TS. Nguyễn Trí Hiếu: Giảm lãi suất cho vay có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, với tình hình hiện tại, khi các ngân hàng cần phải đẩy mạnh tín dụng và đáp ứng mục tiêu tín dụng tăng trưởng lên đến 16%, họ buộc phải tăng lãi suất huy động để có đủ vốn cho vay. Việc yêu cầu giảm lãi suất cho vay sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng về lâu dài có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng.
Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo mục tiêu GDP năm 2025 đạt từ 8% trở lên theo kết luận của Trung ương và các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo quan trọng đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Trong đó, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm túc các giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân tiếp cận nguồn vốn tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Theo đó, các ngân hàng phải thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tối ưu bộ máy quản lý để nâng cao hiệu quả vận hành. Đồng thời, cần thể hiện trách nhiệm xã hội bằng cách chia sẻ một phần lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn, phát triển sản xuất kinh doanh.
Theo các chuyên gia tài chính, việc giảm lãi suất sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay với chi phí thấp, từ đó thúc đẩy đầu tư và sản xuất. Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi sau đại dịch và đối mặt với những thách thức như lạm phát và giá cả tăng cao, việc giảm lãi suất được xem là một biện pháp quan trọng nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, việc giảm lãi suất không chỉ giúp giảm gánh nặng tài chính cho các doanh nghiệp, mà còn khuyến khích người dân chi tiêu nhiều hơn, đặc biệt là trong các lĩnh vực như bất động sản, tiêu dùng và đầu tư. Chính phủ kỳ vọng rằng, với chi phí vay thấp hơn, các doanh nghiệp sẽ dễ dàng mở rộng sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, mặc dù có lợi cho nền kinh tế và doanh nghiệp, việc giảm lãi suất lại mang đến không ít thách thức cho các tổ chức tín dụng. Các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ phải đối mặt với áp lực giảm biên độ lợi nhuận từ hoạt động cho vay, vì họ sẽ phải giảm lãi suất cho vay để phù hợp với yêu cầu của Chính phủ. Tuy nhiên, trong khi lãi suất cho vay giảm, lãi suất huy động vẫn có thể duy trì hoặc không giảm tương ứng, khiến các ngân hàng có thể gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng thương mại, nơi lợi nhuận chủ yếu đến từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Nếu chi phí huy động vốn vẫn giữ nguyên hoặc tăng, các ngân hàng có thể phải chịu áp lực tài chính lớn hơn. Hơn nữa, nếu các ngân hàng không thể giảm lãi suất huy động do áp lực từ việc duy trì nguồn vốn ổn định, họ có thể gặp khó khăn trong việc giảm lãi suất cho vay mà vẫn duy trì được lợi nhuận.
Một vấn đề khác là mức độ sẵn sàng của các ngân hàng trong việc cung cấp tín dụng. Trong trường hợp lãi suất giảm quá mạnh, các ngân hàng có thể trở nên thận trọng hơn trong việc cấp tín dụng, đặc biệt là khi đối mặt với rủi ro về nợ xấu. Điều này có thể dẫn đến tình trạng các ngân hàng siết chặt tín dụng, khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và hộ gia đình.
Trao đổi với phóng viên PetroTimes, chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, các ngân hàng không phải là những tổ chức từ thiện mà họ hoạt động với mục tiêu lợi nhuận, và lợi nhuận của họ thường dao động ở mức khoảng 3%. Vì vậy, dù Chính phủ mong muốn giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp, các ngân hàng vẫn phải dựa vào điều kiện kinh doanh và khả năng tài chính của mình để quyết định.
Cũng theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, trong những năm trước, đặc biệt là năm 2023, khi các ngân hàng có nguồn tiền dư thừa, việc giảm lãi suất là khả thi. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, khi các ngân hàng cần phải đẩy mạnh tín dụng và đáp ứng mục tiêu tín dụng tăng trưởng lên đến 16%, họ buộc phải tăng lãi suất huy động để có đủ vốn cho vay. Điều này khiến việc giảm lãi suất cho vay trở nên khó khăn với các ngân hàng.

Theo TS, Nguyễn Trí Hiếu, việc giảm lãi suất có thể có những tác động tích cực đối với nền kinh tế trong ngắn hạn. Theo TS. Hiếu, giảm lãi suất giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay, thúc đẩy sản xuất và đầu tư, đồng thời kích thích người dân chi tiêu nhiều hơn. Điều này có thể tạo ra một vòng quay kinh tế tích cực, khi tiêu dùng và đầu tư tăng trưởng, dẫn đến tăng trưởng GDP.
Tuy nhiên, trong dài hạn, nếu không kiểm soát chặt chẽ, chính sách giảm lãi suất có thể tạo ra một số rủi ro cho nền kinh tế. Cụ thể, việc duy trì lãi suất thấp trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng lạm phát nếu cung cầu không được cân bằng. Lạm phát có thể làm giảm sức mua của người dân, ảnh hưởng đến thu nhập thực tế và giảm khả năng chi tiêu. Hơn nữa, nếu các ngân hàng cung cấp quá nhiều tín dụng mà không có sự kiểm soát chặt chẽ, điều này có thể dẫn đến tình trạng nợ xấu và gây ra các vấn đề hệ thống tài chính.
Ngoài ra, nếu các ngân hàng không thể giảm lãi suất cho vay và huy động đồng thời, họ sẽ đối mặt với khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng tín dụng, và có thể làm giảm dòng tiền lưu thông trong nền kinh tế, ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất và tiêu dùng...
TIN LIÊN QUAN
-
Điểm tin ngân hàng ngày 26/2: Yêu cầu các tổ chức tín dụng ổn định lãi suất tiền gửi và giảm lãi suất cho vay
-
Điểm tin ngân hàng ngày 24/2: Không có cơ sở áp dụng Basel III từ năm 2026
-
Điểm tin ngân hàng tuần qua: Nhiều ngân hàng triển khai "lãi suất đặc biệt" lên tới 9%/năm
-
Điểm tin ngân hàng ngày 22/2: Ngân hàng đã bơm gần 600.000 tỷ đồng vào lĩnh vực bất động sản
Lọt Top 500 nhà băng có giá trị thương hiệu cao nhất thế giới 2025, Vietcombank làm ăn ra sao?
Vietcombank tăng 6 bậc trong bảng xếp hạng ngân hàng có giá trị thương hiệu cao nhất trên toàn cầu năm 2025. Trong năm 2024, ngân hàng này đạt lợi nhuận trước thuế ...
Vàng nhẫn áp sát 99 triệu đồng
Giá vàng đồng loạt tăng, theo đó, vàng SJC vượt ngưỡng 98 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tiến về mốc 99 triệu đồng/lượng.
Điểm tin ngân hàng ngày 26/3: SaiGonBank rao bán 4 bất động sản tại Hà Nội, giá từ hơn 1 tỷ đồng
Yêu cầu VDB tập trung thu hồi nợ vay, đặc biệt là nợ xấu kéo dài; Doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long phải vay ngoài để trả nợ ngân hàng; PGBank đặt mục...
Lãi suất tiền gửi đồng loạt giảm, khi nào lãi suất tiền vay giảm?
Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ ngày 25/2/2025 đến 18/3/2025, có 23 ngân hàng thương mại trong nước giảm lãi suất huy động (tức lãi suất tiền gửi) với mức giảm từ 0,1% đến...
Giá vàng tiếp tục giảm
Duy trì nhịp giảm liên tiếp 5 phiên, giá vàng SJC về ngưỡng 97,4 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn giảm về 98 triệu đồng/lượng trước lán sóng bán tháo vàng.
Nhận lãi gấp hàng chục lần nhờ công cụ "Super Sinh Lời" trên VPBank NEO
Với "Super Sinh Lời" vừa ra mắt, VPBank là ngân hàng đầu tiên đưa ra giải pháp sinh lời một cách tự động, linh hoạt khi tiền gốc và lãi được trả về tài khoản...
Điểm tin ngân hàng ngày 25/3: Giải pháp nâng cao hiệu quả vốn cho kinh tế tư nhân
Sau Tết, Ngân hàng bơm gần 164.000 tỷ đồng vào nền kinh tế; OCB đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng hơn 30% trong năm 2025; Nhóm có liên quan đến Beston tăng sở hữu...
Một ngân hàng giảm lãi suất lần thứ 4 trong tháng
Tính từ đầu tháng 3 đến nay, đã có 19 ngân hàng điều chỉnh lãi suất, trong đó có ngân hàng giảm lãi suất đến lần thứ 4.
Khai trương HDBank Ninh Hòa - điểm giao dịch thứ 376 của HDBank
Ngày 21/3/2025, HDBank chính thức khai trương Chi nhánh HDBank Ninh Hòa tại số 268 đường 2 tháng 4, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, đáp ứng nhu cầu tài chính...
Ngân hàng MB kinh doanh ra sao khi gia nhập nhóm có tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng?
Năm 2024, Ngân hàng TMCP Quân Đội MB (HOSE: MBB) gia nhập nhóm tài sản đạt 1,13 triệu tỷ đồng. Lợi nhuận đứng đầu nhóm ngân hàng cổ phần với hơn 28.829 tỷ đồng...
Ngân hàng NCB tiếp sức doanh nghiệp trong khu công nghiệp với ưu đãi vượt trội
Trong bối cảnh mô hình các khu công nghiệp (KCN) đang được chú trọng phát triển, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã kịp thời ra mắt giải pháp tài chính ưu việt, giúp các....
Điểm tin ngân hàng tuần qua: Ngân hàng nhà nước tăng giá bán USD lên trên 26.000 đồng
VietABank triển khai hệ thống ngân hàng hợp kênh; Dư nợ tín dụng cho kinh tế tư nhân đạt gần 7 triệu tỷ đồng; Dự báo các cổ phiếu ngân hàng tăng giá trên 30%...
Đề xuất gói lãi suất 0% hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
Để khuyến khích đầu tư vào đổi mới sáng tạo, đặc biệt là trong các lĩnh vực như AI và nền tảng công nghệ, ông Nguyễn Kim Hùng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Kim Nam...
Điểm tin ngân hàng ngày 22/3: FPTS muốn vay 1.750 tỷ đồng của ngân hàng VIB
Ngân hàng Nhà nước bổ nhiệm lãnh đạo mới tại chi nhánh Khu vực 13; MBbank bổ sung danh sách cổ đông sở hữu hơn 1% điều lệ; Ông Đỗ Anh Tú từ nhiệm tại...
Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?
Phát triển công nghệ là một trong những mũi nhọn của TCBS. Điều này thể hiện qua định hướng “WealthTech” của công ty, trong đó “Tech” có thể hiểu là áp dụng công nghệ vào...
Điểm tin ngân hàng ngày 21/3: Ngân hàng nào sẽ được nới room ngoại lên 49%?
Sau kiểm toán, lợi nhuận trước thuế của OCB đạt 4.006 tỷ đồng; Cổ phiếu TPBank giảm sâu với thanh khoản cao đột biến; CBA rút vốn khỏi VIB sau 15 năm gắn bó;...
Giữa "cơn sốt" giá vàng, Tổng giám đốc PNJ kiến nghị giải pháp gỡ khó cho ngành vàng
Ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ), kiến nghị cần có sự phân tách rõ ràng giữa vàng trang sức và vàng miếng, dù cùng là vàng nguyên liệu nhưng tính chất và mục đích sử dụng là khác nhau.
Agribank triển khai “Tủ sách cộng đồng” - Chia sẻ tri thức, lan tỏa giá trị nhân văn
Nhân kỷ niệm 37 năm thành lập Agribank (26/3/1988-26/3/2025), tiến tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ Agribank lần thứ XI và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng...
FED giữ nguyên lãi suất lần thứ 2 liên tiếp
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ nguyên lãi suất vào thứ Tư (19/3) khi các quan chức ngân hàng trung ương cân nhắc tác động từ chương trình nghị sự kinh tế...
Xem nhiều




