Tiêm vaccine dịch vụ: Chưa có vacine thương mại...
Do hiện nay chưa có vaccine dịch vụ nên chưa thể thực hiện được tiêm dịch vụ.
Lo hệ lụy
Liên quan tới việc TP.HCM đề xuất Bộ Y tế cho phép hợp tác công - tư, tổ chức thu phí tiêm vaccine theo cơ chế "mua 5 liều vaccine sẽ tặng xã hội 1 liều", nhiều chuyên gia tiếp tục bày tỏ lo lắng.

TS Huỳnh Thế Du - giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright cho rằng, chưa nên triển khai tiêm vaccine dịch vụ trong bối cảnh hiện nay.
Ông Du cho rằng, hiện nay, khi nhu cầu vượt xa nguồn cung và vaccine lại liên quan đến sinh mạng người dân, việc cho phép tiêm dịch vụ (tức người tiêm trả tiền vaccine và dịch vụ tiêm vaccine) sẽ dẫn đến những hệ lụy trong xã hội.
"Cần nói rõ là không phải phản đối việc tiêm vaccine có thu tiền. Sự tham gia của khu vực y tế tư nhân đã góp phần cải thiện hệ thống y tế Việt Nam rất lớn. Tuy nhiên, trong trường hợp vaccine ngừa COVID-19 hiện nay thì hoàn toàn khác. Việc tiêm dịch vụ lúc này có thể gây ra các vấn đề về đạo đức và sự công bằng với dư luận xã hội", TS Huỳnh Thế Du nêu quan điểm.
Vì lý do trên, theo vị chuyên gia, chỉ tiêm vaccine dịch vụ khi nguồn cung dồi dào hơn, chí ít là người dân phải có hai chọn lựa: Tiêm miễn phí từ nhà nước hoặc tiêm dịch vụ từ tư nhân với điều kiện là hai loại vaccine có chất lượng trong mắt công chúng tương đương nhau.
Mặt khác, ông Du cũng nói thêm, hiện tại vaccine phòng COVID-19 mới là phê duyệt khẩn cấp bán cho các chính phủ mà chưa có qua các kênh thương mại.
Dẫn lại phát ngôn của đại diện Pfizer cho biết, công ty này sẽ chỉ đàm phán việc mua vaccine với các chính phủ và các tổ chức xuyên quốc gia, thay vì các doanh nghiệp và chính quyền địa phương, ông Du cho rằng về nguyên tắc chính phủ phải đứng ra mua (cho dù có là danh nghĩa). Nếu đúng như vậy thì việc chính phủ đứng ra mua sau đó lại chuyển cho doanh nghiệp tổ chức tiêm và thu tiền trong bối cảnh hiện tại sẽ rất không hay.
"Nếu doanh nghiệp có thể tìm được đầu mối mua được thì hỗ trợ và ngân sách nên bỏ tiền ra để mua rồi nhập vào quỹ vaccine chung. Nếu không khéo sẽ xảy ra khủng hoảng truyền thông làm xói mòn lòng tin của người dân, rất không nên", vị chuyên gia lưu ý.
Chưa biết bao giờ có vaccine thương mại
Cùng nêu quan điểm, một vị chuyên gia khác cho hay tất cả các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện nay đều chưa phải là vaccine thương mại nên chưa được Cục dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp Giấy phép lưu hành (Marketing Authorization – MA).
Hiện FDA mới chỉ cấp Giấy phép lưu hành khẩn cấp (Emergency Use Authorization – EUA) cho vaccine của Pfizer-BioNtech (11/12/2020), Moderna (18/12/2020) và Johnson & Johnson (27/2/2021). Vaccine AstraZeneca vẫn chưa được cấp EUA ở Mỹ.
Trong danh sách Lưu hành khẩn cấp (Emergency Use Listing – EUL) của WHO cập nhật đến hôm 3/6, mới chỉ có các loại vaccine sau (theo thứ tự thời gian được phê chuẩn đưa vào danh sách sau một quá trình thẩm duyệt dữ liệu):
1. Pfizer/BioNtech (31/12/2020)
2. AstraZeneca (16/2/2021)
3. Johnson & Johnson (12/3/2021)
4. Moderna (30/4/2021)
5. Sinopharm (7/5/2021)
6. Sinovax (1/6/2021)
Vaccine Sputnik V của Nga vẫn đang có lịch thẩm định để thu thập thêm dữ liệu (Non-CLIN, CLIN, CMC) và chưa biết bao giờ sẽ được đưa vào EUL vì còn phụ thuộc vào dữ liệu có thu thập được đủ không. EUL là điều kiện tiên quyết để một vaccine được đưa vào COVAX để phân phối cho các nước tiếp nhận là thành viên.
Việc các doanh nghiệp cả FDI và trong nước đang sốt sắng chủ động tìm nguồn cung vaccine nhằm hỗ trợ Chính phủ là một nỗ lực rất đáng trân trọng (bên cạnh việc đóng góp tài chính cho Quỹ vắc xin chống COVID-19). Tuy nhiên, ít nhất là đến hết năm 2021 nỗ lực này sẽ không giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với vaccine của các nhà sản xuất Mỹ và Châu Âu (Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson và AstraZeneca) đơn giản vì sản phẩm của họ chưa được cấp MA bởi cơ quan dược phẩm Mỹ và châu Âu.
Các công ty này cũng chưa có kế hoạch phân phối vaccine thương mại sau khi được cấp MA vì họ chưa biết bao giờ sẽ được cấp MA. Quy trình cấp MA cho sản phẩm mới phải mất nhiều năm và họ chưa biết bao giờ đại dịch hiện nay sẽ kết thúc để cơ quan cấp phép thu hồi EUA.
Với giấy phép EUA, họ chỉ được phép bán cho chính phủ và các thực thể liên chính phủ quốc tế. Vì vậy, chưa công ty nào có kế hoạch phân phối vaccine thương mại cho năm 2022. Họ cũng chưa có đủ động lực làm điều đó khi mà việc đáp ứng đơn hàng của các chính phủ vẫn còn đầy khó khăn do năng lực sản xuất không kịp gia tăng so với nhu cầu trong nhiều tháng tới, thậm chí kéo dài cả sang hết năm sau.
Như vậy trong 8 - 12 tháng tới, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể mua vaccine của những nước không phải Âu, Mỹ.
Chưa thể tiêm vaccine dịch vụ
Từ phân tích trên, vị chuyên gia này cho rằng cần phân biệt rõ giữa vaccine dịch vụ và dịch vụ tiêm vaccine.
Theo đó, hiện có hai hình thức vaccine nhà nước (miễn phí) và vaccine dịch vụ (không miễn phí, phải trả tiền để mua nếu muốn tiêm).
Ví dụ các loại vaccine được dùng trong chương trình tiêm chủng mở rộng ngừa 10 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em là vaccine nhà nước và đều miễn phí. Còn trên thị trường cũng có các loại vaccine khác ngừa các loại bệnh này nhưng người dân phải bỏ tiền mua để tiêm cho con mình. Đây là vaccine dịch vụ.
Vaccine nhà nước và vaccine dịch vụ song song tồn tại giúp người dân có nhiều lựa chọn hơn là chỉ một trong hai loại. Ai không muốn vaccine nhà nước thì dùng vaccine dịch vụ, ai không tiếp cận được vaccine dịch vụ thì vẫn có v nhà nước để tiêm. Không ai bị bỏ lại phía sau.
Với vaccine COVID-19 hiện nay, như đã phân tích ở trên, vị chuyên gia nhắc lại là chưa có vaccine dịch vụ. Tất cả các loại vaccine ngừa COVID-19 đang lưu hành tại Việt Nam hiện nay (trừ 5 triệu liều Sinopharm do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) mua và một số lượng nhỏ vaccine do một số cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài nhập về) đều là của nhà nước và do đó đều miễn phí với tất cả những người đã và sẽ được tiêm.
Vaccine dịch vụ sẽ có khi doanh nghiệp tự tìm được nguồn cung vaccine ở nước ngoài và bỏ tiền ra mua nhập về Việt Nam, hoặc mua từ nhà sản xuất trong nước đã được cấp phép.
Chính phủ, Bộ Y tế, chính quyền địa phương khuyến khích mạnh mẽ và hỗ trợ tối đa việc này. Ví dụ VTP nhập 5 triệu liều Sinopharm nói trên, nếu không tặng cho TP.HCM hoặc nếu TP không nhận, cty này hoàn toàn có quyền bán số vaccine này cho các đơn vị khác.
Các đơn vị này có thể dùng vaccine đó để tiêm cho nhân viên của mình hoặc nếu là “các đơn vị đủ điều kiện” thì có thể “tổ chức tiêm chủng tự nguyện cho tập thể, cá nhân có yêu cầu và tự trả chi phí tiêm chủng,” theo điều 4.7 nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2.
Như vậy, nếu BV FV tự lo được nguồn vaccine thì không cần phải xin phép để cung cấp vaccine dịch vụ cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu. Việc này chính phủ đã cho phép từ lâu trong nghị quyết 21 nói trên.
Tuy nhiên, vị chuyên gia lưu ý "dịch vụ tiêm" không được nhầm lẫn với “tiêm dịch vụ”.
Bởi dịch vụ tiêm chỉ bao gồm công tiêm và các chi phí liên quan đến việc tổ chức tiêm, chứ không bao gồm tiền vaccine. Bệnh viện và nhiều cơ sở khác có thể cung cấp dịch vụ tiêm có thu phí cho những khách hàng mang vaccine đến thuê các cơ sở này tiêm. Giấy phép của bệnh viện đương nhiên bao gồm cung cấp dịch vụ tiêm vaccine nên BV FV không phải xin phép khi cung cấp dịch vụ tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Ví dụ VTP có thể đem số vaccine mình nhập về và thuê BV FV tiêm cho nhân viên của mình hoặc bất kỳ ai có nhu cầu. Như vậy, BV FV có thể cung cấp dịch vụ tiêm với số vaccine này mà không cần phải xin phép Bộ Y tế thêm nữa.
Còn tiêm dịch vụ là dành cho những người muốn tiêm dịch vụ sẽ trả tiền cho đồng thời (1) vaccine dịch vụ và (2) dịch vụ tiêm. Thiếu 1 trong 2 thứ trên thì không thể thực hiện được tiêm dịch vụ.
Do hiện nay chưa có vaccine dịch vụ nên chưa thực hiện được tiêm dịch vụ. Việc này không liên quan gì đến cấp phép hay không.
Huy động hệ thống BV tư nhân tiêm vaccine ngừa COVID-19 là việc nhà nước cấp vaccine và thuê các bệnh viện tư tiêm vaccine này cho các công dân Việt Nam. Người tiêm sẽ không phải trả một chi phí nào giống như nếu họ tiêm ở bệnh viện công. Từ góc độ người đi tiêm hiện nay, khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của nhà nước, họ không cần phân biệt là tiêm ở bệnh viện tư hay công, vì đều miễn phí như nhau.
Nhà nước sẽ thanh toán chi phí thuê dịch vụ tiêm của các bệnh viện. Tuy nhiên hiện nay chính phủ chưa ban ban hành được định mức chi phí thuê dịch vụ tiêm này, vì thế bệnh viện tư chưa được cấp vaccine ngừa COVID-19 để tiêm cho người dân.
Trong trường hợp này, có thể có bệnh viện tư xin Bộ Y tế cấp vaccine cho mình để tiêm cho người dân và tự thu phí dịch vụ tiêm, không cần nhà nước phải chi trả cho mình khoản này nữa. Việc này được hiểu nhầm là xin Bộ Y tế cho phép “tiêm dịch vụ”, vốn là điều chưa thể thực hiện được hiện nay do chưa có vaccine dịch vụ như đã nói ở trên.
TIN LIÊN QUAN
-
Đề xuất tiêm dịch vụ vaccine: Lo tiêu cực
-
Doanh nhân Lê Viết Hải: Doanh nghiệp không thể trụ nổi với “3 tại chỗ”, nên tổ chức tiêm vaccine tương tự như bầu cử
-
Chân dung bà Lê Ngọc Chi – Tổng giám đốc công ty sản xuất vaccine của Vingroup
-
Vingroup gấp rút tìm kiếm nhân sự cho nhà máy sản xuất vaccine công nghệ Mỹ
-
Sân bay Đà Nẵng lên tiếng "phản ứng" về phân bổ vaccine phòng COVID-19
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Nợ toàn cầu đạt vượt 324.000 tỷ USD đạt mức cao kỷ lục
Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.
Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
Để đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới, UBND Thành phố yêu các đơn vị huy động, tận dụng tối đa các nguồn điện rác, mặt...
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Ngày 13/5, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình đề xuất mở rộng danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
Ngày 12/5, Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội: Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo...
Sáng 12/5, trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày...
EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% được xác định là hợp lý và cần thiết. Mức tăng...
Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
Theo ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình...
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
Sáng ngày 9/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc...
Lộ diện nhiều khí tài "khủng" tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
Nga hôm nay tổ chức lễ duyệt binh tại thủ đô Moscow để kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).
Thị trường lao động trước thách thức từ cải cách và thuế đối ứng của Mỹ
Thị trường lao động Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, các rủi ro tiềm ẩn bắt...
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
Nếu chính sách được thông qua, dự kiến sẽ tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng.
"Cuộc chiến" thuế quan: Cần chiến lược ứng phó kịp thời và linh hoạt
Hoa Kỳ, quốc gia tiêu thụ hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, hiện đang là tâm điểm của cuộc chiến thuế quan. Sự thay đổi chính sách thuế tại thị trường này...
CPI tháng 4/2025 tăng 0,07%
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước, chủ yếu do giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài...
PMI ngành sản xuất tháng 4/2025 giảm xuống 45,6 điểm
Theo báo cáo mới nhất của S&P Global, những thông báo về thuế quan của Mỹ đã khiến Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 4 giảm...
Gần 2 triệu lượt khách đến TP HCM dịp lễ 30/4 - 1/5
Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay, TP HCM đón gần 2 triệu lượt khách, doanh thu du lịch ước đạt hơn 7.100 tỷ đồng (tăng hơn 120% so với cùng kỳ năm ngoái).
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2025
Bổ sung quy định quản lý kho xăng dầu và điều hành giá bán lẻ; Siết chặt quy chế thi tuyển công chức, viên chức; Điều chỉnh khung giá dịch vụ quản lý chung cư tại Hà Nội… là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ tháng 5/2025.
Hà Nội chi hơn 381 tỷ đồng tặng quà người có công nhân dịp 30/4 và 2/9
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025), Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa...
Xem nhiều




