Đề xuất tiêm dịch vụ vaccine: Lo tiêu cực
Nếu làm không khéo, tiêm vaccine dịch vụ lại trở thành dịch vụ kinh doanh kiếm lợi gây bất cập, bức xúc
UBND TP.HCM vừa có văn bản khẩn gửi Bộ Y tế báo cáo về việc mua, nhập khẩu 5 triệu liều vaccine Moderna. Theo đó, UBND TP.HCM đề nghị Bộ Y tế cho phép hợp tác công - tư, tổ chức thu phí tiêm vaccine theo cơ chế "mua 5 liều vaccine sẽ tặng xã hội 1 liều".

Bàn về vấn đề này, TS Đinh Thế Hiển cho biết, nhiều ý kiến xoay quanh câu chuyện vì sao khi người dân có nhu cầu cũng không được tự do tiêm vaccine dịch vụ? Và việc người dân có tiền muốn tiêm dịch vụ cũng khó chính là một trong những lý do để người ta đưa ra đề xuất cho doanh nghiệp nhập vaccine và tổ chức tiêm dịch vụ.
Bởi lẽ, có những lập luận cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh cấp thiết, nguồn cung vaccine trong nước còn hạn chế, trong khi nhu cầu của người dân cần tiêm vaccine lại cao, nếu thực hiện việc tiêm vaccine COVID-19 theo hình thức dịch vụ, ai có nhu cầu, có tiền là được tiêm thì có thể sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, giúp người dân có nguồn tiếp cận vaccine dễ dàng hơn.
Đã vậy, điều này vẫn được xem là bình thường, bởi lâu nay, hệ thống y tế đã được phân hóa, hình thành nên những dịch vụ công tư xen lẫn. Ví dụ, có dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân hoặc trong bệnh viện công vẫn có dịch vụ khám chữa bệnh cao, thu tiền cao. Thế nhưng, trên thực tế, điều bình thường này lại đang bị hạn chế trong bối cảnh dịch COVID-19 hoành hành.
Xuất phát từ bối cảnh như trên, người ta mới quan tâm nhiều tới đề xuất của TP.HCM. Có thể thấy, nghe qua thì nó rất thuận với quy luật vận hành thông thường của thị trường. Tuy nhiên, nếu phân tích kỹ hơn, việc mở ra tiêm dịch vụ vaccine sẽ đi cùng với rất nhiều rủi ro, tiêu cực.
"Ngay tại các nước phát triển trên thế giới, vaccine phòng, chống COVID-19 vẫn không được xem là một loại thuốc được tự do kinh doanh như các loại thuốc, vật tư y tế thông thường khác. Vaccine loại này vẫn được quản lý thống nhất ở cấp quốc gia, để phục vụ chính sách điều phối y tế quốc gia, không phải ai có tiền là mua được, ai muốn mua là được mua.
Việc xem xét phân bổ và tiêm chủng cho từng nhóm đối tượng ưu tiên được thực hiện theo tiêu chí của từng quốc gia, tùy thuộc vào năng lực sản xuất, cung cấp vaccine cũng như năng lực triển khai tiêm chủng của đội ngũ y tế. Chính sách ưu tiên nhằm bảo đảm tính công bằng cũng như dựa trên những tính toán khoa học đối với những nhóm có nguy cơ cao.
Việc quản lý xuyên suốt này nhằm bảo đảm tính công bằng trong năng lực điều phối vaccine. Việt Nam hiện vẫn tuân thủ đúng nguyên tắc này nhằm bảo đảm năng lực điều phối vaccine cho các nhóm yếu thế, nhóm cần ưu tiên tiêm vaccine trước", ông Hiển nêu dẫn chứng.
Phân tích kỹ hơn, vị chuyên gia chỉ rõ, hiện chúng ta đã có nhiều loại vaccine, tiếp cận nhiều nguồn vaccine và cũng có nhiều đầu mối tiếp cận được với vaccine. Chúng ta đã có những sự kêu gọi sự đóng góp từ các nguồn xã hội, từ các cá nhân, tổ chức cùng góp tiền, góp sức cho quỹ vaccine với mục đích mua được nhiều vaccine nhất, nhiều người dân được tiêm chủng nhất...
Bên cạnh đó, cũng đã xuất hiện những nhu cầu muốn được tiêm vaccine trước, vì thế, đã có đề xuất cho doanh nghiệp bỏ tiền ra mua mua vaccine. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp bỏ tiền ra mua này cũng chỉ được xem như là một hình thức đóng góp khác cho quỹ vaccine, dù rằng, những doanh nghiệp đóng góp sẽ có những ưu tiên nhất định trong tiếp cận vaccine.
"Lập luận "mua 5 liều, tặng xã hội 1 liều vaccine" là dựa trên tinh thần này. Nghĩa là, cùng với việc tự bỏ tiền để được tiêm vaccine cho mình, thì còn phải bỏ thêm 1/5 số tiền dịch vụ tiêm vaccine vào quỹ quốc gia nữa", vị chuyên gia nêu quan điểm.
Đứng từ góc độ một nhà nghiên cứu kinh tế, TS Đinh Thế Hiển bày tỏ sự ủng hộ đề xuất của TP.HCM. Đề xuất này không những sẽ giảm được gánh nặng cho ngân sách nhà nước mà còn giúp tạo thêm một số tiền khác thu được từ dịch vụ tiêm để đóng góp vào quỹ vaccine quốc gia.
Bên cạnh đó, nếu có được nguồn vaccine, doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong việc tiêm ngừa cho cán bộ, công nhân viên , như vậy cũng giúp họ vừa bảo vệ được nguồn lực vừa bảo đảm được sản xuất.
Như vậy, nếu doanh nghiệp nhập và tổ chức tiêm vaccine chỉ với mục đích tăng tốc độ tiêm chủng, giảm gánh nặng cho nhà nước và quan trọng nhất là nguồn vaccine nhập về vẫn chịu sự điều phối của nhà nước thì đề xuất này có thể chấp nhận được.
Tuy nhiên, những hoài nghi cũng là điều hết sức dễ hiểu, đặc biệt, đứng từ góc độ quản lý nhà nước. Bởi lẽ, khi nguồn cung còn đang khan hiếm, nếu việc tổ chức nhập, tiêm vaccine thiếu minh bạch, việc nhập, phân phối, tiêm vaccine lại mang tính độc quyền, tiêm giá cao thì rất không ổn, dễ dẫn tới những rối loạn, bất ổn, gây khó khăn cho chính sách quản lý chung.
"Những lo ngại tiêu cực, nhập nhèm là có cơ sở. Chúng ta đã được chứng kiến những câu chuyện tiêu cực ngay từ những ngày đầu mùa dịch như tăng giá khẩu trang, tăng giá thiết bị, máy móc, chống dịch... Do đó, việc cho phép nhập khẩu, tổ chức tiêm vaccine dịch vụ vẫn khó tránh khỏi những lo ngại này nếu thiếu một cơ chế quản lý khoa học, minh bạch.
Nếu làm không khéo, tiêm vaccine dịch vụ lại trở thành dịch vụ kinh doanh kiếm lợi, những người có tiền nhiều thì được tiêm nhanh hơn, thuốc tốt hơn. Cuối cùng từ một đề xuất được cho là hợp lý lại trở thành bất cập, bức xúc", TS Đinh Thế Hiển chỉ rõ..
Cuối cùng, ông nhấn mạnh, với một chủ trương liên quan tới mạng sống của con người trong đại dịch, những quyết sách đưa ra đều phải cân nhắc rất kỹ.
TIN LIÊN QUAN
-
Doanh nhân Lê Viết Hải: Doanh nghiệp không thể trụ nổi với “3 tại chỗ”, nên tổ chức tiêm vaccine tương tự như bầu cử
-
Chân dung bà Lê Ngọc Chi – Tổng giám đốc công ty sản xuất vaccine của Vingroup
-
Vingroup gấp rút tìm kiếm nhân sự cho nhà máy sản xuất vaccine công nghệ Mỹ
-
Sân bay Đà Nẵng lên tiếng "phản ứng" về phân bổ vaccine phòng COVID-19
-
Sẽ có nhà máy vaccine quy mô hơn 100 triệu liều
-
Tin vui vaccine Việt Nam: Tính tới gia công thương mại
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Tour nước ngoài hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, giá tour trong nước và nước ngoài không chênh nhau nhiều, đó là những lý do khiến du lịch quốc tế trở thành...
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Bổ sung quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xổ số, casino
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
[Chùm ảnh] Toàn cảnh nơi được chọn đặt 18 khẩu pháo phục vụ Đại lễ 30/4
Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP HCM) đang được cải tạo một số vị trí để đặt 18 khẩu pháo phục vụ lễ 30/4.
Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
Theo chỉ số trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025, Việt Nam hiện xếp thứ 46 trong số hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Đây là thứ hạng cao...
Thông tư số 18/2025 về kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong chuỗi cung ứng
Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, cơ chế điều hành xăng dầu mới, có thể làm mềm hóa thị trường, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong chuỗi cung ứng, dự trữ, và điều hành giá...
Thị trường lao động đầu năm 2025: Nhu cầu tuyển dụng tăng 19% so với năm trước
Nhằm mang đến bức tranh tổng quan về thị trường lao động 2 tháng đầu năm 2025, Vieclam24 cho ra mắt "Tóm lược thị trường lao động Việt Nam đầu năm 2025" từ khảo sát...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 20/3
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 20/3/2025, giá xăng có khả năng đảo chiều...
Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu như thế nào từ ngày 2/5?
Bắt đầu từ ngày 2/5, Bộ Công Thương sẽ chính thức công bố giá cơ sở và giá bán xăng dầu, thay vì duy trì cơ chế điều hành giá xăng dầu thông qua tổ...
2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước tăng gần 26%
Mức thu này tăng 25,7% so cùng kỳ năm 2024, trong khi đó, lũy kế chi 2 tháng ước 293,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2%.
100% bệnh viện trên toàn quốc phải triển khai bệnh án điện tử
Đó là một trong những yêu cầu của Thủ tướng tại Chỉ thị số 07/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác...
3 lưu ý giúp người tiêu dùng phòng tránh lừa đảo khi mua sắm trực tuyến
Hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam, chiến dịch cộng đồng “An Tâm Vui Sắm” diễn ra từ ngày 15/3/2025 tới ngày 15/6/2025 nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, các...
UOB dự báo GDP Việt Nam tăng 7,1% vào quý I/2025
Ngân hàng UOB (Singapore) khẳng định, đang duy trì quan điểm lạc quan nhưng thận trọng về triển vọng kinh tế của Việt Nam. Dự báo, GDP quý 1/2025 đạt 7,1%. Đến năm 2026, tốc...
Phân cấp đầu tư công về địa phương để tạo động lực tăng trưởng dài hạn
Đây là nhận định của ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam về giải pháp thúc đẩu đầu tư công của quốc gia.
Xem nhiều




