Trung Quốc tung gói kích thích kinh tế quy mô lớn
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã tung ra một loạt chính sách hỗ trợ nền kinh tế khi các nhà hoạch định chính sách thực hiện động thái mạnh mẽ nhất từ trước đến nay để đạt được mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% trong năm 2024.
Tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào thứ Ba (ngày 24/9), Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Pan Gongsheng đã công bố cắt giảm số tiền mà các ngân hàng phải dự trữ, đưa mức này xuống mức thấp nhất kể từ năm 2020, cùng với đó là hạ lãi suất cơ bản. Đây là lần đầu tiên cả hai biện pháp đều bị cắt giảm trong cùng một ngày, trong ít nhất một thập kỷ qua, nhấn mạnh tính cấp bách về nhiệm vụ của ông Gongsheng.
Người đứng đầu ngân hàng trung ương cũng công bố một gói cứu trợ thị trường bất động sản đang gặp khó khăn của quốc gia này, bao gồm việc hạ lãi suất cho vay đối với các khoản thế chấp lên tới 5,3 nghìn tỷ USD và nới lỏng các quy định về mua nhà thứ hai. Ông Gongsheng cho biết thêm, Trung Quốc sẽ cho phép các quỹ và công ty môi giới tiếp cận các quỹ của PBOC để mua cổ phiếu.
Thị trường tài chính đã phản ứng thận trọng với gói kích thích này. Chỉ số CSI 300 tăng ngày thứ năm liên tiếp, tăng 0,5%, với khoảng 200 công ty trong nhóm chỉ số này tăng trong ngày. Thị trường hàng hóa tăng nhẹ và đồng nhân dân tệ không thay đổi nhiều so với đồng đô la Mỹ. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất là 2% lần đầu tiên trong lịch sử.
Trong khi các nhà kinh tế đồng tình rằng loạt chính sách của Pan đã vượt quá kỳ vọng, nhưng nhiều người lại đặt câu hỏi liệu các chính sách này có thể giải quyết được các vấn đề đang đeo bám nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này hay không, bao gồm nhu cầu tiêu dùng yếu đã thúc đẩy chuỗi giảm phát kéo dài nhất ở quốc gia này kể từ năm 1999.
"Thật khó để khẳng định giải pháp nào có thể giúp giải quyết mọi thứ", Ken Wong, chuyên gia đầu tư cổ phiếu châu Á tại Eastspring Investments Hong Kong cho biết. “Thật tốt khi có các biện pháp nới lỏng tiền tệ phù hợp, nhưng vẫn cần hành động nhiều hơn nữa để củng cố tăng trưởng quý IV”.
Trung Quốc đã cố gắng thúc đẩy nền kinh tế mà không cần dùng đến các gói kích thích bazooka (gói kích cầu quy mô lớn) của những năm trước, nhưng cho đến nay, những nỗ lực vẫn chưa ngăn chặn được sự suy thoái. Các nhà kinh tế tại các ngân hàng Phố Wall bao gồm JPMorgan Chase dự đoán Trung Quốc sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng trong năm nay.
Việc Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm 0,5% lớn hơn dự kiến vào tuần trước đã tạo điều kiện cho các ngân hàng trung ương khắp châu Á có thêm động lực để hành động. Động thái quyết đoán của ông Gongsheng nhằm tăng cường chính sách tiền tệ tạo tiền đề cho Bộ Tài chính công bố những nỗ lực của riêng mình nhằm thúc đẩy tăng trưởng, trong bối cảnh có những lời chỉ trích rằng hỗ trợ tài chính đang chậm lại.
"Còn quá xa mới trở thành một gói bazooka", nhà kinh tế trưởng của ANZ tại Trung Quốc Raymond Yeung nói về gói này. "Chúng tôi không chắc việc cắt giảm lãi suất thế chấp sẽ thúc đẩy sự phục hồi của bất động sản đến mức nào".
Gói cứu trợ bất động sản của Trung Quốc được công bố vào tháng 5 đã không thể đảo ngược tình trạng suy thoái bất động sản kéo dài nhiều năm đã gây thiệt hại khoảng 18 nghìn tỷ USD. Chỉ có 29 thành phố trong số 200 thành phố được yêu cầu hành động, hưởng ứng lời kêu gọi của Bắc Kinh nhằm giải cứu lượng bất động dư thừa. Giá nhà mới đã giảm mạnh nhất vào tháng trước kể từ tháng 7/2014.
Thống đốc ngân hàng trung ương đã đưa ra thông báo mới nhất tại cuộc họp báo cấp cao đầu tiên của ông kể từ tháng 3, ông bảo vệ mục tiêu tăng trưởng khoảng 5% của chính phủ, cùng với các quan chức kinh tế hàng đầu khác.
Người đứng đầu PBOC đã thể hiện cách tiếp cận chính sách minh bạch hơn trong năm nay, nhằm ổn định tâm lý thị trường. Pan đã sử dụng một cuộc họp báo tương tự vào tháng 1 để thông báo cắt giảm số tiền mà các ngân hàng phải dự trữ trước 2 tuần, khi các nhà chức trách cố gắng ngăn chặn sự tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán trị giá 6 nghìn tỷ USD.
"Việc nới lỏng chính sách tiền tệ diễn ra mạnh mẽ hơn dự kiến", Becky Liu, Giám đốc chiến lược vĩ mô Trung Quốc tại Standard Chartered cho biết. "Chúng tôi nhìn thấy dư địa nới lỏng mạnh mẽ hơn trong các quý tới, sau khi Fed cắt giảm lãi suất quá mức".
Thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp thu về 339 tỷ đồng
Trong 9 tháng đầu năm 2024, đã thực hiện thoái vốn nhà nước tại 5 doanh nghiệp (F1) và các Tập đoàn, Tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước đã thoái vốn tại 3 doanh nghiệp (F2).
TikTok bị kiện ở Mỹ vì “gây nghiện” cho trẻ em
TikTok phải đối mặt với các vụ kiện mới do 13 tiểu bang và quận Columbia tại Hoa Kỳ đệ đơn vào thứ Ba (8/10), cáo buộc nền tảng truyền thông xã hội...
Thành phố Hồ Chí Minh: Tập trung cao độ giải ngân vốn đầu tư công
Chiều 8/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị lần thứ 33 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI (mở rộng).
Tháo gỡ khó khăn, tạo nguồn lực phát triển thị trường bất động sản, nhà ở
Chiều 8/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản...
Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024 về hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn,...
Vì sao 14 doanh nghiệp tại TP HCM bị cưỡng chế dừng thủ tục hải quan?
Cục Hải quan TP HCM vừa ban hành quyết định cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với 14 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.
9 tháng đầu năm: CPI tăng 3,88%, lạm phát cơ bản tăng 2,69%
Tổng cục Thống kê cho biết, trong 9 tháng năm 2024, thị trường hàng hóa thế giới có nhiều biến động do ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia. Trong nước, giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát. Bình quân 9 tháng năm 2024, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm 2023; lạm phát cơ bản tăng 2,69%.
Quý III/2024: GDP tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước
Ngày 6/10, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê đã tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng đầu năm 2024.
Xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam giúp kinh tế tăng trưởng thêm gần 1%/năm
Theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dự án xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ đóng góp khoảng 0,97 điểm phần trăm/năm vào tăng trưởng GDP...
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư 6.061 tỷ đồng
Ngày 4/10, Bộ Tài chính công khai chi tiết tình hình trích lập, chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu của các thương nhân kinh doanh xăng dầu quý II/2024.
Doanh nghiệp bán xăng dầu sẽ được tự quyết định giá?
Dự thảo Nghị định đưa ra công thức giá bán xăng dầu để doanh nghiệp tự tính toán giá, quy định nhà nước công bố các yếu tố hình thành giá để doanh nghiệp...
Thêm doanh nghiệp FDI chuẩn bị đầu tư vào Quảng Ninh
Tính đến thời điểm tháng 9/2024, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Quảng Ninh năm 2024 đạt hơn 2 tỷ USD. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm...
Nghị định kinh doanh xăng dầu sẽ được xây dựng theo hướng thị trường
Chiều 2/10, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị trao đổi, thống nhất để hoàn thiện Dự thảo Nghị định thay thế các Nghị định về kinh doanh xăng dầu...
Thành phố Hồ Chí Minh: Giải ngân đầu tư công mới đạt 20%
Chiều 1/10, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên tham dự phiên họp kinh tế - xã hội thường kỳ tháng 9 và triển khai nhiệm vụ công tác...
Quy hoạch sân bay Biên Hòa đón 5 triệu hành khách vào năm 2050
Theo Quyết định số 1199 QĐ-BGTVT ngày 30 9 2024 do Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn ký, phạm vi nghiên cứu quy hoạch...
NIC: Hạt nhân thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam
NIC đã hoàn thành sứ mệnh là hạt nhân thúc đẩy phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam trong 5 năm qua, kết nối các doanh nghiệp, startup và nhà nghiên cứu.
Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 10
Một loạt những chính sách liên quan vấn đề kinh tế như: Điểm mới của định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng, Chế độ báo cáo...
ADB phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD cho Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi
Ngày 27/9, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã phê duyệt khoản viện trợ 2 triệu USD để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam cung cấp các dịch vụ cứu trợ khẩn cấp...
BRICS đẩy nhanh trao đổi năng lượng và chống đô la hóa
Các bộ trưởng năng lượng BRICS đang tập trung vào tương lai của thị trường năng lượng toàn cầu, nhấn mạnh đến việc phi đô la hóa thương mại, bất chấp những thách thức...