBSCL.
Về chất lượng nước, theo vị chuyên gia, khi các quốc gia thượng nguồn phát triển công nghiệp, nông nghiệp, đô thị mà không kiểm soát tốt thì nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước và ĐBSCL của Việt Nam gánh chịu.
Chuyện đường dài
Trên cơ sở kết quả kiểm toán, KTNN đã kiến nghị Ủy ban sông Mekong Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan đến việc thực hiện Hiệp định Mekong 1995 nghiên cứu, trao đổi, tham mưu cho Thủ tướng đề xuất Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC) xây dựng các văn bản/hướng dẫn kỹ thuật về giám sát sử dụng nước (bao gồm chuyển nước) trên dòng nhánh; duy trì dòng chảy tối thiểu (trên dòng chính và dòng nhánh sông Mekong);
Đề xuất xây dựng các điều khoản, chế tài cụ thể để giải quyết tranh chấp đối với các bất đồng giữa các quốc gia thành viên trong việc quản lý và sử dụng nước lưu vực sông Mekong.
Thúc đẩy MRC thực hiện chuyển giao các hệ thống quan trắc (thủy sản, sức khỏe hệ sinh thái, phù sa bùn cát…) và các quốc gia thành viên đưa vào vận hành hiệu quả các hệ thống này, nhằm đảm bảo cơ sở dữ liệu cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên toàn lưu vực sông Mekong.
Theo PGS.TS Đào Trọng Tứ, những vấn đề mà KTNN kiến nghị thực chất là câu chuyện đấu tranh đường dài mà Việt Nam đã tiến hành từ nhiều năm qua.
Ông cho biết, MRC là tổ chức liên chính phủ gồm 4 quốc gia thành viên (Campuchia, Thái Lan, Lào, Việt Nam) và hàng năm các quốc gia này đóng góp chi phí để MRC hoạt động. Nhiệm vụ của MRC là giám sát, theo dõi việc thực hiện Hiệp định Hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mekong 1995 (Hiệp định Mekong 1995); giám sát, kiểm soát hệ thống khí tượng thủy văn, sử dụng và khai thác tài nguyên nước; đưa ra cảnh báo và giải pháp, đồng thời thực hiện nhiều nghiên cứu được quốc tế tài trợ.
Ủy ban sông Mekong Việt Nam là tổ chức liên ngành, hiện do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành làm Chủ tịch, lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan và các tỉnh thành trong lưu vực làm ủy viên.
Vừa qua, Ủy ban sông Mekong Việt Nam đã thành lập 2 tiểu ban, gồm Tiểu ban lưu vực sông Cửu Long và Tiểu ban lưu vực sông Sê San - Srêpốk. Hai tiểu ban này thực hiện quản lý lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Sê San-Srêpốk, đồng thời nghiên cứu, đề xuất với Chủ tịch Ủy ban sông Mekong Việt Nam phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành, liên quốc gia liên quan đến lưu vực sông; thúc đẩy hợp tác sử dụng quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường giữa Việt Nam và Campuchia.
Nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban sông Mekong Việt Nam khẳng định, trách nhiệm của MRC, Ủy ban sông Mekong Việt Nam rất rõ ràng. Chịu trách nhiệm giám sát hệ thống này là hệ thống giám sát của MRC và các quốc gia thành viên. Các hệ thống này kết nối với nhau, kể cả hợp tác với Trung Quốc ở một số trạm quan trắc. MRC bỏ kinh phí để lấy số liệu từ một số trạm của Trung Quốc ở thượng nguồn, còn số liệu ở mức độ nào tùy thuộc vào tình hình hợp tác.
"Cho nên, chưa cần KTNN kiến nghị thì trách nhiệm của Ủy ban sông Mekong Việt Nam đương nhiên là phải làm những việc ấy.
Đặc biệt, để đi đến quy định, quy chế làm cơ sở điều tiết các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong lưu vực sông Mekong, các quốc gia "cãi nhau" từng chữ một. Để thượng nguồn không xây thủy điện đôi khi đó là sự đánh đổi. Nói một cách đơn giản, nước nào muốn làm công trình trên dòng chính Mekong thì phải tham vấn các nước thành viên, quy chế đã được đưa ra nhưng thành công đến đâu thì phụ thuộc rất nhiều vào mối tương quan địa chính trị giữa các nước.
Không thể yêu cầu nước nào đó không được chuyển nước ra ngoài lưu vực sông Mekong hay yêu cầu họ không được xây dựng thủy điện vì đó là chủ quyền quốc gia.
Câu chuyện nguồn nước là chủ quyền tương đối, các nước hợp tác với nhau tốt thì chia sẻ cho nhau, còn nếu không thì như kinh nghiệm nhiều quốc gia trên thế giới, thậm chí phải giải quyết bằng xung đột", PGS.TS Đào Trọng Tứ giải thích.
Cũng bởi vậy, vị chuyên gia cho rằng yêu cầu xây dựng các chế tài cụ thể để giải quyết tranh chấp đối với các bất đồng giữa các quốc gia trong việc quản lý và sử dụng nước lưu vực sông Mekong là đúng nhưng đó cũng là vấn đề phải đấu tranh và có cả đánh đổi.
Chẳng hạn, nếu muốn một quốc gia không phát triển thủy điện, vậy đổi lại họ được đền bù cái gì? Cho nên, ông Tứ cho rằng đấu tranh cho quyền lợi quốc gia là đúng, song phải nhìn nhận vấn đề một cách thực tế và tìm ra con đường đấu tranh cho phù hợp. Cũng có khi, phải có sự thay đổi để việc hợp tác giữa các quốc gia tốt hơn.
Một điểm được PGS.TS Đào Trong Tứ lưu ý, đó là, Hiệp định Mekong 1995 mới chỉ điều chỉnh các hoạt động trên dòng chính Mekong, còn dòng nhánh không nằm trong hiệp định và đó là chủ quyền quốc gia. Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng cần bổ sung Hiệp định Mekong 1995 và để đạt được hiệu quả đòi hỏi một chặng đường dài. Ngay cả cả việc chuyển giao các hệ thống quan trắc cũng không đơn giản, nó tùy thuộc vào tương quan chính trị và đấu tranh của từng quốc gia.
TIN LIÊN QUAN
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Xem nhiều




