Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết công tác tài chính – ngân sách Nhà nước năm 2024
Dự Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Tài chính, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mong muốn ngành Tài chính luôn đổi mới tư duy, phát huy sáng tạo, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2025.
Chiều ngày 31/12, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến các điểm cầu tại 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dự Hội nghị còn có: Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương và lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân
Theo Bộ Tài chính, năm 2024, tình hình thế giới tiếp tục phát sinh nhiều bất ổn, khó khăn, thách thức lớn ngoài dự báo. Ngành Tài chính đã chủ động, quyết liệt triển khai để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, tài chính - ngân sách Nhà nước được giao, góp phần hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, ổn định vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân.
Ngành Tài chính tập trung thực hiện công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, các đề án; điều hành chính sách tài khóa chủ động, mở rộng hợp lý, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; quyết liệt công tác thu, quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Điểm nhấn đầu tiên có thể kể đến là tập trung thực hiện công tác xây dựng hoàn thiện thể chế, chính sách, các đề án. Năm qua, Bộ Tài chính đã hoàn thành 70/71 đề án, nhiệm vụ được giao. Tính cả các đề án đã trình từ những năm trước chuyển sang, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành 23 nghị định và 20 dự thảo nghị định đang xem xét ban hành; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 2 quyết định và 2 dự thảo quyết định đang xem xét ban hành. Đồng thời, Bộ Tài chính đã ban hành 86 thông tư hướng dẫn trong lĩnh vực tài chính – ngân sách Nhà nước.
Chính sách tài khóa được điều hành chủ động, mở rộng hợp lý, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Mặc dù thực hiện miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất cho doanh nghiệp và người dân, với tổng số ước khoảng 197,3 nghìn tỷ đồng, song tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2024 vẫn đạt cao kỷ lục, với khoảng 2 triệu tỷ đồng, tăng 119,1% so dự toán và tăng 15,5% so thực hiện năm 2023.
Tổng số chi ngân sách Nhà nước đến ngày 31/12 ước đạt khoảng hơn 1,8 triệu tỷ đồng, bằng 86,4% dự toán; trong đó, chi đầu tư phát triển ước đạt 78,1% dự toán Quốc hội quyết định, tỷ lệ giải ngân đạt 77,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; chi thường xuyên ước đạt 94,5% dự toán.
Nợ công được quản lý chặt chẽ, thấp hơn ngưỡng cho phép. Đến cuối năm 2024, các chỉ tiêu dư nợ công khoảng 36-37% GDP, nợ Chính phủ khoảng 33-34% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so thu ngân sách Nhà nước khoảng 20-21%.
Phát huy vai trò thường trực Ban Chỉ đạo điều hành giá, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp điều hành giá cả, thị trường bám sát tình hình thực tế, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, kiểm soát lạm phát, ổn định đời sống của người dân; tăng cường quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bảo hiểm.
Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp; quản lý sử dụng tài sản công; tăng cường công tác công khai, thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách Nhà nước; hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác tài chính...
Năm 2025 là năm cuối cùng triển khai thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch tài chính 5 năm 2021 - 2025 và thực hiện chủ trương đổi mới, sắp xếp cơ cấu tổ chức, tinh gọn bộ máy; là năm triển khai xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước giai đoạn 2026 - 2030, năm tiến hành đại biểu địa phương các cấp để tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ngành Tài chính tập trung thực hiện tốt các chỉ tiêu mà các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, trong đó điều hành thu ngân sách Nhà nước 1,97 triệu tỷ đồng; chi ngân sách Nhà nước 2,5 triệu tỷ đồng.
Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chúc mừng ngành Tài chính đã cơ bản hoàn thành các mặt công tác năm 2024, nhất là hoàn thành xuất sắc công tác thu chi, tăng thu, tiết kiệm chi, đóng góp vào thành tích ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; công tác an sinh xã hội được thực hiện tốt, khắc phục nhanh hậu quả cơn bão số 3; Việt Nam tiếp tục là điểm hấp dẫn, an toàn cho các nhà đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất thế giới; quy mô thương mại lớn trên thế giới; giữ vững môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển...
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, ngành Tài chính đã tập trung hoàn thiện thể chế; thu ngân sách nhà nước thực hiện tốt, tiết kiệm chi đạt kết quả tích cực để tập trung vào các dự án, chương trình lớn về phát triển hạ tầng và xóa nhà tạm, nhà dột nát; điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ với tinh thần chính sách tài khóa mở rộng có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo Thủ tướng, trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức của năm 2024, toàn ngành tài chính đã đoàn kết, nỗ lực cố gắng, quyết liệt triển khai hiệu quả nhiều giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm về điều hành, quản lý tài chính - ngân sách Nhà nước, các chính sách giảm thuế, phí và tiền thuê đất hỗ trợ, tháo gỡ sản xuất, kinh doanh, giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
9 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
Thủ tướng cho biết năm 2025, trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức trong khi nhiệm vụ nặng nề hơn, chúng ta vừa phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra; vừa sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả"; tổ chức tốt Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; tổ chức tốt các sự kiện kỷ niệm trọng đại của đất nước; chuẩn bị sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Cơ bản đồng tình với các nhiệm vụ, giải pháp của ngành tài chính đã đề ra, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Thứ nhất, tập trung cao độ cho công tác tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW và đẩy mạnh sắp xếp tổ chức bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả". Trong đó, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ hợp nhất, phải quyết liệt triển khai với tinh thần "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi".
Thứ hai, tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính-ngân sách nhà nước, chứng khoán, trái phiếu... để huy động nguồn lực phát triển với quan điểm thể chế là đột phá của đột phá, thể chế là nguồn lực, động lực phát triển, nhất là xây dựng, hoàn thiện Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư, đấu thầu…
Thủ tướng lấy ví dụ, có những dự án cần chỉ định thầu đi đôi với yêu cầu bảo đảm chất lượng và tiến độ dự án, đồng thời không đội vốn. Các thủ tục phải được tiến hành nhanh chóng hơn, nếu đấu thầu phải bảo đảm công khai, minh bạch, thực sự hiệu quả, không hình thức.
Thứ ba, tiếp tục điều hành chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, phối hợp chặt chẽ với chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, nhằm thúc đẩy tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn; chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp và bám sát tình hình để phản ứng chính sách kịp thời, chọn việc hiệu quả nhất để làm.
Thứ tư, tập trung làm tốt công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước, đảm bảo thu đúng, đủ, kịp thời.
Thứ năm, quản lý điều hành chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; tăng thu, tiết kiệm chi để tập trung cho đầu tư phát triển, cho một số dự án lớn mang tính chuyển đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế.
Thứ sáu, tiếp tục củng cố, phát triển đồng bộ và nâng cao chất lượng thị trường tài chính, chứng khoán, trái phiếu, bảo hiểm; tập trung hoàn thành mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán trong năm 2025, để tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp, tạo kênh huy động vốn tốt hơn cho doanh nghiệp. Tính toán, tham mưu việc phát hành trái phiếu Chính phủ hiệu quả.
Thứ bảy, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chống gian lận xuất xứ có hiệu quả.
Thứ tám, quyết liệt thực hiện cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, ngân sách; dứt khoát số hóa việc thu chi ngân sách, triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền nhằm chống thất thu thuế.
Thứ chín, chủ động hội nhập, hợp tác tài chính quốc tế; theo dõi, đánh giá diễn biến cạnh tranh thương mại giữa các nước lớn để có giải pháp ứng phó kịp thời, phù hợp; tăng cường hợp tác tài chính tại các diễn đàn đa phương như ASEAN, APEC, G20...
Thủ tướng mong muốn và tin tưởng rằng, mặc dù khó khăn, thách thức còn nhiều, nhưng với sự quyết tâm, nỗ lực của toàn thể Lãnh đạo, công chức, viên chức, ngành tài chính sẽ tiếp tục kế thừa các kết quả đạt được các năm trước, luôn đổi mới tư duy, phát huy sáng tạo để khắc phục mọi khó khăn, hạn chế, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2025, đạt thành quả năm sau cao hơn năm trước, góp phần vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước và tạo điều kiện thuận lợi để đạt các mục tiêu của Kế hoạch 5 năm 2021-2025 và bước vào giai đoạn 2026 - 2030 với thế và lực mạnh mẽ hơn, tự tin bước vào kỷ nguyên mới.
TIN LIÊN QUAN
-
10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024
-
Điểm tin ngân hàng ngày 31/12: Hơn 10 triệu tài khoản Mobile Money có nguy cơ dừng hoạt động
-
Ngân hàng tăng vốn điều lệ, sắp chia cổ tức "khủng"
-
Công ty chứng khoán quy mô nhỏ biến động nhân sự cấp cao
-
Cuối năm, nhân sự cấp cao ngành ngân hàng tiếp tục biến động
-
Diễn biến lãi suất vay mua nhà tháng cuối cùng năm 2024
-
Loạt ngân hàng "chạy đua" tăng lãi suất tiết kiệm: Đâu là lý do?
Giá vàng hôm nay (4/1): Thị trường thế giới quay đầu giảm
Giá vàng thế giới hôm nay (4/1) quay đầu giảm khi đồng đô la mạnh lên và lĩnh vực sản xuất của Mỹ tốt hơn dự kiến.
Điểm tin ngân hàng ngày 4/1: SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng
Phó Tổng Giám đốc OCB xin thôi nhiệm; NCB vượt mục tiêu 2024, tăng trưởng kinh doanh ấn tượng; Eximbank ưu đãi lãi vay từ 3,8% cho doanh nghiệp nhập khẩu;...
Giá vàng hôm nay (3/1): Thị trường thế giới bất ngờ tăng mạnh
Giá vàng thế giới hôm nay (3/1) tăng khi các nhà đầu tư dự đoán triển vọng về thuế quan của ông Trump cùng lạm phát gia tăng kết hợp với lộ trình cắt giảm lãi suất chậm hơn của Fed sẽ giúp vàng giữ vững vị thế.
SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (HoSE - SHB) tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng...
Cha mẹ có nên giữ tiền lì xì của con?
Việc quản lý tiền lì xì sau mỗi dịp Tết luôn là chủ đề gây tranh cãi trong nhiều gia đình. Cha mẹ có nên giữ tiền lì xì của con và chi tiêu...
Điểm tin ngân hàng ngày 3/1: Agribank báo lãi trước thuế hơn 27.500 tỷ đồng trong năm 2024
VDB Đắk Lắk - Đắk Nông cho dự án Thủy điện Đề Dính Mão vay 530 tỷ đồng; MBV tăng lãi suất tiết kiệm sát trần quy định; ABBank bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu...
Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
Từ nay đến hết 31/3/2025, khách hàng là chủ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế do SHB phát hành sẽ có cơ hội nhận hoàn tiền lên tới 1 triệu đồng...
Giá vàng hôm nay (2/1): Thị trường thế giới quay đầu giảm
Giá vàng thế giới hôm nay (2/1) giảm trong bối cảnh đồng USD mạnh lên và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng cao.
Điểm tin ngân hàng ngày 2/1: Dự báo lợi nhuận Quý 4 của một số ngân hàng sẽ tăng đột biến
KienlongBank tặng 1,2 tỷ đồng cho khách hàng gửi tiết kiệm dịp năm mới 2025; Napas và Agribank triển khai chương trình hoàn tiền cho chủ thẻ Lộc Việt,...
Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết công tác tài chính – ngân sách Nhà nước năm 2024
Dự Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Tài chính, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính...
BIDV nhận giải “Đầu tư, tài trợ sáng tạo cho bình đẳng giới” khu vực châu Á - Thái Bình Dương
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) trao giải thưởng...
Điểm tin ngân hàng ngày 1/1/2025: MBS Research dự báo các cổ phiếu ngân hàng "đáng đầu tư" trong năm 2025
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 đạt khoảng 2 triệu tỷ đồng; Ngân hàng tháo gỡ rào cản vốn cho doanh nghiệp SME thông qua số hóa; Thanh tra ngân hàng nhà nước...
10 sự kiện nổi bật của ngành Tài chính năm 2024
Năm 2024, trong bối cảnh thế giới và trong nước có nhiều biến động khó lường, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, thách thức. Song, ngành Tài chính đã chủ động...
PVcomBank ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Trường Đại học Mở Hà Nội và Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với hai trường đại học hàng đầu Việt Nam: Trường Đại học Tôn Đức Thắng...
Cuối năm, loạt ngân hàng "mạnh tay" chào bán trái phiếu
Tháng cuối cùng năm 2024, các ngân hàng như TPBank, MSB, MB,...cấp tập chào bán trái phiếu cho nhà đầu tư với lãi suất dao động 5% đến 7,48%/năm.
Ngân hàng tăng vốn điều lệ, sắp chia cổ tức "khủng"
Sắp tới, loạt ngân hàng tăng vốn điều lệ gồm MB, LPBank,...thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu nhằm nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng các quy định an toàn vốn...
Ngân hàng MB (MBB) chốt quyền trả cổ tức tỷ lệ 15% bằng cổ phiếu
Ngân hàng TMCP Quân đội (MB, mã chứng khoán MBB) vừa thông báo 8/1/2024 tới là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách trả cổ tức bằng cổ phiếu, tỷ lệ 15%.
Điểm tin ngân hàng tuần qua: NHNN bán ra khoảng 9,4 tỷ USD trong năm 2024 để ổn định tỷ giá
Doanh thu phí bảo hiểm giảm nhẹ trong năm 2024; Vietcombank Remittance tiếp tục khẳng định vị thế trong ngành kiều hối; BVBank ưu đãi lãi vay tiêu dùng từ 6,8%...
Điểm tin ngân hàng ngày 28/12: Bộ Tài chính thanh kiểm tra hơn 72 nghìn cuộc năm 2024
Sinh trắc học Ngân hàng là sự kiện công nghệ thông tin nổi bật năm 2024; Cho phép mở rộng nguồn tích lũy cải cách tiền lương của ngân sách trung ương...